Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tuần 10, Bài 5: Thực hành nối dây dẫn điện (Tiếp theo)

I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, học sinh cần đạt đựoc các mục tiêu sau

- Biết cách nối dây dẫn bằng phụ kiện, hàn mối nối, quấn băng cách điện cho mối nối.

- Nối, hàn và cách điện được các loại mối nối dây dẫn điện.

- Rèn kỹ năng nối dây và quấn băng cách điện cho mối nối dây dẫn điện

- Làm việc kiên trì, cẩn thận, khoa học và an toàn.

II. Chuẩn bị:

- Tranh vẽ quy trình nối dây dẫn điện.

- Mẫu các loại mối nối dây dẫn điện, thiếc, nhựa thông .

- Dây dẫn các loại, băng dính, công tắc, phích cắm kìm

III. Tiến trình dạy học

1. ổn định:

2. Kiểm tra

 Câu hỏi: Trình bày cụ thể các bước quy trình chung nối dây dẫn điện

3. Bài mới

a. Đặt vấn đề

 Để có một mối nối đạt yêu cầu kĩ thuật, ngoài việc lựa chòn các loại mối nối, chúng ta còn phải hết sức chú ý đến quá trình hàn và cách điện cho mối nối. Giờ thực hành hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục nối dây dẫn điện

 

