Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Trồng cây ăn quả - Bài 7: Kĩ thuật trồng cây ăn quả có múi

I/ MỤC TIÊU:

Dạy xong bài này GV cần làm cho HS đạt được:

- Biết được giá trị dinh dưỡng của cây ăn quả có múi, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi.

- Hiểu được các biện pháp kĩ thuật trong việc trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi.

- Hiểu được cách thu hoạch, bảo quản cây ăn quả có múi.

- Có hứng thú học tập, yêu thích nghề trồng cây ăn quả.

II/ CHUẨN BỊ:

- Tranh vẽ có liên quan đến bài học như: các giống cây điển hình, kĩ thuật trồng và chăm sóc

- Các số liệu về phát triển nghề trồng cây ăn quả có múi ở địa phương.

III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HS:

 1/ Kiểm tra bài cũ:

 2/ Bài mới: Tiết 2: Phần III và IV

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 29/06/2022 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Trồng cây ăn quả - Bài 7: Kĩ thuật trồng cây ăn quả có múi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Tiết 14 Bài 7: KĨ THUẬT TRỒNG CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI I/ MỤC TIÊU: Dạy xong bài này GV cần làm cho HS đạt được: Biết được giá trị dinh dưỡng của cây ăn quả có múi, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi. Hiểu được các biện pháp kĩ thuật trong việc trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi. Hiểu được cách thu hoạch, bảo quản cây ăn quả có múi. Có hứng thú học tập, yêu thích nghề trồng cây ăn quả. II/ CHUẨN BỊ: Tranh vẽ có liên quan đến bài học như: các giống cây điển hình, kĩ thuật trồng và chăm sóc Các số liệu về phát triển nghề trồng cây ăn quả có múi ở địa phương. III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HS: 1/ Kiểm tra bài cũ: 2/ Bài mới: Tiết 1: Phần I và II HOẠT ĐỘNG CỦA HS TRỢ GIÚP CỦA GV HOẠT ĐỘNG 1. Giới thiệu bài học Cam quýt bưởi, chanh là những cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao, nhiều, là nguồn cung cấp chất bổ dưỡng cho cơ thể như: đường, vitamin, chất khoáng đồng thời là loại cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao nên được phát triển rộng rãi ở mọi miền đất nước. Các biện pháp kĩ thuật về trồng cây ăn quả có múi như: chuẩn bị gieo, trồng; tiến hành gieo, trồng; chăm sóc để cây phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao. --> Vào bài HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của quả cây có múi. HS có thể kể gồm: bưởi, cam, chanh, mít, v.v HS có thể trả lời như sau: Giá trị của cây có múi là: + Cung cấp chất dinh dưỡng như: -Vitamin: cam, chanh, bưởi -Chất khoáng.. -Đường: + Lấy tinh dầu: vỏ cam, bưởi + Làm thuốc: vỏ cam, bưởi.. +Nguyên liệu cho nhà máy chế biến: làm nước quả, nước ngọt, đóng hộïp. GV cho HS kể ra các loại cây ăn quả có múi. GV tổng hợp lại và nói” Trong bài này chúng ta chỉ nghiên cứu tìm hiểu kĩ thuật trồng cây ăn quả chủ yếu là cam, quýt, bưởi, chanh.” GV cho HS đọc phần I SGK. Gọi HS trả lời câu hỏi cuối phần I HOẠT ĐỘNG 3. Tìm hiểu về đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi. HS quan sát sơ đồ h.15 và nêu các yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của cây ăn quả có múi. GV cần cho HS làm rõ 2 ý cơ bản, đó là: đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh. ªVề đặc điểm thực vật GV cần giới thiệu và lưu ý cho HS về sự phân bố của rễ cây (loại rễ con hút chất dinh dưỡng) để giúp HS hiểu biện pháp bón phân cho cây ăn quả có hiệu quả. Nhiệt độ thích hợp 250C-270C Đủ ánh sáng và không ưa ánh sáng mạnh Cây ăn quả có múi Độ ẩm kk 70-80%, lượng mưa 1000 -2000mm/năm -Thích hợp với đất phù sa ven sông, phù sa cổ, đất bazan.. -Tầng đất dày, độ pH:5,5-6,5 ª Về Yêu cầu ngoại cảnh GV hướng dẫn HS tìm hiểu sơ đồ hình 15 SGK. Nêu lên yêu cầu về các yếu tố ngoại cảnh của cây. Nhấn mạnh những yếu tố có vai trò quan trọng ( như: nhiệt độ, độ ẩm, đất) đối với kĩ thuật trồng và chăm sóc cây. HOẠT ĐỘNG 4. Tổng kết - Dặn dò. Đọc ghi nhớ.