A) Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Hiểu khái niệm mệnh đề và mệnh đề chứa biến .
- Hiểu ý nghĩa các ký hiệu logic thường gặp trong các suy luận toán học trong chương trình THPT .
- Biết được cấu trúc thường gặp của một số định lý trong toán học. Hiểu được các khái niệm điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ trong các định lý toán học. Nắm được phương pháp chứng minh bằng phản chứng.
- Nắm được các kiến thức cơ bản về tập hợp, mối quan hệ giữa các tập hợp, các phép toán trên tập hợp.
- Nắm được các khái niệm sai số tuyệt đối, tương đối, số quy tròn, chữ số chắc, dạng chuẩn của số gần đúng và ký hiệu khoa học của một số.
2. Về kỹ năng:
- Biết dùng ngôn ngữ và ký hiệu của lý thuyết tập hợp để diễn đạt các bài toán, trình bày các suy luận toán học một cách sáng sủa, mạch lạc.
- Biết tìm hợp, giao, lấy phần bù của các tập hợp con thường gặp của tập số thực như khoảng đoạn, nửa khoảng, đoạn để sau này học sinh dễ tiếp thu các chương về giải phương trình và hệ phương trình.
- Biết qui tròn số, xác định chữ số chắc và biết viết số dưới dạng ký hiệu khoa học, giúp học sinh có ý nghĩa thực tế quan trọng.
121 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3214 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Đại số 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I. MỆNH ĐỀ
Mục tiêu:
Về kiến thức:
Hiểu khái niệm mệnh đề và mệnh đề chứa biến .
Hiểu ý nghĩa các ký hiệu logic thường gặp trong các suy luận toán học trong chương trình THPT .
Biết được cấu trúc thường gặp của một số định lý trong toán học. Hiểu được các khái niệm điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ trong các định lý toán học. Nắm được phương pháp chứng minh bằng phản chứng.
Nắm được các kiến thức cơ bản về tập hợp, mối quan hệ giữa các tập hợp, các phép toán trên tập hợp.
Nắm được các khái niệm sai số tuyệt đối, tương đối, số quy tròn, chữ số chắc, dạng chuẩn của số gần đúng và ký hiệu khoa học của một số.
Về kỹ năng:
Biết dùng ngôn ngữ và ký hiệu của lý thuyết tập hợp để diễn đạt các bài toán, trình bày các suy luận toán học một cách sáng sủa, mạch lạc.
Biết tìm hợp, giao, lấy phần bù của các tập hợp con thường gặp của tập số thực như khoảng đoạn, nửa khoảng, đoạn… để sau này học sinh dễ tiếp thu các chương về giải phương trình và hệ phương trình.
Biết qui tròn số, xác định chữ số chắc và biết viết số dưới dạng ký hiệu khoa học, giúp học sinh có ý nghĩa thực tế quan trọng.
Nội dung:
Tiết 1
Tuần 1
§1. MỆNH ĐỀ
Mục tiêu:
Về kiến thức:
Nắm được khái niệm mệnh đề và mệnh đề chứa biến .
Nắm được khái niệm mệnh đề phủ định, kéo theo, tương đương.
Về kỹ năng:
Biết lập phủ định của một mệnh đề, mệnh đề kéo theo và tương đương từ 2 mệnh đề đã cho và xác định được tính đúng, sai của các mệnh đề.
Biết sử dụng các ký hiệu " và $ trong các suy luận toán học, cách lập mệnh đề phủ định của mệnh đề có chứa " và $.
Biết qui tròn số, xác định chữ số chắc và biết viết số dưới dạng ký hiệu khoa học, giúp học sinh có ý nghĩa thực tế quan trọng.
Thái độ và tư duy:
Rèn luyện tư duy logic, nhận định vấn đề một cách chính xác.
Phương tiện dạy học:
Giáo án, SGK.
Tiến trình bài học:
Kiểm tra bài cũ.
Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I) Mệnh đề. Mệnh đề chứa biến.
1) Mệnh đề:
HĐ1:
Nhìn vào hình vẽ SGK hãy đọc và nêu nhận xét các câu:
Phan xi phăng là ngọn núi cao nhất ở Việt Nam
p² < 8,96
Mệt quá. Chị ơi mấy giờ rồi.
