I.Mục tiêu bài học
Qua bài này, học sinh phải:
Biết được giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế, giá trị y học và ý nghĩa bảo vệ môi trường của cây nhãn
Nắm được đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn
Hiểu được các biện pháp kỹ thuật trong việc gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến
Có thái độ học tập nghiêm túc, ý thức bảo vệ môi trường trong sản xuất
II.Chuẩn bị
1.Giáo viên
Nội dung bài học và kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học
Phóng to hình 17.Hoa nhãn, hình 18. Một số giống nhãn, bảng 5.Kích thước và khối lượng phân bón.
2.Học sinh
Nghiên cứu trước bài 8, chuẩn bị mẫu vật hoa nhãn và một số quả nhãn (nếu có)
III.Các hoạt động dạy - học
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (6’)
a. Trình bày giá trị của cây có múi? Cây có múi có đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh như thế nào?
b. Trình bày kỹ thuật trồng và chăm sóc cây có múi?
3. Giới thiệu bài mới (3’)
Em hãy giới thiệu về một vài giống nhãn mà em biết?
Cây nhãn có nhiều giá trị trong đời sống chúng ta, để tìm hiểu về các giá trị đó, tìm hiểu về đặc điểm và kĩ thuật trồng, chăm sóc cây nhãn, chúng ta cùng nghiên cứu bài 8. Kỹ thuật trồng cây nhãn.
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 29/06/2022 | Lượt xem: 598 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Trồng cây ăn quả - Bài 8: Kỹ thuật trồng cây nhãn - Nguyễn Quốc Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Ngày soạn 19/11/2008
Tiết 15 Ngày dạy 25/11/2008
Bài 8
KỸ THUẬT TRỒNG CÂY NHÃN
@&?
I.Mục tiêu bài học
Qua bài này, học sinh phải:
Biết được giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế, giá trị y học và ý nghĩa bảo vệ môi trường của cây nhãn
Nắm được đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn
Hiểu được các biện pháp kỹ thuật trong việc gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến
Có thái độ học tập nghiêm túc, ý thức bảo vệ môi trường trong sản xuất
II.Chuẩn bị
1.Giáo viên
Nội dung bài học và kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học
Phóng to hình 17.Hoa nhãn, hình 18. Một số giống nhãn, bảng 5.Kích thước và khối lượng phân bón.
2.Học sinh
Nghiên cứu trước bài 8, chuẩn bị mẫu vật hoa nhãn và một số quả nhãn (nếu có)
III.Các hoạt động dạy - học
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (6’)
Trình bày giá trị của cây có múi? Cây có múi có đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh như thế nào?
Trình bày kỹ thuật trồng và chăm sóc cây có múi?
Giới thiệu bài mới (3’)
Em hãy giới thiệu về một vài giống nhãn mà em biết?
Cây nhãn có nhiều giá trị trong đời sống chúng ta, để tìm hiểu về các giá trị đó, tìm hiểu về đặc điểm và kĩ thuật trồng, chăm sóc cây nhãn, chúng ta cùng nghiên cứu bài 8. Kỹ thuật trồng cây nhãn.
Các hoạt động dạy - học
TG
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
5’
I.Giá trị
Dinh dưỡng
Kinh tế
Y học
Bảo vệ môi trường
HĐ1. Tìm hiểu về giá trị của cây có nhãn
Treo sơ đồ sau
Giá trị
Dinh dưỡng
Y học
Bảo vệ môi trường
Kinh tế
Em hãy cho biết cây nhãn có những giá trị dinh dưỡng nào?
Kể tên một số giống nhãn bán có giá cao?
Ví dụ về một vài công dụng làm thuốc của cây nhãn?
Cây nhãn có khả năng bảo vệ môi trường như thế nào?
Qua các câu trả lời của HS, giáo dục cho HS ý thức bảo vệ môi trường sinh thái bằng cách trồng những loại cây xanh thích hợp.
Cây nhãn chứa nhiều nước, đường, axit hữu cơ, vitamin và chất khoáng
Ở miền Nam chủ yếu có nhãn tiêu xuồng bán có giá.
HS trả lời tự do
Cây nhãn cũng là cây xanh nên có tác dụng chống lũ lụt, xói mòn, điều hoà, làm sạch môi trường không khí.
6’
II.Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh 1.Đặc điểm thực vật
- Thuộc họ Bồ hòn
- Rễ cọc, có nhiều rễ con phân bố xung quanh hình chiếu tán cây
- Hoa mọc thành từng chùm ở ngọn và nách lá. Có 3 loại hoa:hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính.
2.Yêu cầu ngoại cảnh
-Nhiệt độ thích hợp 21-270C
Không ưa ánh sáng mạnh
Độ ẩm không khí 70-80%
Lượng mưa 1200 mm
Thích hợp nhất là đất phù sa
HĐ2. Tìm hiểu về đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn
Giới thiệu Cây nhãn thuộc Họ Bồ hòn
Rễ nhãn có đặc điểm gì?
Hoa nhãn có đặc điểm gì?
Cây ăn qủa có múi
Nhiệt độ
Ánh sáng
Đất
Độ ẩm
Lượng mưa
Treo sơ đồ sau
Cây nhãn cần những yêu cầu ngoại cảnh nào?
