I.Mục tiêu bài học
Qua bài này, học sinh phải:
Biết được những yêu cầu kỹ thuật của việc xây dựng vườn ươm cây ăn quả
Hiểu được đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật của các phương pháp nhân giống cây ăn quả.
Làm được một số phương pháp nhân giống cây ăn quả
Yêu thích công việc thiết kế vườn ươm và nhân giống cây ăn quả
II.Chuẩn bị
1.Giáo viên
Nội dung bài học và kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học
Hình 4,5,6,7,8.SGK và bảng 3.SGk
Một số sơ đồ cần thiết.
2.Học sinh
Học thuộc bài 2
Nghiên cứu trước bài 3
III.Các hoạt động dạy - học
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (6’)
a. Phân tích các yêu cầu kỹ thuật khi tiến hành chăm sóc cây ăn quả
b. Khi thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm của cây ăn quả cần lưu ý điều gì?
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 29/06/2022 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Trồng cây ăn quả - Bài 3: Các phương pháp nhân giống cây ăn quả - Nguyễn Quốc Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Ngày soạn 10/9/2008
Tiết 5 Ngày dạy 16/9/2008
Bài 3
CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY ĂN QUẢ
@&?
I.Mục tiêu bài học
Qua bài này, học sinh phải:
Biết được những yêu cầu kỹ thuật của việc xây dựng vườn ươm cây ăn quả
Hiểu được đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật của các phương pháp nhân giống cây ăn quả.
Làm được một số phương pháp nhân giống cây ăn quả
Yêu thích công việc thiết kế vườn ươm và nhân giống cây ăn quả
II.Chuẩn bị
1.Giáo viên
Nội dung bài học và kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học
Hình 4,5,6,7,8.SGK và bảng 3.SGk
Một số sơ đồ cần thiết.
2.Học sinh
Học thuộc bài 2
Nghiên cứu trước bài 3
III.Các hoạt động dạy - học
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (6’)
Phân tích các yêu cầu kỹ thuật khi tiến hành chăm sóc cây ăn quả
Khi thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm của cây ăn quả cần lưu ý điều gì?
Giới thiệu bài mới (3’)
Muốn phát triển nghề trồng cây ăn quả nhanh, đạt hiệu quả kinh tế cao phải có nhiều giống tốt, khoẻ mạnh, sạch bệnh, chất lượng cao.Muốn vậy cần phải coi trọng khâu thiết kế vườn ươm và nhân giống cây ăn quả. Bài học hôm nay chúng ta cùng thiết kế vườn ươm và nhân giống cây trồng bằng hạt.
Các hoạt động dạy - học
TG
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
15’
I.Xây dựng vườn ươm cây ăn quả
1.Chọn địa điểm
-Gần vườn trồng, gần nơi tiêu thụ và thuận tiện cho việc vận chuyển.
-Gần nguồn nước tưới.
-Đất phì nhiêu, dễ thoát nước, thành phần cơ giới trung bình
2.Thiết kế vườn ươm.
-Khu cây giống
-Khu nhân giống
-Khu luân canh
HĐ1. Tìm hiểu về xây dựng vườn ươm cây ăn quả
Giới thiệu : để nhân giống cây có hiệu quả, bắt buộc chúng ta cần phải xây dựng vườn ươm cây ăn quả thật khoa học.
Bước đầu tiên là phải chọn được địa điểm hợp lý.
Theo em phải chọn địa điểm như thế nào mới gọi là hợp lý.
Có được địa điểm hợp lý ta sẽ tiến hành quy hoạch thiết kế vườn ươm.
Treo sơ đồ vườn ươm cây ăn quả
CH: Theo em, để có một khu vườn ươm thật lý tưởng, chúng ta cần phải thiết kế như thế nào?
Dẫn dắt học sinh dần hình thành các khu theo như sơ đồ, giải thích rõ nhiệm vụ mỗi khu.
Dựa vào kinh nghịêm thực tế kết hợp với SGK trả lời hoàn chỉnh.
TL: Cần phải có những khu riêng biệt, mỗi khu có nhiệm vụ riêng, cần có khu chứa cây mẹ và cây con riêng, khu nhân giống và ra ngôi gốc ghép, cành chiết riêng, khu đất để phục hồi sau mỗi vụ nhân giống.
5’
5’
5’
II.Các phương pháp nhân giống cây ăn quả.