doc8 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 30/06/2022 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tuần 10, Bài 5: Thực hành nối dây dẫn điện (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Ngày soạn: 25/10/2008 Tiết 10 Ngày dạy: / /2008 Bài 5: Thực hành Nối dây dẫn điện (tiếp) I. Mục tiêu Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được các mục tiêu: - Biết cách nối dây dẫn điện theo quy trình - Nối được các loại mối nối dây dẫn điện đạt yêu cầu - Rèn kỹ năng thực hiện các mối nối dây dẫn điện - Làm việc kiên trì, cẩn thận, khoa học và an toàn. II. Chuẩn bị: - Tranh vẽ quy trình nối dây dẫn điện. - Mẫu các loại mối nối dây dẫn điện. - Dây dẫn lõi 1 sợi, lõi nhiều sợi; dao nhỏ, giấy ráp, kìm III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định 2. Kiểm tra - Câu 1: Phân loại và nêu các yêu cầu của mối nối dây dẫn điện - Câu 2: Trình bày quy trình chung nối dây dẫn điện - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho thực hành 3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu yêu cầu và quy trình nối dây dẫn điện. Hôm nay chúng ta sẽ thực hành nối một số loại mối nối dây dẫn điện thường sử dụng trong quá trình lắp đặt cũng như sửa chữa mạng điện gia đình b. Nội dung dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu Nối dây dẫn theo đường thẳng (nối nối tiếp) - Yêu cầu hs theo dõi, nghiên cứu tài liệu ? Quan sát hình 5-5 SGK, mô tả các bước thực hiện để nối dây dẫn lõi một sợi? - Gv vừa làm mẫu vừa nhắc lại cách làm, chú ý nhấn mạnh đến các bước nối dây - Dùng phương pháp dạy học tương tự như trên, cho hs quan sát hình và mô tả trình tự thực hiện, sau đó gv chốt lại và qua làm mẫu kết hợp nhắc nhở hs cần chú ý Hoạt động 2: Nối rẽ ? Sử dụng mối nối rẽ khi nào? ? Nêu các thao tác chính cần thực hiện khi nối rẽ bằng dây dẫn lõi một sợi - Gv làm mẫu cho hs quan sát, đồng thời giải thích rõ từng bước làm, nhấn mạnh những điều cần chú ý - Yêu cầu hs quan sát tranh, mô tả kĩ thuật nối rẽ dùng dây dẫn lõi nhiều sợi - Gv làm mẫu, đồng thời nhắc hs những điểm cần chú ý Hoạt động 3: Tổ chức thực hành - Gv tổ chức cho hs thực hành theo nhóm - Giao nhiệm vụ cụ thể cho nhóm và cho từng học sinh: Thực hành nối xong 2 loại mối nối (4 mối nối) - Cuối giờ nộp sản phảm để gv chấm lấy điểm 15 phút bọn - Hs theo dõi - Uốn gập lõi, vặn xoắn, kiểm tra mối nối (trả lời theo Sgk) - Hs quan sát, theo dõi, nghiên cứu và trả kời các câu hỏi - Hs ngcứu sgk và trả lời: khi nối từ đường dây trục chính ra vị trí nào đó - Hs theo dõi trong sgk, quan sát tranh và trả lời: uốn gập lõi, vặn xoắn, kiểm tra mối nối - Hs quan sát, ghi nhớ - Hs trả lời (dựa vào sgk) - Hs quan sát, ghi nhớ - Hs nhận nhóm và dụng cụ thực hành - Hoàn thành 2 loại mối nối - Nộp sản phẩm I. Nối dây dẫn lõi một sợi 1. Nối dây dẫn lõi một sợi - Uốn gập lõi: Chia đoạn lõi thành 2 phần (đủ quấn khoảng 5-6 vòng), uốn vuông góc hai dây và móc chúng vào nhau - Vặn xoắn: xoắn 2 dây vào nhau 2-3 vòng, dùng kìm vặn xoắn lần lượt dây này vào dây kia 4-6 vòng, dùng 2 kìm cặp những vòng ngoài cùng, vặn ngược chiều nhau, siết mối nối đều, vừa chặt - Kiểm tra mối nối 2. Nối dây dẫn lõi nhiều sợi - Bóc vỏ cách điện và làm sạch lõi - Lồng lõi: Xoè đều các sợi của lõi thành hình nan quạt, lồng các sợi lõi, đan chéo nhau - Vặn xoắn: Quấn và miết lần lượt sợi dây của lõi này lên lõi kia 3-5 vòng chặt, - Kiểm tra mối nối II. Nối rẽ(nối phân nhánh) 1. Nối dây dẫn