A. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, học sinh cần đạt được các mục tiêu dưới đây:
- Hiểu được sự cần thiết và một số cách kiểm tra an toàn cho mạng điện trong nhà
- Hình thành kỹ năng kiểm tra 1 số yêu cầu về an toàn mạng điện trong nhà.
- Có ý thức tìm hiểu ngành khoa học kỹ thuật cũng như nghề điện dân dụng, chú ý đến biện pháp an toàn điện trong khi kiểm tra cũng như trong khi sửa chữa .
B. Chuẩn bị:
- Một số mẫu về dây dẫn điện mới và cũ
- một số thiết bị đóng cắt, lấy điện và bảo vệ mạng điện gia đình như công tắc, ổ cắm, cầu chì, cầu dao, aptomat
C. Các hoạt động:
I. Ổn định:
II. Kiểm tra: (kiểm tra 15 phút)
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 30/06/2022 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tuần 31, Tiết 31: Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
Tiết 31
Ngày soạn: 1/04/2009
Ngày dạy: / /2009
Bài 12: KIỂM TRA AN TOÀN MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
A. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, học sinh cần đạt được các mục tiêu dưới đây:
- Hiểu được sự cần thiết và một số cách kiểm tra an toàn cho mạng điện trong nhà
- Hình thành kỹ năng kiểm tra 1 số yêu cầu về an toàn mạng điện trong nhà.
- Có ý thức tìm hiểu ngành khoa học kỹ thuật cũng như nghề điện dân dụng, chú ý đến biện pháp an toàn điện trong khi kiểm tra cũng như trong khi sửa chữa..
B. Chuẩn bị:
- Một số mẫu về dây dẫn điện mới và cũ
- một số thiết bị đóng cắt, lấy điện và bảo vệ mạng điện gia đình như công tắc, ổ cắm, cầu chì, cầu dao, aptomat
C. Các hoạt động:
I. Ổn định:
II. Kiểm tra: (kiểm tra 15 phút)
Đề bài
Câu 1: Đánh dấu (x) vào cột “lắp đặt nổi hoặc “lắp đặt ngầm” để khẳng định đặc điểm của kiểu lắp đặt mạng điện
Đặc điểm
Lắp đặt nổi
Lắp đặt ngầm
1. Dây dẫn được đặt dọc theo trần nhà, dầm, cột, xà
2. Lắp đặt dây dẫn thường phải tiến hành trước khi đổ bê tông
3. Dây dẫn được đặt trực tiếp trên rãnh tường, trần nhà
4. Dây dẫn được lồng trong các ống nhựa cách điện
Câu 2: Nối 1 câu ở cột A với 1 câu ở cột B sao cho đúng:
A
Nối
B
1. Ống nối chữ T
1-.
a. Sử dụng khi nối 2 ống vuông góc với nhau
2. Ống nối chữ L
2-.
b. Dùng để nối phân nhánh dây dẫn mà không sử dụng mối nối rẽ
3. Ống nối thẳng
3-.
c. Dùng để cố định ống luồn dây dẫn trên tường
4. Kẹp đỡ ống
4-.
d. Dùng để nối thẳng 2 ống luồn dây với nhau
- Câu 3: Dây dẫn trong nhà được lắp đặt theo những kiểu nào? Hãy so sánh ưu nhược điểm của các phương pháp lắp đặt dây dẫn điện đó?
Hướng dẫn chấm kiểm tra 15 phút
Câu
Phần
Nội dung
Điểm
1
- Lắp đặt nối: 1, 4
- Lắp đặt ngầm: 2, 3
0,75
0,75
2
1- b
2- a
3- d
4- c
0,5
0,5
0,5
0,5
3
Có hai phương pháp lắp đặt dây dẫn là lắp đặt dây dẫn kiểu nổi và lắp đặt dây dẫn kiểu ngầm
Kiểu lắp đặt
Lắp đặt nổi
Lắp đặt ngầm
Ưu điểm
- Tránh được tác động xấu của môi trường đến dây dẫn điện.
- Đảm bảo yêu cầu mĩ thuật.
- Dễ sửa chữa
- Tránh được tác động xấu của môi trường đến dây dẫn điện.
- Đảm bảo yêu cầu mĩ thuật
Nhược điểm
- Khó sửa chữa
0,5
2
2
1
1
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề
Để mạng điện trong nhà được an toàn và hiệu quả, thì chúng ta kiểm tra theo định kì và tiến hành sử chữa, thay thế các thiết bị khi cần thiết. Làm thế nào để kiểm tra được mạng điện trong nhà có an toàn hay không? Chúng ta cùng vào bài 12.