Gợi ý học sinh phát biểu được mệnh đề.
HĐ2: Hãy cho một vài ví dụ về mệnh đề?
2) Mệnh đề chứa biến:
HĐ3:
Xét câu “n chia hết cho 3”. Câu này có phải là mệnh đề không?
Giáo viên dẫn dắt.
Với n = 3 khi đó câu trên thế nào?
Với n = 7 khi đó câu trên thế nào?
Gợi ý học sinh nắm được mệnh đề chứa biến.
II) Phủ định của một mệnh đề:
HĐ4:
Ví dụ: Hãy cho biết phát biểu sau có phải là mệnh đề không? Nếu là mệnh đề thì mệnh đề đó đúng hay sai?
P “8 là một số chẵn”
Q “8 không phải là số chẵn”
Khái quát: Phủ định của mệnh đề P là một mệnh đề ký hiệu .
HĐ5:
Ví dụ: Cho mệnh đề:
P “p là một số hữu tỉ”.
Hãy nhận xét tính đúng sai của mệnh đề và nêu mệnh đề phủ định.
HĐ6:
Nêu lại quy tắc phủ định mệnh đề cho học sinh ghi nhớ.
III) Mệnh đề kéo theo:
HĐ7:
Xét ví dụ: “Nếu DABC có 2 góc bằng 60o thì tam giác đó là tam giác đều”.
Có nhận xét gì về mệnh đề này?
Khái quát mệnh đề vừa nêu là mệnh đề kéo theo.
Kí hiệu: P Þ Q
HĐ8:
Xét mệnh đề:
“-3 < -2 Þ (-3)² < (-2)²” Sai
“< 2 Þ 3 < 4” Đúng
Có nhận xét gì về các mệnh đề P Þ Q.
HĐ9:
Các định lý toán học là những mệnh đề đúng thường có dạng P Þ Q.
P : giả thiết ; Q : kết luận.
P là điều kiện đủ để có Q.
Q là điều kiện cần để có P.
HĐ10:
Ví dụ: Các số nguyên tố có tận cùng bằng 0 đều chia hết cho 5.
Phát biểu bằng cách sử dụng khái niệm “điều kiện đủ” “điều kiện cần”.
IV) Mệnh đề đảo – Hai mệnh đề tương đương:
HĐ11:
Cho DABC. Xét mệnh đề dạng P Þ Q : “Nếu ABC là tam giác đều thì ABC là 1 tam giác cân”.
Hãy phát biểu mệnh đề Q Þ P. Xét tính đúng sai của mệnh đề này.
HĐ12:
Phát biểu 2 mệnh đề P, Q từ đó phát biểu mệnh đề kéo theo P Þ Q và Q Þ P. Có nhận xét gì về mệnh đề P Þ Q và Q Þ P.
HĐ13:
Nếu cả hai mệnh đề P Þ Q và Q Þ P đều đúng ta nói P và Q là hai mệnh đề tương đương P Û Q.
Xét mệnh đề:
P “DABC cân và có một góc 60o”
Q “DABC đều”
Phát biểu mệnh đề P Þ Q, Q Þ P và P Û Q.
HĐ14:
“Bình phương của mọi số thực đều lớn hơn hoặc bằng 0” là mệnh đề có thể viết “"x Ỵ R : x² ³ 0”
" đọc là với mọi
Phát biểu thành lời mệnh đề sau:
"n Ỵ Z : n + 1 > n
Mệnh đề này đúng hay sai?
HĐ15:
“Có một số nguyên nhỏ hơn 0”
Có thể viết: “$n Ỵ Z : n < 0”
$ : đọc tồn tại nghĩa là có ít nhất một.
Phát biểu thành lời mệnh đề sau:
“$x Ỵ Z : x² = x”
HĐ16:
Cho học sinh chia nhóm thảo luận xem xét ví dụ 8 SGK trang 8. Có nhận xét gì về mệnh đề phủ định của mệnh đề P.