( Phần đã học) Xem phần học tiếp theo. Tuần15 Tiết 15 Bài 7: KĨ THUẬT TRỒNG CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI T.T I/ MỤC TIÊU: Dạy xong bài này GV cần làm cho HS đạt được: Biết được giá trị dinh dưỡng của cây ăn quả có múi, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi. Hiểu được các biện pháp kĩ thuật trong việc trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi. Hiểu được cách thu hoạch, bảo quản cây ăn quả có múi. Có hứng thú học tập, yêu thích nghề trồng cây ăn quả. II/ CHUẨN BỊ: Tranh vẽ có liên quan đến bài học như: các giống cây điển hình, kĩ thuật trồng và chăm sóc Các số liệu về phát triển nghề trồng cây ăn quả có múi ở địa phương. III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HS: 1/ Kiểm tra bài cũ: 2/ Bài mới: Tiết 2: Phần III và IV HOẠT ĐỘNG CỦA HS TRỢ GIÚP CỦA GV HOẠT ĐỘNG 1 Tìm hiểu kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi. HS trả lời Việc chuẩn bị cây giống là khâu quan trọng nhất. * Các tỉnh phía Bắc từ tháng 2 - 4 (vụ xuân), các tháng 8,9,10 ( vụ thu). * Các tỉnh phía Nam từ tháng 4 - 5 (đầu mùa mưa). Làm cỏ để cỏ không hút mất dưỡng chất của cây, và không còn nơi ẩn náu sâu bệnh. Vun xơi để đất tơi xóp, cây đễ phát triển Bón phân thúc xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, giúp cho cây hút chất dinh dưỡng được tốt hơn. HS nói được sự cần thiết việc tưới nước cho cây, và nói được cách tưới ở thực tế. Việc đốn tạo hình cho cây là một biện pháp hữu hiệu, để nâng năng suất cây trồng, nên cần phải làm thường xuyên Phòng trừ sâu bệnh là quan trọng, vì tránh được thiệt hại lớn về năng suất và chất lượng quả. Để hạn chế thiệt hại do sâu bệnh, ta phải phát hiện sớm, tổ chức phòng trừ kịp thời bằng nhiều biện pháp, hạn chề việc dùng thuốc hoá học để giảm ô nghiểm môi trường và độc hại từ quả. GV thông báo cho HS biết qui trình trồng cây ăn quả có múi bao gồm nhiều khâu kĩ thuật, nhưng hôm nay chúng ta chỉ nêu lên những khâu cơ bản. ? Em hãy cho biết những cây ăn quả có múi ở địa phương ta mà em biết? ª GV cho HS làm quen với một số giống cây ăn quả có múi chủ yếu, những giống cây quý, đặc sản tại địa phương. HS có thể đọc thông tin ở phần III.1 và hình 16 để trả lời đầy đủ hơn. ª Nhân giống cây: ?Khâu nào quan trọng nhất trong việc trồng cây ăn quả có múi? ? Cần phải làm thế nào để có những giống cây tốt? -Dựa vào kiến thức đã học ( sinh 6, CN7) và hiểu biết thực tế. GV gợi ý cho HS nêu những phương pháp nhân giống cho từng loại cây? GV tổng hợp và nhấn mạnh: phương pháp nhân giống phổ biến hiện nay là chiết và ghép. -Muốn ghép cho kết quả thì phải chọn gốc ghép phù hợp và được chuẩn bị trước trong vườn ươm. ª Trồng cây: +Việc chuẩn bị trồng như đào hố, bón lót cần được tiến hành sớm, đảm bảo cho cây con có điều kiện phát triển. +GV hướng dẫn cho HS trả lời câu hỏi ở phần III.3a SGK và điền vào chỗ trống theo mẫu bảng 4 SGK về thời gian gieo trồng của cây ăn quả có múi. + GV cần lưu ý HS khi trồng phải làm tốt 1 số công việc để bảo đảm cho cây có tỉ lệ sống cao như: *Nên trồng cây có bầu và khi trồng không làm vở bầu đất. *Tỉa bớt lá để làm giảm thoát hơi nước. * Không nén đất mà chỉ nên dùng tay ấn chặt đất và tưới dẫm nước. * Nên cắm cọc, buộc thân cây để tránh gió lay gốc. ª Chăm sóc: ? Tại sao phải làm cỏ, vun xới cho cây? + GV nêu câu hỏi để HS nói lên được cần phải bón phân thúc. HS trả lời câu hỏi ở SGK /35 ? Có cần tưới nước cho cây không? Và phải tưới như thế nào?? ? Có cần phải đốn tạo hình cho cây ăn quả có múi không? Tại sao? ? Việc phòng trừ sâu bệnh cho cây có cần thiết không? Và phải thực hiện thế nào? HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu kĩ thuật thu hoạch, bảo quản. Qua thực tế trồng cây ăn quả, HS trả lời cách thu hoạch và bảo quản cây ăn quả tại gia đình mình. Sau đó xem thông tin ở SGK để bổ sung GV cho HS nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi: ? Thu hoạch quả cần bảo đảm những yêu cầu gì? ? Có những phương pháp nào thường dùng trong bảo quản quả? ? Để bảo quản quả được lâu phải làm gì? HOẠT ĐỘNG 3. Tổng kết - Dặn dò. Ghi lại phần ghi nhớ. Trả lời câu hỏi 1,2,3,4 cuối bài. Trang 37 Xem trước bài 8 . Kĩ thuật trồng cây nhãn Hình 16. Một số giống bưởi, cam quýt QUI TRÌNH VÀ CHĂM SÓC CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI: CHỌN GIỐNG. TRỒNG CÂY: Chọn thời vụ Khoảng cách trồng đào hố, bón phân lót Chăm sóc Làm cỏ, vun xới Bón phân thúc Tưới nước, giữ ẩm. Tạo hình, sửa cành. Phòng trừ sâu bệnh. THU HOẠCH : Thu hoạch Bảo quản

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_trong_cay_an_qua_bai_7_ki_thuat_tron.doc
Giáo án liên quan