2. Nội dung dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
? Tác dụng của việc kiểm tra mạng điện thường xuyên, định kì?
? Để kiểm tra mạng điện, ta có thể kiểm tra bằng những cách nào?
? Cần chú ý điều gì trước khi kiểm tra, sửa chữa điện?
- Gv giới thiệu phạm vi nghiên cứu của bài học: Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về hai cách, đó là kiểm tra dây dẫn điện và kiểm tra cách điện của mạng điện.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về kiểm tra dây dẫn điện
- Gv hướng dẫn hs biết cách kiểm tra đường dây dẫn điện bên ngoài vào nhà, nhằm phát hiện những hư hỏng, sự cố có thể xảy ra đề báo cho những người có trách nhiệm xử lý.
(Gv sử dụng các câu hỏi để hs tìm câu trả lời)
? Có mấy loại dây dẫn điện?
? Đường dây dẫn điện vào nhà em là loại dây gì?
? Dây dẫn điện vào trong nhà có nên dùng dây trần không? Tại sao?
? Quan sát đường dây nhà em có bị chùng, võng xuống không?
? Có cây cối gần đường dây điện không? Như vậy có an toàn không? Nếu không an toàn cần xử lý như thế nào?
? Cỡ dây điện như vậy có đảm bảo cho dòng điện sử dụng không?
? Kiểm tra dây dẫn có cũ không, có những vết nứt, hở, cách điện không. Nếu có cần xử lý như thế nào?
- Gv lưu ý hs không buộc dây dẫn lại với nhau.
- Gv giáo dục hs ý thức, thói quen, hành vi sống vì mọi người
? Kể tên các vật cách điện thường dùng trong mạng điện gia đình?
? Gv hướng dẫn hs cách kiểm tra cách điện của mạng điện của lớp và trường học
? Kiểm tra các ống cách điện luồn dây dẫn xem có chắc chắn hay bị dập nát, vỡ, nứt hay không. Nếu có cần làm gì?
- Gv yêu cầu hs kiểm tra , quan sát HS và uốn nắn nhắc nhở
Hoạt động 1: Kiểm tra thiết bị điện
? Trong nhà thường có những loại thiết bị điện gì? Chúng được lắp ở đâu?
- Gv: Vậy với các thiết bị điện này chúng ta sẽ kiểm tra như thế nào?
- Yêu cầu hs làm bài tập hoàn thành cột B của bảng
? Còn lưu ý điều gì nữa khi kiểm tra cầu dao, công tắc?
- Gv yêu cầu hs theo dõi bảng 12.1 và giải thích cho hs hiểu.
- Yêu cầu hs nghiên cứu tài liệu
? Nêu cách kiểm tra cầu chì?
? Tại sao không dùng dây đồng có kích thước tương ứng thay cho dây chì của cầu chì cháy?
- Yêu cầu hs nghiên cứu tài liệu
? Cần kiểm tra ổ cắm điện và phích cắm điện thế nào?
Hoạt động 2: Kiểm tra các đồ dùng điện
? Kể tên các đồ dùng điện trong gia đình em?
- Yêu cầu hs nghiên cứu tài liệu
? Khi kiểm tra những đồ dùng điện trong gia đình cần kiểm tra những yếu tố nào?
? Cần có những biện pháp khắc phục như thế nào khi những yếu tố vừa kiểm tra không đảm bảo?
- Phòng ngừa các sự cố đáng tiếc xảy ra, đảm bảo an toàn cho con người và tài sản.
- Có thể kiểm tra nhừng phần tử của mạng điện: kiểm tra dây dẫn, kiểm tra cách điện, kiểm tra các thiết bị điện, kiểm tra các đồ dùng điện
- Cần cắt điện trước khi tiến hành kiểm tra.
- Hs lắng nghe để nắm rõ nội dung học tập
- Hs dưới sự hướng dẫn của gv, nắm được cách kiểm tra dây dẫn điện.
- Hs: có 4 loại: dây dẫn trần, dây dẫn có vỏ bọc cách điện, dây dẫn lõi 1 sợi, dây dẫn lõi nhiều sợi.
- Là loại dây bọc cách điện
- Không nên dùng dây trần vì dễ gây nguy hiểm cho con người và tài sản
- Hs trả lời
- Có cây cối gần đường dây sẽ không an toàn, nên chặt bớt cành cây cho gọn.