HĐ17:
Hãy phát biểu mệnh đề phủ định của mệnh đề sau:
P “Mọi động vật đều di chuyển được”.
HĐ18:
Hãy phát biểu mệnh đề phủ định của mệnh đề sau:
P “có một học sinh của lớp không thích học môn Toán”
Bằng kiến thức clủa mình học sinh có thể nhận thấy 2 câu 1, 2 mang tính đúng sai, còn câu 3 là câu nói thông thường không khẳng định được đúng sai.
Học sinh phát biểu khái niệm mệnh đề.
Học sinh cho ví dụ, các học sinh khác nêu nhận xét.
Học sinh có thể trả lời phải hoặc không phải.
Học sinh nhận thấy mệnh đề đúng.
Học sinh nhận thấy mệnh đề sai.
Nhận xét: câu trên nếu thay n một giá trị thực sẽ được một mệnh đề.
Học sinh trả lời P là mệnh đề đúng.
Q là mệnh đề sai.
Phát hiện được Q là mệnh đề phủ định của P.
Học sinh nêu nhận xét và cho mệnh đề phủ định.
Từ đó phát hiện ra quy tắc phủ định.
đúng khi P sai.
sai khi P đúng.
Nhận thấy mệnh đề này được hình thành từ 2 mệnh đề.
P “DABC có 2 góc bằng 60o”
Q “DABC là tam giác đều”
Với liên từ “Nếu P thì Q”.
Học sinh nhận thấy:
P Þ Q sai khi P đúng Q sai.
P Þ Q đúng khi P đúng Q đúng.
Học sinh nắm được điều kiện cần, điều kiện đủ và biết cách vận dụng.
Học sinh lên bảng làm bài tập.
Điều kiện đủ để một số chia hết cho 5 là số đó có tận cùng bằng 0.
Điều kiện cần để một số có tận cùng bằng 0 là số đó chia hết cho 5.
Học sinh xác định được:
P “DABC đều”
Q “DABC cân”
Q Þ P : “Nếu ABC là tam giác cân thì ABC là một tam giác đều”.
Đây là mệnh đề sai.
Học sinh phát biểu mệnh đề.
Học sinh phát hiện ra mệnh đề đảo.
Mệnh đề đảo của mệnh đề đúng không nhất thiết đúng.
Bằng những kiến thức vừa học học sinh phát biểu mệnh đề.
P Þ Q, Q Þ P và P Û Q
Học sinh phát biểu thành lời.
Với mọi số nguyên n ta có n + 1 > n
Nhận xét:
n + 1 – n = 1 > 0 nên n + 1 > n
Đây là mệnh đề đúng.
Học sinh phát biểu thành lời:
“Tồn tại một số nguyên x mà x² = x
x = 0
x = 1
Đây là mệnh đề đúng.
Học sinh chia nhóm thảo luận.
Học sinh nhận thấy phủ định của " là $ và ngược lại.
Học sinh phát biểu mệnh đề phủ định.
“Tồn tại động vật không di chuyển được”
Học sinh phát biểu mệnh đề phủ định.
“Mọi học sinh của lớp đều thích học môn Toán”.
III) Hướng dẫn về nhà:
Hướng dẫn ôn tập : nêu nội dung vừa dạy, làm các bài tập SGK.
Chuẩn bị bài mới: làm bài tập và nắm được các dạng bài tập đó.
Tiết 2
Tuần 1
BÀI TẬP
Mục tiêu:
Về kiến thức:
Học sinh ôn tập củng cố các kiến thức về mệnh đề, phủ định mệnh đề, mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo, mệnh đề tương đương.
Về kỹ năng:
Rèn luyện cách tìm mệnh đề phủ định, xét tính đúng sai, phát biểu mệnh đề bằng cách sử dụng khái niệm “điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ”.
Thái độ và tư duy:
Tích cực trong việc giải các bài tập.
Phân tích, tổng hợp.
Phương tiện dạy học:
Giáo án, SGK.
Tiến trình bài học:
Kiểm tra bài cũ.
Kết hợp trong quá trình giải bài tập.
Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài 3:
HĐ1:
Gọi học sinh làm bài tập 3 SGK.
Gợi ý giải.