lõi một sợi - Uốn gập lõi: đặt dây chính và dây nhánh vuông góc nhau, uốn gập lõi dây nhánh - Vặn xoắn: dùng kìm quấn dây nhánh lên dây chính, xoắne tiép 7 vòng, cắt bỏ dây thừa, siết chặt mối nối - Kiểm tra mối nối 2. Nối dây dẫn lõi nhiều sợi - Bóc vỏ cách điện và làm sạch lõi - Nối dây: Tách lõi dây nhánh làm hai phần bằng nhau, đặt lõi dây nhánh vào giữa đoạn lõi dây chính, lần lượt vặn xoắn từng nửa lõi dây nhánh 3-4 vòng ngược chiều nhau, cắt bỏ dây thừa - Kiểm tra mối nối III. Thực hành - Nối nối tiếp và nối phân nhánh dùng dây dây lõi 1 sợi và dây lõi nhiều sợi - Nộp bài chấm điểm c. Tổng kết - Nhắc hs thu dụng cụ, vệ sinh nơi thực hành - Thu sản phẩm của hs về chấm d. Hướng dẫn - Rèn kĩ năng nối dây dẫn điện đạt yêu cầu kĩ thuật - Đoc trước Nối dây dùng phụ hiện, cách hàn mối nối và băng cách điện Tuần 11 Ngày soạn 30 /10/2008 Tiết 11 Ngày Dạy: / /2008 Bài 5: Thực hành Nối dây dẫn điện (tiếp) I. Mục tiêu Sau khi học xong bài này, học sinh cần đạt đựoc các mục tiêu sau - Biết cách nối dây dẫn bằng phụ kiện, hàn mối nối, quấn băng cách điện cho mối nối. - Nối, hàn và cách điện được các loại mối nối dây dẫn điện. - Rèn kỹ năng nối dây và quấn băng cách điện cho mối nối dây dẫn điện - Làm việc kiên trì, cẩn thận, khoa học và an toàn. II. Chuẩn bị: - Tranh vẽ quy trình nối dây dẫn điện. - Mẫu các loại mối nối dây dẫn điện, thiếc, nhựa thông ..... - Dây dẫn các loại, băng dính, công tắc, phích cắm kìm III. Tiến trình dạy học 1. ổn định: 2. Kiểm tra Câu hỏi: Trình bày cụ thể các bước quy trình chung nối dây dẫn điện 3. Bài mới a. Đặt vấn đề Để có một mối nối đạt yêu cầu kĩ thuật, ngoài việc lựa chòn các loại mối nối, chúng ta còn phải hết sức chú ý đến quá trình hàn và cách điện cho mối nối. Giờ thực hành hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục nối dây dẫn điện b. Nội dung dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung Hoạt động 1: Công tác chuẩn bị Gv liệt kê những dụng cụ, vật liệu cần chuẩn bị Hoạt động 2: Nội dung và trình tự thực hành - Yêu cầu hs quan sát tranh, hình vẽ quy trình nối dây dẫn ? Khi nào ta sử dụng mối nối này? ? Qua hình, ta thấy đựoc điều gì trong cách nối dây dùng phụ kiện? ? Làm thế nào ta nối được dây vào? ? Làm đầu nối thẳng cần chú ý điều gi? ? Khi nối dây bằng đai ốc cần thực hiện ra sao? - Hàn và cách điện mối nối: gv nhắc lại những kiến thức đã tìm hiểu trong bài trước. - Gv làm mẫu và hướng dẫn cho hs quan sát, kết hợp giảng giải cho bạn bè Hoạt động 3: Tổ chức thực hành - Gv chia nhóm hs, phát 1 số dụng cụ cần thiết cho thực hành - Nêu rõ yêu cầu của tiết thực hành + Mỗi hs thực hành nối được các loại mối nối theo đúng yêu cầu + Hàn mối nối + Quấn băng cách điện cho mối nối + Cuối giờ nộp sản phẩm cho gv. - Khi nối dây với các thiết bị điện hoặc khi mối nối không yêu cầu cao về cơ học - có 2 loại đầu nối: khuyên tròn và khuyên hở, đường kính khuyên phải lớn hơn của vít - trả lời theo sgk Chiều dài đoạn bóc vỏ cách điện bằng 2/3 chiều dài của đai ốc - giữ các đầu dây cho bằng, ( trả lời theo sgk) - Hs lắng nghe, quan sát - Hs nhận nhóm, nhận đồ dùng, quan sát xem - I. Chuẩn bị Dây dẫn lõi một sợi, dây dẫn lõi nhiều sợi, công tắc, ổ cắm, tuavít, kìm, thiếc, nhựa thông, mỏ hàn, băng dính cách điện II. Nội dung và trình tự thực hành 1. Nối dây dùng phụ kiện * Nối bằng vít - Làm đầu nối + Làm khuyên kín: uốn lõi thành vòng khuyên lớn hơn đường kính vít, cùng chiều siết chặt của vít. Sau