Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Trồng cây ăn quả - Bài 6: Thực hành ghép

I/ MỤC TIÊU:

Dạy xong bài này GV cần làm cho HS đạt được:

- Biết cách ghép được cây ăn quả bằng kiểu ghép đoạn cành, ghép mắt nhỏ có gỗ, ghép chữ T theo đúng qui trình và đạt yêu cầu kĩ thuật.

- Có ý thức kỉ luật, trật tự, vệ sinh, an toàn lao động trong và sau khi thực hành.

II/ CHUẨN BỊ:

- Tranh vẽ về về qui trình ghép.

- Cây làm gốc ghép: chuẩn bị gieo từ trước các cây như bưởi, chôm chôm, chanh có đường kính tứ 0,5 - 1cm. - Cành để lấy mắt ghép: ở các cây có giống tốt.

- Dây nilon để buộc. Dao sắc, kéo cắt cành, các chậu dựng đất.

III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HS:

 1/ Kiểm tra bài cũ: kiểm tra các kiến thức về ghép cây.

 2/ Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài thực hành

GV nêu mục tiêu của bài học và yêu cầu cần đạt: làm được các thao tác kĩ thuật trong việc ghép cây ăn quả.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về các bước thực hiện phương pháp ghép

Các yêu cầu khi ghép:

- Chọn cành ghép, mắt ghép ở trên cây mẹ có năng suất cao, ổn định, chất lượng tốt. Mắt ghép được lấy trên cành có đường kính 4-10mm, ở giữa tầng tán cây vươn ra ánh sáng, có từ 4-6 tháng tuổi.

- Chọn cây gốc ghép được gieo từ hạt của các cây có cùng họ với cành ghép, là giống địa phương có ưu điểm: khả năng thích ứng cao, bộ rễ khoẻ, chống chịu sâu bệnh.