Nêu cách xác định mệnh đề đảo.
Cho P Þ Q mệnh đề đảo là Q Þ P.
P là điều kiện đủ để có Q.
Q là điều kiện cần để có P.
HĐ2:
Giáo viên gọi học sinh nhận xét bài giải của bạn và sửa sai nếu có.
HĐ3:
Bài 4:
Giáo viên gọi học sinh lên giải bài tập này.
Giáo viên theo dõi và gọi học sinh nhận xét bài giải.
HĐ4:
Bài 5: Dùng ký hiệu ", $ để viết các mệnh đề sau
Gọi học sinh giải bài tập này.
Bài 7:
HĐ5:
Nêu cách xác định mệnh đề phủ định?
Gọi học sinh giải bài tập này.
Học sinh giải.
Câu a:
Nếu a + b chia hết cho c thì a và b chia hết cho c.
Tam giác có 2 trung tuyến bằng nhau là tam giác cân.
Hai tam giác có diện tích bằng nhau thì bằng nhau.
Câu b:
Điều kiện đủ để a + b chia hết cho c là a và b chia hết cho c.
Điều kiện đủ để tam giác có hai trung tuyến bằng nhau là tam giác đó cân.
Điều kiện đủ để hai tam giác có diện tích bằng nhau là chúng bằng nhau.
Câu c:
Điều kiện cần để a và b chia hết cho c là a + b chia hết cho c.
Điều kiện cần để tam giác là tam giác cân là 2 đường trung tuyến của nó bằng nhau.
Điều kiện cần để hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có diện tích bằng nhau.
Học sinh giải.
a) Điều kiện cần và đủ để một số chia hết cho 9 là tổng các chữ số của nó chia hết cho 9.
b) Điều kiện cần và đủ để một hình bình hành là hình thoi là hai đường chéo của nó vuông góc với nhau.
Học sinh giải.
a) "x Ỵ R : x . 1 = x
b) $x Ỵ R : x + x = 0
c) "x Ỵ R : x + (-x) = 0
Học sinh giải.
a) $n Ỵ N : n không chia hết cho n (Đ)
b) "x Ỵ Q : x² ¹ 2 (Đ)
c) $x Ỵ R : x ³ x + 1 (S)
d) "x Ỵ R : 3x ¹ x² + 1 (S)
III) Hướng dẫn về nhà:
Hướng dẫn học sinh ôn tập: học sinh cần nắm được các dạng bài tập vừa giải và phương pháp giải.
Hướng dẫn về nhà: làm các bài tập còn lại SGK.
Chuẩn bị bài mới: xem trước bài “Tập hợp” qua đó cần nắm được cách cho tập hợp, tập hợp rỗng, tập hợp con, hai tập hợp bằng nhau.
Tiết 3
Tuần 2
§2. TẬP HỢP
Mục tiêu:
Về kiến thức:
Nắm được khái niệm về tập hợp, cách cho tập hợp.
Tập hợp rỗng, các khái niệm và tính chất của tập con và hai tập hợp bằng nhau.
Về kỹ năng:
Biết cách cho tập hợp bằng cách liệt kê hoặc bằng tính chất đặc trưng.
Vận dụng giải được các bài tập.
Thái độ tư duy:
Rèn luyện cách nhận định vấn đề một cách chính xác, khoa học.
Phương tiện dạy học:
Giáo án, SGK.
Tiến trình bài học:
Kiểm tra bài cũ:
Hãy chỉ ra các số tự nhiên là ước của 24.
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I) Khái niệm tập hợp:
1) Tập hợp và phần tử:
HĐ1:
Ở lớp dưới ta đã biết khái niệm tập hợp, hãy cho ví dụ về tập hợp.
Dùng các ký hiệu , để viết các mệnh đề:
a) 3 là một số nguyên.
b) không phải là số hữu tỷ.
2) Cách xác định tập hợp:
HĐ2:
Ví dụ:
a) Xét A = {n Ỵ N ï 3 £ n £ 20}
Viết A bằng cách liệt kê các phần tử.
b) B = {x Ỵ R ï 2x² - 5x + 3 = 0}
Hãy liệt kê các phần tử B.
