I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phân tích, đánh giá tầm quan trọng của an toàn điện của mạng điện trong nhà
- Giải thích được qui định trong quy trình kiểm tra.
- Giải thích được cơ sở khoa học của việc kiểm tra an toàn mạng điện.
2. Kĩ năng:
- Kiểm tra được an toàn điện của mạng điện trong nhà, và một số đồ dùng điện.
3. Thái độ:
- Làm việc nghiêm túc, kiên trì, cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
- GV : dây dẫn, cầu chì, phích cắm và một số đồ dùng điện còn tốt và hư hỏng.
- HS : Xem trước bài học.
III. Tiến trình bài dạy :
1. Ổn định lớp. 1p
2. Kiểm tra bài cũ : 9p
+ Thế nào là mạch điện lắp đặt kiểu ngầm ?
+ Ưu, nhược điểm của cách lắp đặt này ?
Trả lời :
+ Mạch điện lắp đặt kiểu ngầm là dây dẫn được lắp đặt trong các rãnh các kết cấu xây dựng và các phần tử kết cấu khác của ngôi nhà.
+ Ưu điểm : Đảm bảo mĩ thuật, tránh được tác động xấu của môi trường đến dây dẫn điện.
Nhược điểm : khó sửa chửa.
3. Bài mới:
- Đặt vấn đề vào bài : (5p) Để mạng điện trong nhà sử dụng được an toàn và hiệu quả, chúng ta cần phải kiểm tra mạng điện theo chu kỳ và tiến hành thay thế hoặc sửa chữa các bộ phận, thiết bị hư hỏng nhằm phòng ngừa các sự cố đáng tiếc xảy ra, đảm bảo an toàn cho người và tài sản. Vậy cách kiểm tra như thế nào để biết mạng điện trong nhà có an toàn không? Chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay.
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 30/06/2022 | Lượt xem: 291 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tuần 32+33: Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32, 33
Tiết 31, 32
KIỂM TRA AN TOÀN MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phân tích, đánh giá tầm quan trọng của an toàn điện của mạng điện trong nhà
- Giải thích được qui định trong quy trình kiểm tra.
- Giải thích được cơ sở khoa học của việc kiểm tra an toàn mạng điện.
2. Kĩ năng:
- Kiểm tra được an toàn điện của mạng điện trong nhà, và một số đồ dùng điện.
3. Thái độ:
- Làm việc nghiêm túc, kiên trì, cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
- GV : dây dẫn, cầu chì, phích cắm và một số đồ dùng điện còn tốt và hư hỏng.
- HS : Xem trước bài học.
III. Tiến trình bài dạy :
1. Ổn định lớp. 1p
2. Kiểm tra bài cũ : 9p
+ Thế nào là mạch điện lắp đặt kiểu ngầm ?
+ Ưu, nhược điểm của cách lắp đặt này ?
Trả lời :
+ Mạch điện lắp đặt kiểu ngầm là dây dẫn được lắp đặt trong các rãnh các kết cấu xây dựng và các phần tử kết cấu khác của ngôi nhà.
+ Ưu điểm : Đảm bảo mĩ thuật, tránh được tác động xấu của môi trường đến dây dẫn điện.
Nhược điểm : khó sửa chửa.
3. Bài mới:
- Đặt vấn đề vào bài : (5p) Để mạng điện trong nhà sử dụng được an toàn và hiệu quả, chúng ta cần phải kiểm tra mạng điện theo chu kỳ và tiến hành thay thế hoặc sửa chữa các bộ phận, thiết bị hư hỏng nhằm phòng ngừa các sự cố đáng tiếc xảy ra, đảm bảo an toàn cho người và tài sản. Vậy cách kiểm tra như thế nào để biết mạng điện trong nhà có an toàn không? Chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay.
¯ Hoạt động 1 : Kiểm tra dây dẫn điện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Hướng dẫn HS biết cách kiểm tra đường dây điện bên ngoài vào nhà, nhằm phát hiện những hiện tượng có thể gây ra sự cố cho mạng điện, để báo cho những người có trách nhiệm kịp thời xử lý. Cho HS thảo luận theo các yêu cầu:
- Mô tả đường dây dẫn điện vào nhà em là loại dây gì ? Có bị chùng, vỏng không?
- Theo em cỡ dây như vậy có đảm bảo cho dòng điện sử dụng không ?
- Nếu dây dẫn điện vào nhà gần các cành cây thì có an toàn không ? Nếu không an toàn phải xử lí như thế nào?
- Yêu cầu HS trình bày, bổ sung, sau đó kết luận, và giáo dục cho HS ý thức, thói quen, hành vi sống vì mọi người, vì lợi ích cộng đồng.
- Hướng dẫn HS kiểm tra dây dẫn điện trong nhà qua các câu hỏi: Dây dẫn điện trong nhà có sử dụng dây trần không ? Tại sao? Kiểm tra dây có cũ không ? Có bị hở không ? Nếu có thì xử lí như thế nào ?
- Lưu ý: Phải ngắt điện trước khi kiểm tra. Không được buộc các dây dẫn lại với nhau.
- Thảo luận nhóm.
- Tuỳ nhóm HS.
- Tuỳ nhóm HS.