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 29/06/2022 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Trồng cây ăn quả - Bài 6: Thực hành ghép, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Tiết 11 Bài 6: THỰC HÀNH GHÉP I/ MỤC TIÊU: Dạy xong bài này GV cần làm cho HS đạt được: Biết cách ghép được cây ăn quả bằng kiểu ghép đoạn cành, ghép mắt nhỏ có gỗ, ghép chữ T theo đúng qui trình và đạt yêu cầu kĩ thuật. Có ý thức kỉ luật, trật tự, vệ sinh, an toàn lao động trong và sau khi thực hành. II/ CHUẨN BỊ: Tranh vẽ về về qui trình ghép. Cây làm gốc ghép: chuẩn bị gieo từ trước các cây như bưởi, chôm chôm, chanh có đường kính tứ 0,5 - 1cm. - Cành để lấy mắt ghép: ở các cây có giống tốt. Dây nilon để buộc. Dao sắc, kéo cắt cành, các chậu dựng đất. III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HS: 1/ Kiểm tra bài cũ: kiểm tra các kiến thức về ghép cây. 2/ Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài thực hành GV nêu mục tiêu của bài học và yêu cầu cần đạt: làm được các thao tác kĩ thuật trong việc ghép cây ăn quả. Hoạt động 2: Tìm hiểu về các bước thực hiện phương pháp ghép Các yêu cầu khi ghép: Chọn cành ghép, mắt ghép ở trên cây mẹ có năng suất cao, ổn định, chất lượng tốt. Mắt ghép được lấy trên cành có đường kính 4-10mm, ở giữa tầng tán cây vươn ra ánh sáng, có từ 4-6 tháng tuổi. Chọn cây gốc ghép được gieo từ hạt của các cây có cùng họ với cành ghép, là giống địa phương có ưu điểm: khả năng thích ứng cao, bộ rễ khoẻ, chống chịu sâu bệnh. Qui trình thực hành ghép đoạn cành: Bước 1: Chọn và cắt cành ghép(hình 12.a): - Chọn cành bánh tẻ ( không non hay quá già); có lá; mầm ngủ to; không sâu bệnh; ở giữa tầng tán cây. Đường kính của cành ghép phải tương đương với gốc ghép. - Cắt vát đầu gốc của cành ghép ( có 2-3 mầm ngủ) một vết cắt dài 1,5-2cm. Bước 2: Chọn vị trí ghép và cắt gốc ghép (h12.b): Chọn vị trí ghép trên thân gốc ghép, cách mặt đất 10-15cm. - Cắt các cành phụ, gai ở gốc ghép và ngọn gốc ghép. - Cắt vát gốc ghép tương tự như ở cành ghép bằng dao bén. Bước 3: Ghép đoạn cành (h12.c) - Đặt cành ghép lên gốc ghép sao cho chồng khít lên nhau. - Buộc dây nilon cố định vết ghép. - Chụp kín vết ghép và đầu cành bằng túi PE trong. Bước 4: Kiểm tra sau khi ghép: Sau khi ghép 30 - 35 ngày, mở dây buộc kiểm tra, nếu thấy vết ghép liền nhau và đoạn cành ghép xanh tươi là được. Qui trình thực hành ghép mắt: Bước 1: Chọn vị trí và tạo miệng ghép(hình 13.a): Chọn vị trí ghép trên thân gốc, cách mặt đất 15-20cm. Cắt một lát hình lưỡi gà từ trên xuống dài 1,5-2cm, có độ dày gỗ bằng 1/5 đường kính gốc ghép; sau đó cắt 1 lát ngang bên dưới để tạo miệng ghép. Bước 2: cắt mắt ghép(h13.b): Cắt 1 miếng vỏ cùng một lớp gỗ mỏng trên cành ghép, có mầm ngủ, tương dương trên miệng ghép. Bước 3: Ghép mắt (h13.c) Đặt mắt ghép vào miệng mở ở gốc ghép. Quấn dây nilon cố định mắt ghép. Quấn từ dưới lên. Quấn không đè lên mầm ngủ và cuống lá. Bước 4: Kiểm tra sau khi ghép: Sau khi ghép 10 - 15 ngày, nếu thấy vết ghép liền nhau và đoạn cành ghép xanh tươi là được. Sau 18 - 30 ngày mở dây buộc, cắt ngọn gốc ghép trên mắt ghép khoảng 1,5 - 2cm. Qui trình thực hành ghép chữ T: Bước 1: Chọn vị trí ghép và tạo miệng ghép (h14.a): - Chọn chỗ thân thẳng nhẳn, cách mặt đất 15 - 20cm. - Dùng dao sắc rạch 1 đường ngang dài 1cm, rồi rạch tiếp 1 đường vuông góc với đường vừa rạch, dài 2cm ở giữ, tạo thành chữ T, dùng mũi dao tách vỏ theo chiều dọc chữ T, mở cửa vừa đủ để đưa mắt ghép vào. Bước 2: Cắt mắt ghép (h14.b): Cắt 1 miếng vỏ hình thoi dài 1,5-2cm có một ít gỗ và mầm ngũ. Bước 3: Ghép mắt (h14.c) - Gài mắt ghép vào khe chữ T đã mở trên gốc ghép rồi đẩy nhẹ cuống lá trên mắt ghép xuống cho chặt. - Quấn dây nilon cố định vết ghép, cách quấn từ dưới lên để tránh mưa rơi vào chỗ ghép. Dây quấn không đè lên lá và mắt ghép. Bước 4: Kiểm tra sau khi ghép: Sau khi ghép 15 - 20 ngày, mở dây buộc kiểm tra, nếu thấy mắt ghép xanh tươi là được. Tháo dây buộc được 7 -10 ngày thì cắt phần ngọn của gốc ghép ở phía trên mắt ghép khoảng 1,5-2cm. Tuần 12 Tiết 12 Bài 6: THỰC HÀNH GHÉP - GHÉP ĐOẠN CÀNH -GHÉP MẮT VÀ GHÉP CHỮ T I/ MỤC TIÊU: Dạy xong bài này GV cần làm cho HS đạt được: Biết cách ghép được cây ăn quả bằng kiểu ghép đoạn cành, ghép mắt nhỏ có gỗ, ghép chữ T theo đúng qui trình và đạt yêu cầu kĩ thuật. Có ý thức kỉ luật, trật tự, vệ sinh, an toàn lao động trong và sau khi thực hành. II/ CHUẨN BỊ: Tranh vẽ về về qui trình ghép. Cây làm gốc ghép: chuẩn bị gieo từ trước các cây như bưởi, chôm chôm, chanh có đường kính tứ 0,5 - 1cm. Cành để lấy mắt ghép: ở các cây có giống tốt. Dây nilon để buộc. Dao sắc, kéo cắt cành, các chậu dựng đất. III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HS: 1/ Kiểm tra bài cũ: kiểm tra các kiến thức về ghép cây. 2/ Bài mới: Hoạt động 1: Tổ chức thực hành + GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS như: Cây hay cành ghép. Khay hay chậu đất, dao bén, kéo cắt cành. Bình tưới dây nilon. + Phân chia nhóm và nơi thực hành cho từng nhóm. + Phân công giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. Có thể bố trí cho mỗi nhóm ghép một loại cành để so sánh. Hoạt động 2: Thực hành ghép đoạn cành + GV giới thiệu và làm mẫu từng bước qui trình ghép đoạn cành. + Giải thích rõ các yêu cầu kĩ thuật của từng bước trong qui trình và áp dụng cho từng loại cây. + GV yêu cầu 1-2 HS nhắc lại qui trình ghép đoạn cành theo tiết trước. + Tổ chức cho HS thực hành từng nhóm. Tiến hành thực hành theo các bước. GV theo dõi và uốn nắn sai sót nếu có. Kết thúc giờ thực hành, GV hướng dẫn HS thu dọn vật liệu, dụng cụ, làm vệ sinh. Hoạt động 3: Tổ chức thực hành ghép mắt và ghép chữ T + GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS như: Cây hay cành ghép. Khay hay chậu đất, dao bén, kéo cắt cành. Bình tướinilon. + Phân chia nhóm và nơi thực hành cho từng nhóm. + Phân công giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. Có thể bố trí cho mỗi nhóm ghép mỗi cách. + Tiến hành ghép trong khay hay chậu đất. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả + HS tự đánh giá kết quả theo tiêu chí: Sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu. Thực hiện đúng qui trình. Thời gian hoàn thành. Số lượng cành ghép An toàn và vệ sinh trong thực hành. + GV cho từng nhóm đánh giá chéo theo tiêu chí trên. + GV nhận xét chung về giờ học của lớp; nêu ưu, nhược từng nhóm, sau đó cho điểm dựa theo các tiêu chí trên. Hoạt động 5: Củng cố và dặn dò Nhắc nhở HS đọc nội dung và chuẩn bị dụng cụ, vật liệu cho bài 7. Thực hành - kĩ thuật trồng cây ăn quả có múi.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_trong_cay_an_qua_bai_6_thuc_hanh_ghe.doc
Giáo án liên quan