HĐ3:
Hãy nêu các xác định một tập hợp.
Các tập hợp được minh họa bằng đường kín gọi là biểu đồ Ven.
A
3) Tập hợp rỗng:
HĐ4: Hãy liệt kê các phần tử của tập hợp:
B = x Z / x2 + 1 = 0
Tập hợp nghiệm của pt x2 + 1 = 0 là tập nào?
Số 0 có phải là tập rỗng không?
II) Tập hợp con:
HĐ5:
Cho ví dụ A = {x Ỵ R ï 2x² - 5x + 3 = 0}
B = {x Ỵ R ï (2x² - 5x + 3)(x² - 4) = 0}
Có nhận xét gì về phần tử của 2 tập hợp đó?
HĐ6:
Nếu mọi phần tử của A đều là phần tử của B ta nói A là tập hợp con của B. Viết A Ì B hay B É A.
Nêu các tính chất tập hợp con.
III) Tập hợp bằng nhau:
HĐ7:
Cho A = x N / x2 - 4x - 5 = 0
B = -1, 5
Liệt kê các phần tử của A
So sánh A và B
Þ Khái niệm tập hợp bằng nhau.
A = B Û "x : x Ỵ A và x Ỵ B.
Học sinh có thể cho được các ví dụ về tập hợp.
Học sinh có thể dùng các ký hiệu Ỵ, Ï để viết mệnh đề.
a) 3 Z
b) Q
Học sinh liệt kê các phần tử:
A = {3; 4; 5; 6; …; 20}
B = {1 ; }
Tóm lại có 2 cách viết tập hợp:
Liệt kê các phần tử.
Chỉ ra tính chất đặc trưng của phần tử.
Không có số nào vì x2 + 1 vô nghiệm trong tập Z.
Tập rỗng f
Học sinh trả lời câu hỏi.
A = {1; } ; B = {1; ; -2; 2}
Nhận thấy mọi phần tử của A đều là phần tử của B.
Học sinh nêu tính chất:
A A, với A
A B và B C => A C.
A , A
A = -1, 5
B = -1, 5
Hai tập hợp trên có số phần tử giống nhau.
Định nghĩa sgk /17.
A = B Û (A B và B A)
Hướng dẫn về nhà:
Hướng dẫn ôn tập: xem lại bài vừa học: khái niệm tập hợp, tập hợp con, bằng nhau.
Hướng dẫn về nhà: làm bài tập SGK.
Chuẩn bị bài mới: xem trước bài “Các phép toán trên tập hợp”. Qua đó học sinh cần nắm được phép giao, hợp, phần bù của hai tập hợp.
Tiết 4
Tuần 2
§3. CÁC PHÉP TOÁN TẬP HỢP
Mục tiêu:
Về kiến thức:
Nắm được định nghĩa các phép toán trên tập hợp như phép hợp, phép giao, phép lấy phần bù, phép lấy hiệu của hai tập hợp.
Về kỹ năng:
Vận dụng các phép toán để giải các bài tập về tập hợp. Sử dụng biểu đồ Ven để biểu diễn quan hệ giữa tập hợp.
Vận dụng trong quá trình hình thành kiến thức mới và giải các bài toán thực tế.
Thái độ và tư duy:
Rèn luyện tư duy logic, nhận định vấn đề một cách chính xác.
Phương tiện dạy học:
Giáo án, SGK.
Tiến trình bài học:
Kiểm tra bài cũ:
Có những cách cho tập hợp nào? Nêu ví dụ.
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I) Giao của hai tập hợp:
HĐ1:
Ví dụ 1: Cho A = {n Ỵ N ï n là ước của 12}
B = {n Ỵ N ï n là ước của 18}
Liệt kê các phần tử của A và B.
Liệt kê các phần tử của C là ước chung của 12 và 18.
HĐ2:
Có nhận xét gì về tập hợp C ?
Kí hiệu: C = A Ç B = {x ï x Ỵ A và x Ỵ B}
x Ỵ A Ç B Û
II) Hợp của hai tập hợp:
Ví dụ 2: Cho 3 tập hợp:
A = a, b, c
B = b, c, d
C = a, b, c, d
Nhận xét gì về tập hợp C?
