Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Trồng cây ăn quả - Bài 4: Thực hành giâm cành (Tiết 1) - Nguyễn Quốc Việt

I.Mục tiêu bài học

Qua bài này, học sinh phải:

 Biết cách giâm cành đúng thao tác, đúng kỹ thuật

 Làm được và đúng các thao tác của quy trình giâm cành

 Có ý thức giữ kỷ luật,an toàn lao động, vệ sinh, có hứng thú nhân giống cây ăn quả

II.Chuẩn bị

1.Giáo viên

 Nội dung bài học và kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học

 Các vật liệu dụng cụ thực hành

 Dao nhỏ, sắc, kéo cắt cành

 Khay nhựa, đất bột mịn

 Bình tưới

 Cành chanh vônka

 Túi bầu PE có kích thước 9X15

 Thuốc kích thích ra rễ

 Quy trình thực hành

 Phóng to các hình 10a,b,c,d trong SGK

2.Học sinh

 Học thuộc bài 1,2,3

 Nghiên cứu trước bài 4

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 29/06/2022 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Trồng cây ăn quả - Bài 4: Thực hành giâm cành (Tiết 1) - Nguyễn Quốc Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 Ngày soạn 23/9/2008 Tiết 7 Ngày dạy 30/9/2008 Bài 4 THỰC HÀNH GIÂM CÀNH (TIẾT 1) @&? I.Mục tiêu bài học Qua bài này, học sinh phải: Biết cách giâm cành đúng thao tác, đúng kỹ thuật Làm được và đúng các thao tác của quy trình giâm cành Có ý thức giữ kỷ luật,an toàn lao động, vệ sinh, có hứng thú nhân giống cây ăn quả II.Chuẩn bị 1.Giáo viên Nội dung bài học và kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học Các vật liệu dụng cụ thực hành Dao nhỏ, sắc, kéo cắt cành Khay nhựa, đất bột mịn Bình tưới Cành chanh vônka Túi bầu PE có kích thước 9X15 Thuốc kích thích ra rễ Quy trình thực hành Phóng to các hình 10a,b,c,d trong SGK 2.Học sinh Học thuộc bài 1,2,3 Nghiên cứu trước bài 4 III.Các hoạt động dạy - học Ổn định lớp (1’) Kiểm tra bài cũ (7’) Ghép là gì? Có những cách ghép nào? Nêu ưu nhược điểm của phương pháp ghép? Giới thiệu bài mới (3’) Nhân giống hữu tính hiện nay được áp dụng khá phổ biến, để hiểu rõ hơn chúng ta cùng nghiên cứu kỹ thuật và thao tác giâm cành. Các hoạt động dạy - học TG NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 6’ 5’ 4’ 9’ I.Quy trình thực hành giâm cành Bước 1. Cắt cành giâm Bước 2. Xử lý cành giâm Bước 3. Cắm cành giâm Bước 4. Chăm sóc cành giâm HĐ1. Tìm hiểu về quy trình thực hành giâm cành Giới thiệu: để tiến hành nhân giống vô tính bằng cách giâm cành, cần xét đến đặc điểm sinh học của cành đem giâm, một số loại cành giâm ra rễ nhưng có một số loại cành giâm không ra rễ. Hiện nay nhân giống bằng phương pháp giâm cành áp dụng phổ biến cho giống chanh vônka. Để tiến hành giâm cành được tốt, cần lựa chọn cành và thời vụ giâm cành thích hợp. CH: Theo em, chúng ta phải lựa chọn như thế nào? Treo các hình 10a,b,c,d.SGK CH: Em hãy cho biết giâm cành tiến hành qua những bước nào? Treo sơ đồ quy trình thực hành Thực hành mẫu cho HS xem cách cắt cành giâm. CH: Cành giâm được cắt như thế nào? CH: Tại sao cần cắt bớt phiến lá khi giâm? CH: Khi giâm, chúng ta nên bỏ đoạn sát thân cây mẹ và phần ngọn.Tại sao phải