- Hs trả lời
- Cần sửa chữa lại chỗ bị sự cố hoặc thay thế dây mới
- Hs: puli sứ, ống luồn dây, khuôn gỗ, máng gỗ,
- Hs theo dõi
- Cần thay thế
HS tiến hành kiểm tra cách điện của mạng điện của lớp học theo sự hướng dẫn của GV
- Thiết bị điện:
+ Cầu dao: lắp ở đầu đường dây chính
+ Cầu chì: lắp ở dây pha, trước các thiết bị đóng cắt và lấy điện
+ Công tắc: lắp trước các mạch điện, thiết bị, đồ dùng điện có công suất nhỏ
+ Ổ cắm điện: lắp ở những nơi thuận tiện, an toàn cho việc sử dụng đồ dùng điện
+ Phích điện: lắp trực tiếp với các đồ dùng điện để lấy điện từ ổ cắm.
- Hs trả lời
- Hs: thảo luận và hoàn thành bảng: thay vỏ mới; tháo ra, nối lại mối nối; dùng tua vit vặn chặt ốc vit lại, nếu chờn thì phải thay ốc vit mới.
- Kiểm tra vị trí đóng mở, hướng chuyển động của núm đóng cắt phải đúng quy định
- Hs theo dõi
- Hs nghiên cứu tài liệu và trả lời
- Hs nêu theo sgk
- Vì dây chì có nhiệt độ nóng chảy thấp, dây đồng có nhiệt độ nóng chảy cao hơn, sử dụng trong cầu chì không hiệu quả.
- Hs trả lời theo sgk
- Hs kể tên
- Hs nghiên cứu
- Hs trả lời
- Hs đưa ra phương án khắc phục
I. Kiểm tra dây dẫn
- Dây dẫn ngoài trời có thể là dây trần hay dây bọc nhưng tốt nhất dây vào nhà nên dùng dây bọc có vỏ bọc bằng cao su và có tiết diện từ 4mm2 (dây đồng) và 6mm2 (dây nhôm) trở lên
- Cây cối phải cách đường dây dẫn theo khoảng cách an toàn của quy định phạm vi an toàn sử dụng lưới điện (chặt quang cây cối)
- Dây dẫn không được bó, buộc thành bó bởi vì có thể làm tăng nhiệt độ và làm hỏng dây dẫn và mạch điện
II. Kiểm tra cách điện của mạng điện
- Kiểm tra các vật cách điện như: ống sứ, puli sứ, ống luồn dây...
3. Kiểm tra các thiết bị điện
a. Cầu dao, công tắc
Kiểm tra bên ngoài, kiểm tra các điểm tiếp xúc, kiểm tra vị trí đóng mở.
b. Cầu chì
- Mắc ở dây pha, bảo vệ cho thiết bị điện, đồ dùng điện
- Cầu chì phải có nắp, không hở
- Kiểm tra sự phù hợp của số liệu định mức cầu chì với yêu cầu của mạng điện
c. Ổ cắm, phích cắm điện
- Ổ phích không bị vỡ vỏ, tiếp xúc điện tốt, chắc chắn.
- Các đầu dây nối của ổ cắm điện, phích cắm điện phải an toàn, tránh bị chập mạch, đánh lửa.
- Nếu mạng điện cấp điện áp khác nhau thì dùng nhiều loại ổ cắm điện khác nhau để tránh nhầm lẫn.
- Không đặt ổ cắm ở nơi ẩm ướt, nóng lửa (nhiệt độ cao) hoặc nhiều bụi.
- Không dùng phích cắm và ổ cắm cho tải có công suất cao hơn 1 KW.
4. Kiểm tra các đồ dùng điện
- Kiểm tra cách điện đồ dùng điện phải nguyên vẹn, không sứt, vỡ
- Dây dẫn điện không bị hở cách điện, không rạn nứt, gãy
- Phải kiểm tra định kì các đồ dùng điện để sửa chữa kịp thời.
3. Củng cố
? Tại sao cần kiểm tra định kì về an toàn điện của mạng điện?
? Khi kiểm tra, bảo dưỡng mạng điện, cần kiểm tra những phần tử nào?
4. Hướng dẫn
- Về nhà tìm hiểu thêm trong thực tế về kiểm tra dây dẫn điện, cách điện của mạng điện, các thiết bị điện, đồ dùng điện.
- Xem lại kiến thức chuẩn bị cho giờ sau ôn tập và chuẩn bị cho kiểm tra học kì
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_9_tuan_31_tiet_31_kiem_tra_an_toan_man.doc