=> Tập C gồm các phần tử thuộc A hoặc thuộc B được gọi là hợp của 2 tập A và B.
Ví dụ 3: A = [ -2, 5 ], B = ( 5, 9 )
A B = ?
III) Hiệu và phần bù của 2 tập hợp:
HĐ3: Từ ví dụ 2, hãy chỉ ra các phần tử chỉ thuộc A mà không thuộc B.
Tập gồm các phần tử chỉ thuộc A mà không thuộc B gọi là hiệu của A và B => Kết luận.
Phần bù:
HĐ4: Ví dụ:
A = 1, 2, 3
B = 1, 2
Nhận xét gì về tập A và B.
A\B = ?
=> 3 được gọi là phần bù của B trong A
Tóm lại, phần bù là gì?
Khi B Ì A thì A \ B gọi là phần bù của B trong A
Ký hiệu: CAB
CAB chỉ tồn tại khi B Ì A.
Học sinh trả lời.
A = {1; 2; 3; 4; 6; 12}
B = {1; 2; 3; 6; 9; 18}
Học sinh nhận thấy có 4 phần tử thuộc A và thuộc B.
C = {1; 2; 3; 6}
Học sinh phát hiện ra giao của hai tập hợp A và B.
Tập C gồm các phần tử thuộc A vừa thuộc B.
Tập C chứa tất cả các phần tử của A và B.
x AB Û x A hoặc x B
AB = [ -2, 9 ).
A và B có chung phần tử: {b, c }
x AB Û x A và x B
A = [ 0, 2 )
B = [ 1, 10 )
AB [ 1, 2 ).
a A, a Ï B.
x A\B Û x Ỵ A và x Ï B.
B A
A\B = {3}
Hướng dẫn về nhà:
Hướng dẫn ôn tập: xem lại bài vừa học về các phép toán trên tập hợp như phép giao, hợp, hiệu, phần bù của hai tập hợp.
Hướng dẫn về nhà: làm bài tập SGK.
Chuẩn bị bài mới: xem trước bài “Các tập hợp số”.
Tiết 5
Tuần 3
§4. CÁC TẬP HỢP SỐ
Mục tiêu:
Về kiến thức:
Học sinh nắm được các tập hợp số, tập hợp con thường dùng của R.
Học sinh nắm được các phép hợp, giao, hiệu của hai tập hợp, phần bù của tập hợp con trong tập hợp số.
Về kỹ năng:
Vận dụng các phép toán để giải các bài tập về tập hợp số.
Thái độ và tư duy:
Tích cực trong việc tiếp thu kiến thức và giải các ví dụ.
Phương tiện dạy học:
Giáo án, SGK, bảng phụ.
Tiến trình bài học:
Kiểm tra bài cũ:
Gọi học sinh giải bài tập SGK trang 5 bài 3.
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I) Các tập hợp số đã học:
HĐ1:
Vẽ biểu đồ minh họa quan hệ bao hàm của các tập hợp số đã học.
Giáo viên treo bảng phụ.
N* Ì N Ì Z Ì Q Ì R
HĐ2:
Cho học sinh nêu các tập hợp số đã được học.
II) Các tập hợp con thường dùng của R:
HĐ3:
Giáo viên sử dụng bảng phụ giới thiệu với học sinh về các tập hợp con thường dùng R.
HĐ4:
Xác định các tập hợp sau và biểu diễn chúng trên trục số:
a) [-3; 1) È (0; 4]
b) (0; 2] È [-1; 1)
c) (2; 5) Ç [3; 5)
d) (4; 7) Ç (-7; -4)
e) (-2; 3) \ (1; 5)
f) R \ (2; +¥)
Hướng dẫn học sinh giải bài tập và biểu diễn lên trục số.
Gọi học sinh giải.
Giáo viên và các học sinh khác theo dõi sửa sai.
Học sinh nêu các tập hợp số.