- Không an toàn. Vì cành cây có thể gây đứt dây dẫn. Cần chặt những cành cây ở gân dây dẫn.
- Bổ sung, thảo luận.
- Theo dõi và cá nhân HS trả lới câu hỏi.
- Ghi nhận.
1. Kiểm tra dây dẫn điện :
Kiểm tra xem dây dẫn có bị rò điện không, bị hở dây không và xử lí ngay.
Không dùng dây dẫn trần, cũ, nứt, hở cách điện.
¯ Hoạt động 2 : Kiểm tra cách điện mạng điện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Muốn kiểm tra cách điện của mạng điện ta kiểm tra những yếu tố nào ? Bằng phương pháp nào ?
- Hướng dẫn HS kiểm tra cách điện mạng điện của lớp học bằng cách kiểm tra các ống luồn dây dẫn xem có chắc chắn hay bị giập vỡ không, và nếu bị giập vỡ thì phải thay thế.
- Kiểm tra ống luồn dây.
- Theo dõi và ghi nhận.
2. Kiểm tra cách điện của mạng điện.
Kiểm tra ống luồn dây xem có chắc chắn hay bị giập vỡ không. Nếu có cần thay ngay.
4. Củng Cố:
- GV chốt lại kiến thức đã học
5. Dặn Dò:
- Học bài và chuẩn bị một số vật thật cho tiết tiếp theo.
(Tiết 2)
¯ Hoạt động 4 : Kiểm tra thiết bị điện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Mạng điện trong nhà có những loại thiết bị nào? Thường được lắp ở đâu?
- Phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ: Tìm cách khắc phục khi có các sự cố sau đây:
+ Vỏ công tắc bị sứt hoặc vỡ.
+ Mối nối dây dẫn của cầu dao công tắc tiếp xúc không tốt hoặc lỏng.
+ Ốc vít sau 1 thời gian sử dụng bị lỏng ra.
- Hướng dẫn HS lắp đặt dúng chiều của công tắc, cầu dao như Bảng 12.1.
- Yêu cầu HS nêu các bước kiểm tra an toàn các thiết bị điện.
- Thảo luận nhóm : Cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ cắm, phích cắm.
+ Cầu chì: được lắp vào dây pha, có nắp đậy, vỏ không bị sứt vỡ, dây cầu chì đúng theo YCKT.
+ Công tắc: vỏ không bị sứt vỡ, vị trí đóng cắt đúng chiều.
+ Ổ lấy điện: không nên đặt ở những nơi ẩm ướt, quá nóng hoặc nhiều bụi bặm tránh chập mạch, đánh lửa, dùng nhiều ổ ở các cấp điện khác nhau.
+ Phích cắm điện:không bị vỡ vỏ cách điện, các chốt cắm pải chắc chắn, đảm bảo tiếp xúc điện tốt với các cực của ổ cắm điện.
- Cá nhân HS trả lời :
+ Thay mới.
+ Dùng tua-vít siết chặt lại mối nối.
+ Dùng tua-vít siết chặt lại.
- Theo dõi.
- Trả lời như nội dung SGK.
3. Kiểm tra các thiết bị điện.
a. Cầu dao, công tắc
- Vỏ cách điện
- Các mối nối dây
- Các ốc vít.
b. Cầu chì.
- Cầu chỉ phải lẳp ở dây pha
- Cầu chì phải có nắp đậy
- Trị số định mức của dây chì.
c. Kiểm tra ổ cắm điện và phích cắm điện
- Vỏ cách điện không bị vở.
- Các đầu dây nối phải đảm bảo yêu cầu kĩ thuật.
- Không nên đặt ổ cắm điện nơi ẩm ướt
¯ Hoạt động 5 : Kiểm tra đồ dùng điện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Yêu cầu HS kể tên một số đồ dùng điện trong nhà.
- Kiểm tra an toàn điện cho đồ dùng điện là rất cần thiết, nhiều tai nạn điện xảy ra là do sử dụng đồ dùng điện không đảm bảo an toàn.
- Cho HS dùng bút thử điện và cách kiểm tra như sau:
+ Xem xét các bộ phận cách điện bằng cao su, chất dẻo, thuỷ tinh phải nguyên vẹn, không sứt vỡ. Chi tiết nào vỡ phải thay thế ngay.
- Kết luận : Phải kiểm tra định kỳ các đồ dùng điện, các đồ dùng điện bị hư hỏng cần được sửa chữa ngay. Chỉ khi nào những đồ dùng điện đảm bảo các yêu cầu về an toàn điện mới được đưa vào sử dụng.
- Bàn ủi, nồi cơm điện, quạt điện,
- Nhận thông tin.
- Làm thực nghiệm trên vật thật.
- Ghi nhận.
4. Kiểm tra các đồ dùng điện
- Vỏ cách điện.
- Dây dẫn điện.
- Thường xuyên kiểm tra định kì để sửa chữa kịp thời.
4. Củng cố:
- Chốt lại kiến thức đã học
- Liên hệ thực tế kiểm tra điện gia đình
5. Dặn dò :
- Về nhà học và xem lại bài.
- Chuẩn bị cho phần ôn tập ở tiết sau.
Rút kinh nghiệm :
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_9_tuan_3233_kiem_tra_an_toan_mang_dien.doc