Rễ cọc ăn sâu vào đất, có rễ con phân bố xung quanh hình chiếu tán cây.
Hoa mọc ở đầu cành và nách lá, có 3 loại hoa: hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính
HS trả lời như sau:
Nhiệt độ thích hợp 21-270C
Không ưa ánh sáng mạnh
Độ ẩm không khí 70-80%
Lượng mưa 1200 mm
Thích hợp nhất là đất phù sa
14’
III.Kỹ thuật trồng và chăm sóc
1.Giống cây
2.Nhân giống cây
Chủ yếu là chiết cành và ghép.
3.Trồng cây
-Thời vụ
-Khoảng cách trồng
-Đào hố, bón lót
4.Chăm sóc
-Làm cỏ, vun xới
-Bón phân thúc
-Tưới nước
-Tạo hình, sửa cành
-Phòng trừ sâu bệnh
HĐ3. Tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn
Treo hình 18.SGK
Hình 18.SGK là những giống nhãn nào?Em hãy nêu một số giống nhãn mà em biết?
Nhãn thường được nhân giống bằng biện pháp nào?
Treo bảng sau:
Loại đất
Kích thước hố (cm)
Khối lượng phân bón (kg/hố)
Sâu
Rộng
Phân hữu cơ
Lân
Kali
Vôi
Dồng bằng
50-60
50-60
20-30
0.5
0.5
0
Đất đồi
80-100
80-100
30-50
0.5-1
0.5
0.2-0.5
Em hãy so sánh các số liệu ở đồng bằng và đồi núi
Em hãy giải thích sự khác nhau đó?
Dựa vào đó em hãy so sánh xem thời vụ trồng và khoảng cách trồng ở các miền khác nhau sẽ như thế nào?
Câu hỏi thảo luận: khi trồng cây nhãn, cần tiến hành chăm sóc như thế nào?
Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường, hạn chế dùng chất chất độc hoá học trong phòng trừ sâu bệnh hại.
Hình 18: nhãn lồng và nhãn da bò, ngoài ra còn có nhãn long, nhãn tiêu , nhãn đường phèn, nhãn cùi điếc
Chủ yếu là chiết cành và ghép.
Ở đồng bằng trồng cây thì đào hố với kích thước cạn và nông hơn ở miền đồi núi, lượng phân bón lót cũng ít hơn vùng đồi
Vùng đồi đất bạc màu, kém phì nhiêu hơn ở đồng bằng.
Ở từng vùng miền khác nhau thì thời vụ trồng, khoảng cách trồng và cả đào hố , bón lót cũng khác nhau
Học sinh thảo luận trong 5 phút
Làm cỏ quanh gốc cây, tránh chặt đứt rễ con vì rễ con mọc sát lớp đất mặt
Tiến hành bón phân hữu cơ và hoá học với khối lượng hợp lý phụ thuộc vào từng thời điểm bón.Cần tập trung bón khi ra hoa và sau khi thu hoạch quả
Cần bón theo hình chiếu tán cây vì rễ con ở đây phát triển mạnh, lông hút nhiều.
Tưới nước xung quanh gốc, có phủ rơm rạ để giữ ẩm.
Cắt bỏ các cành vượt, cành bị sâu bệnh.Sau khi thu hoạch cần tỉa cành cho cây
Cần phòng trừ một số sâu như bọ xít, sâu đục quả, sâu gặm vỏ cành, nhên long nhung; một số bệnh như bênh thối hoa, bệnh mốc sương
5’
IV.Thu hoạch và bảo quản
Thu hoạch đúng độ chín
Bảo quản nơi râm mát, cho vào thùng giấy
Sấy nhãn hoặc đóng hộp
HĐ4. Tìm hiểu về thu hoạch, bảo quản chế biến nhãn
Nên thu hoạch quả như thế nào?
Trong ngày thu hoạch lúc noà là tốt nhất?
Bảo quản quả như thế nào?
Chế biến nhãn ra sao?
Thu hoạch đúng độ chín, vào những ngày nắng ráo. Bẻ hay căt từng chùm.
Thu hoạch buổi sáng hoặc lúc trời râm mát là tốt nhất, tránh làm khô héo quả và mất sức cho cây
Để nơi râm mát, cho vào sọt, hộp giấy đưa đến nơi tiêu thụ hoặc cho vào kho lạnh
Sấy cùi nhãn làm long nhãn hoặc đóng hộp.
IV.Tổng kết bài học – Đánh giá – Dặn dò (5’)
A.Tổng kết bài học
Hoàn thành các yêu cầu sau
Học sinh đọc “Ghi nhớ”
Hoàn thành sơ đồ sau
Cây nhãn
Nhiệt độ ..
Ánh sáng
Đất ..
Độ ẩm
Lượng mưa ..
Trả lời các câu hỏi sau:
Nhãn có những giá trị nào?
Trình bày các khâu chăm sóc nhãn?
B.Đánh giá
C.Công việc về nhà
Học bài 8
Nghiên cứu trước bài 9, tìm hiểu xem vải thuộc họ gì? Hoa vải có đặc điểm gì? Có những giống vải nào? Kỹ thuật trồng và chăm sóc vải có gì đặc biệt
Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_9_trong_cay_an_qua_bai_8_ky_thuat_tron.doc