N* = {1; 2; 3; …}
N = {0; 1; 2; 3; …}
Z = {…; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; …}
Tập hợp hữu tỉ Q biểu diễn dưới dạng phân số (a; b Ỵ Z ; b ¹ 0)
Số hữu tỉ biểu diễn dưới dạng thập phân hữu hạn và vô hạn tuần hoàn.
Tập hợp số thực gồm các số hữu tỉ và các số vô tỉ.
Qua đó học sinh nắm được khoảng, đoạn, nửa khoảng.
Học sinh giải.
a) [-3; 1) È (0; 4] = [-3; 4]
[ ]
-3 4
b) (0; 2] È [-1; 1) = [-1; 2]
[ ]
-1 2
c) (2; 5) Ç [3; 5) = [3; 5)
[ )
3 5
d) (4; 7) Ç (-7; -4) = f
e) (-2; 3) \ (1; 5) = (-2; 1]
( ]
-2 1
f) R \ (2; +¥) = (-¥; 2]
]
-¥ 2 +¥
Hướng dẫn về nhà:
Hướng dẫn ôn tập: học sinh nắm được các phép toán giao, hợp, hiệu và phần bù của các tập hợp.
Hướng dẫn về nhà: làm các bài tập còn lại SGK.
Chuẩn bị bài mới: xem trước bài “Số gần đúng, sai số”. Qua đó cần nắm được số gần đúng, sai số tuyệt đối, quy tròn số gần đúng.
Tiết 6
Tuần 3
§5. SỐ GẦN ĐÚNG – SAI SỐ
Mục tiêu:
Về kiến thức:
Nhận thức được tầm quan trọng của số gần đúng, ý nghĩa của số gần đúng.
Nắm được sai số tuyệt đối, độ chính xác của số gần đúng.
Nắm được quy tròn số gần đúng.
Về kỹ năng:
Biết cách làm tròn số.
Thái độ và tư duy:
Rèn luyện kỹ năng tính toán chính xác.
Phân tích, tổng hợp.
Phương tiện dạy học:
Giáo án, SGK.
Tiến trình bài học:
Kiểm tra bài cũ:
Gọi học sinh làm bài tập 2 SGK.
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I) Số gần đúng:
HĐ1:
Ví dụ 1: Khi tính diện tích hình tròn bán kính r = 2cm theo công thức S = p.r² :
Nam lấy p = 3,1 Þ S = 12,4 cm²
Minh lấy p = 3,14 Þ S = 12,56 cm²
Có nhận xét gì về cách lấy số p nói trên?
Kết quả nào là chính xác?
HĐ2:
Khi đọc các thông tin sau em hiểu đó là số đúng hay số gần đúng:
Bán kính đường xích đạo trái đất là 6.378 km.
Khoảng cách từ mặt trời đến trái đất là 148.600.000 km.
II) Sai số tuyệt đối:
1) Sai số tuyệt đối của số gần đúng:
HĐ3: Cho học sinh chia nhóm thảo luận và nghiên cứu.
Kí hiệu: giá trị đúng
a giá trị gần đúng
Da sai số tuyệt đối.
2) Độ chính xác của số gần đúng:
HĐ4:
Xét ví dụ 3 SGK.
Ta thấy nếu Da £ d thì sao?
Ta quy ước = a ± d ta hiểu thế nào?
Độ sai lệch d nói lên điều gì?
Chú ý.
HĐ5:
Cho học sinh đọc ví dụ SGK trang 21. Thảo luận và trình bày.
Để so sánh độ chính xác của hai phép đo đạc hay tính toán người ta đưa ra khái niệm sai số tương đối.
III) Quy tròn số gần đúng:
1) Ôn tập quy tắc làm tròn số:
HĐ6:
Cho học sinh nhắc lại quy tắc làm tròn số.
HĐ7:
Ví dụ 1: Cho số 1725,4. Hãy quy tròn đến số hàng chục.
Cho số 3,6732. Quy tròn đến hàng phần ngàn.
2) Cách viết số quy tròn của số gần đúng căn cứ vào độ chính xác cho trước:
HĐ8:
Cho học sinh chia nhóm thảo luận 2 ví dụ và nắm được cách quy tròn.