loại bỏ? Giới thiệu: Sau khi cắt được cành giâm chúng ta sẽ xử lý cành giâm bằng thuốc kích thích ra rễ. CH: Theo em, chúng ta cần lưu ý điều gì khi tiến hành xử lý cành giâm? Giới thiệu: Chúng ta có thể cắm cành vào luống đất hoặc cắm trực tiếp vào bầu. GV cắm mẫu cho các em xem. CH: Khi tiến hành cắm cành giâm, cần phải cắm như thế nào cho hợp lý? CH: Sau khi cắm cành, chúng ta cần phải chăm sóc chu đáo. Theo em, chăm sóc tốt cho cành giâm cần làm những công việc gì? Tại sao? Giới thiệu: sau khi giâm khoảng 15 ngày, nếu thấy cành lá còn xanh, lá không rụng rễ mọc nhiều, ra dài và hơi ngả vàng thì chuyển ra vườn ươm hoặc đưa vào bầu đất để tiếp tục chăm sóc. Sau đó có thể đem trồng hoặc để làm gốc ghép. Cần trả lời được các ý sau: Chọn cành non 1-2 năm tuổi, cành khoẻ, không sâu bệnh hại, chưa ra hoa, quả Giâm cành ở miền Nam tốt nhất vào đầu mùa mưa. TL: Gồm 4 bước: Bước 1. Cắt cành giâm Bước 2. Xử lý cành giâm Bước 3. Cắm cành giâm Bước 4. Chăm sóc cành giâm TL: Cắt vát từng đoạn cành có chiều dài 5-7cm, đường kính 0,5cm, mỗi đoạn có 2-4 phiến lá, cắt bớt phiến lá. TL: Hạn chế bốc thoát hơi nước, hạn chế các cành va chạm nhau và không bị ngã khi được chăm sóc. TL:Cành sát thân cây mẹ thường già và không có lá, đoạn ngọn lại quá non Cần nói được các vấn đề sau: Chỉ nhúng gốc cành Thời gian nhúng phụ thuộc vào nông độ chất kích thích ra rễ Vẫy khô đoạn cành trước khi cắm Giải thích được tại sao phải làm như vậy. TL: Cần cắm với mật độ thích hợp 5x5 hoặc 10x10 với độ sâu 3-5 cm nếu cắm vào luống, hoặc nếu cắm vào bầu thì mỗi bầu là 1 cành. Phải trả lời được các ý sau: Cần phải làm giàn che nắng che mưa cho cành nhằm đảm bảo không quá nắng hoặc quá ẩm ướt để cành không bị khô hoặc thối do ngập úng Tưới phun sương nhằm hạn chế lá tiếp xúc với những giọt nước mạnh làm cành lắc lư gây đứt rễ. Phun thuốc trừ nấm bệnh và vi khuẩn. 5’ HĐ3. Phân nhóm thực hành Chia lớp thành 4 nhóm Cử nhóm trưởng và thư ký Phân công nhiệm vụ cho trưởng nhóm và thư ký cùng các thành viên Nhóm trưởng điều động thành viên trong nhóm chuẩn bị vật liệu, dụng cụ thực hành IV.Tổng kết bài học – Đánh giá – Dặn dò (5’) A.Tổng kết bài học Hoàn thành các yêu cầu sau Học sinh đọc lại quy trình thực hành Khi giâm cành cần lưu ý điều gì? Trả lời được các nội dung sau: Cắt cành giâm dài 5-7cm, đường kính 0,5cm, cắt bớt phiến lá. Nhúng gốc cành sâu1-2cm, thời gian phụ thuộc nồng độ thuốc, thông thường 5-10 giây Cắm vào bầu đất hoặc vào luống với mật độ hợp lý:5x5 hoặc 10x10cm Tưới nước phun sương, có giàn che, phun thuốc trừ nấm, vi khuẩn. B.Đánh giá C.Công việc về nhà Học bài 4 Chuẩn bị đầy đủ những vật liệu dụng cụ sau: Mỗi HS chuẩn bị: 1 Dao nhỏ, sắc 1 Đoạn cành chanh vônka hoặc bông giấy 3 bầu đất trộn sẵn, có thể thay thế bằng mụn dừa Lớp chuẩn bị 1 Lọ thuốc kích thích ra rễ Nhóm chuẩn bị 1 khay đất (có thể dùng mục dừa thay thế đất) 1 bình tưới phun sương dạng nhỏ Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_trong_cay_an_qua_bai_4_thuc_hanh_gia.doc
Giáo án liên quan