1.Phương pháp nhân giống hữu tính bằng hạt
2.Phương pháp nhân giống vô tính
a.Chiết cành
b.Giâm cành
HĐ2. Tìm hiểu các phương pháp nhân giống
CH: có những phương pháp nhân giống nào?
CH: Thế nào là nhân giống hữu tính?
CH: Em hãy nêu ưu nhược điểm của phương pháp nhân giống này?
CH: Để đạt hiệu quả cao trong nhân giống bằng hạt cần chú ý đến vấn đề gì?
Câu hỏi mở rộng: gieo hạt thường áp dụng trong những trường hợp nào?
Câu hỏi chuyển tiếp: ngoài phương pháp nhân giống hữu tính bằng hạt, ta còn phương pháp nhân giống nào nữa?
Qua câu trả lời của HS, nêu lên phương pháp nhân giống vô tính. Đầu tiên tìm hiểu về phương pháp chiết cành
Đưa một cành cây đã chuẩn bị sẵn, yêu câu một HS nêu cách chiết.
Chỉnh sửa câu trả lời của HS và nêu lên quy trình chiết cụ thể.
Cho HS hiểu rõ:
CH: Thời vụ chiết cành lúc nào là tốt nhất?
CH: Chiết cành có những ưu nhược điểm gì?
Tiếp theo giới thiệu cho HS về phương pháp giâm cành.
CH: Dựa vào kinh nghiệm thực tế, em hãy giới thiệu khái quát về phương pháp giâm cành?
Giới thiệu cho HS biết khi tiến hành giâm cành cần lưu ý những vấn đề gì.
CH: Em hãy nêu ưu nhược điểm của phương pháp giâm cành?
TL: Cần trả lời được tên các phương pháp: gieo hạt, giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô, tách chồi
Hệ thống lại thành hai phương pháp cơ bản đó là nhân giống hữu tính và nhân giống vô tính.
TL: Nhân giống hữu tính là cho hạt phấn của hoa đực và noãn của hoa cái thụ phấn với nhau, đem hạt gieo để lấy cây con.
TL: Ưu điểm: nhân giống với số lượng nhiều trong thời gian ngắn, cây sống lâu, đơn giản, dễ làm, chi phí thấp.
Nhược điểm: khó giữ đặc tính cây mẹ, cây lâu ra hoa, quả.
TL: Đòi hỏi một số kỹ thuật khi lấy hạt, gieo trồng, chăm sóc, thời vụ.
TL: Cần trả lời được những vấn đề sau:
Gieo hạt lấy cây làm gốc ghép
Không có phương pháp nhân giống khác thay thế.
Chọn lọc giống cây tốt.
Theo hiểu biết của mình, nêu lên cách chiết cành.
HS dưới sự hướng dẫn của GV, phải nêu lên được:
Nên chiết cành vào đầu mùa mưa là tốt nhất.
Ưu điểm của chiết cành là: giữ được đặc tính của cây mẹ, mau ra hoa, quả, mau cho cây giống.
Nhược điểm: nhân giống với số lượng thấp, cây mau già cỗi, tốn thời gian.
HS chỉ cần giới thiệu được: chọn cành khoẻ, cắt ra thành từng đoạn 7 – 10 cm, nhúng vào thuốc kích thích ra rễ, đem giâm .
Qua những điều cần lưu ý khi giam cành, HS có thể phát biểu được những nội dung sau:
Ưu điểm: giữ được đặc tính cây mẹ, mau ra hoa, quả, hệ số nhân giống cao.
Nhược điểm: yêu cầu kỹ thuật cao, đòi hỏi cần phải có nhà giâm.
IV.Tổng kết bài học – Đánh giá – Dặn dò (5’)
A.Tổng kết bài học
Hoàn thành các yêu cầu sau
Học sinh đọc “Ghi nhớ”
Trả lời các câu hỏi sau:
Khi tiến hành nhân giống cây ăn quả, cần chọn vườn ươm như thế nào?
Trình bày ưu nhược điểm của phương pháp gieo hạt; chiết cành; giâm cành?
B.Đánh giá
C.Công việc về nhà
Học bài 3
Nghiên cứu trước các phương pháp ghép, nêu được ưu nhược điểm của mỗi phương pháp.
Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_9_trong_cay_an_qua_bai_3_cac_phuong_ph.doc