khi uốn đủ vòng, đầu lõi được xoắn từ 1-2 vòng + Làm khuyên hở: đường kính vòng khuyên phải lớn hơn đường kính vít - Nối dây: đặt vòng lên chỗ nối, đặt vòng đệm, vít rồi dùng tuavít vặn chặt * Nối bằng đai ốc nối dây - Làm đầu nối thẳng: chiều dài đoạn bóc vỏ cách điện bằng khoảng 2/3 chiều dài đai ốc nối dây, làm sạch lõi - Nối dây dẫn: giữ các đầu nối cho bằng nhau, dùng kìm xoắn các lõi dây theo chiều kim đồng hồ,. Vặn đai ốc nối dây vào đầu lõi dây dẫn, đai ốc cắt lên lõi dây các ren mịn tạo thành tổ hợp vít và đai ốc - Kiểm tra mối nối: kéo mạnh từng dây để kiểm tra độ chắc, chặt, xem đai ốc có trim hết phần lõi dây tryần chưa 2. Hàn mối nối 3. Cách điện mối nối III. Thực hành - Gv phát dụng cụ cho nhóm hs - Kiểm tra dụng cụ của hs, nhắc nhở những điều cần tránh trong quá trình thực hành để tránh gây ra tai nạn - Hàn mối nối - Cách điện mối nối - Nộp sản phẩm c. Tổng kết - Nhắc hs thu dọn vệ sinh nơi thực hành - Thu sản phẩm của mỗi em - Nhận xét giờ thực hành II. Hướng dẫn - Rèn thêm kĩ năng nối dây dẫn điện - Ôn tập để kiểm tra Phần I : GV hướng dẫn mục tiêu tiết thực hành (3p) GV chia HS thành các nhóm thực hành Nêu nội quy thực hành. Nêu yêu cầu để đánh giá (dựa vào 3 tiêu chí) Các mối nối phải đạt yêu cầu kỹ thuật. Nối và hàn dây dẫn theo đúng quy trình và thao tác đúng kỹ thuật Làm việc nghiêm túc, bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường Phần II: Hướng dẫn ban dầu và thực hành I. Nối dây dẫn dùng phụ kiện (10p) * GV đặt vấn đề về cách nối dây dẫn điện dùng phụ kiện trong thực tiễn - hướng dẫn HS thực hiện cách làm khuyên dây dẫn ( Khuyên hở: đối với dây dẫn lõi 1 sợi và khuyên kín đối với dây dẫ n mềm lõi nhiều sợi) - Hướng dẫn các em làm một số mối nối dây với các thiết bị: công tắc điện, ổ cắm, hộp nối dây. * Thực hành: GV cho HS thực hành theo sự hướng dẫn trên của GV Các nhóm HS thực hành GV: Quan sát uốn nắn HS trong suốt quá trình thực hành Lưu ý: đối với khuyên hở khi nối vào ốc vít đặt vòng khuyên cùng chiều với chiều siết của ren ốc Kiểm tra sản phẩm để chuyển nội dung khác. II. Hàn và cách điện mối nối (20p) GV nêu tại sao cần phải hàn các mối nối và làm mẫu về kỹ thuật hàn mối nối dây dẫn điện theo các bước: Làm sạch mối nối: Dùng giấy ráp hoặc chất axit để làm sạc mối nối Láng nhựa thông: Để mối hàn không bị ôxi hoá và làm thiếc dễ nóng chảy và đẹp hơn - Thao tác mẫu hàn mối nối (chú ý an toàn lao động)... * Thực hành GV cho HS thực hành theo nhóm HS thực hành GV quan sát uốn nắm, luôn nhắc nhở HS chú ý an toàn lao động cho người cũng như thiết bị khác vì mỏ hàn phát nhiệt lớn dễ gây cháy , bỏng... III. Băng bọc băng cách điện (5p) GV hướng dẫn HS một số cách băng bọc cách điện các mối nối dây dẫn điện. Vòng băng sau quấn nên băng vòng trước khoảng 2/3 vòng GV cho H/S cách điện mối nối. Chú ý nếu cách điện bằng ống ghen phải lồng ống ghen vào dây dẫn trước khi nối sao cho vừa chặt với mối nối. IV.Đánh giá kết quả bài thực hành và tổng kết bài học.(5p) - Hướng dẫn các em đánh kết quả chéo theo các tiêu chí: + Làm có đúng quy trình không? + Thời gian hoàn thành là bao nhiêu phút? + Các mối nối có đạt kêt quả không? + Thái độ tham gia thực hành như thế nào? - Đánh giá cho điểm với từng học sinh. - Nhắc nhở công việc về nhà và đọc và chuẩn bị cho bài thành sau:. Ngày 13 /11/2006 Duyệt chuyên môn

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_tuan_10_bai_5_thuc_hanh_noi_day_dan.doc
Giáo án liên quan