Hãy viết số quy tròn của số gần đúng trong những trường hợp sau:
a) 374529 ± 200
b) 4,1356 ± 0,001
Học sinh nhận xét các giá trị trên chỉ là giá trị gần đúng của p với độ chính xác khác nhau.
Các số liệu nói trên là số gần đúng.
Học sinh phát hiện được:
Trong thực tế xung quanh chúng ta khi chúng ta quan tâm đến một số liệu nào đó thường là những số gần đúng.
Thảo luận và đại diện nhóm trình bày về sự hiểu biết của mình về sai số tuyệt đối.
Aa = ï - ạ
Học sinh nhận thấy Da không vượt quá một số dương d nào đó.
Da £ d Û ï - ạ £ d
Û -d £ ï - ạ £ d
Û a – d £ £ a + d
Học sinh nhận thấy:
d càng nhỏ thì độ sai lệch của số gần đúng với số đúng càng ít.
Học sinh đại diện nhóm thảo luận và đại diện trình bày.
da =
Học sinh nêu quy tắc làm tròn số đã được học ở lớp dưới.
Nhận thấy chữ số ngay sau hàng quy tròn là 5. Chữ số ở hàng quy tròn là 2. Vậy số quy tròn là 1730.
Quy tròn đến hàng phần ngàn (chữ số thứ 3 sau dấu phẩy) chữ số ngay sau hàng quy tròn là 2 < 5. Số quy tròn là 3,673.
Học sinh thảo luận nhóm và nhận thấy:
Khi quy tròn số gần đúng căn cứ vào độ chính xác của nó. Nếu độ chính xác đến hàng nào thì quy tròn số gần đúng đến hàng kề trước nó.
Học sinh giải.
a) 374529 ± 200 : vì độ chính xác đến hàng trăm ta quy tròn đến hàng ngàn là: 375000.
b) 4,1356 ± 0,001
Số quy tròn là 4,14.
Hướng dẫn về nhà:
Hướng dẫn ôn tập: nắm được sai số tuyệt đối, sai số tương đối, quy tròn số gần đúng.
Hướng dẫn về nhà: làm bài tập SGK.
Chuẩn bị bài mới: làm bài tập SGK qua đó nắm được phương pháp giải các dạng bài tập.
Tiết 7
Tuần 4
BÀI TẬP
Mục tiêu:
Về kiến thức:
Học sinh nắm được sai số tuyệt đối, số quy tròn.
Về kỹ năng:
Giải thành thạo các dạng bài tập và sử dụng máy tính thành thạo.
Thái độ và tư duy:
Rèn luyện nhận định vấn đề chính xác.
Phân tích, tổng hợp.
Phương tiện dạy học:
Giáo án, SGK.
Tiến trình bài học:
Kiểm tra bài cũ:
Kết hợp trong quá trình giải bài tập.
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài 1:
HĐ1:
Nêu bài toán và hướng dẫn học sinh ước lượng sai số tuyệt đối.
Gọi học sinh lên giải bài tập này.
Các học sinh khác theo dõi và nêu nhận xét.
Bài 2:
HĐ2:
Nêu bài toán.
Gọi học sinh nêu cách quy tròn số gần đúng.
Gọi học sinh giải.
Bài 3:
HĐ3:
Nêu bài toán.
Gọi học sinh giải.
Giáo viên nhận xét và sửa bài.
HĐ4:
Bài 4:
Dựa vào hướng dẫn giải câu a, gọi học sinh trình bày cách thực hiện câu b trên máy casio fx 570MS.
Học sinh giải.
= 1,71
Vì 1,70 < = 1,7099…<1,71
Nên ï - 1,71ï <ï1,70 – 1,71ï= 0,01
Sai số không vượt quá 0,01.
= 1,710 sai số:
ï-1,710ï< ï1,709 – 1,710ï= 0,001
=1,7100 sai số:
ï-1,7100ï<ï1,7099-1,7100ï = 0,0001
Sai số tuyệt đối không vượt quá 0,0001
Học sinh giải.
Chiều dài cây cầu l = 1745,25m ± 0,01m
Vì độ chính xác là 0,01 nên ta quy tròn 1745,25 đến hàng phần mười.
Số quy tròn là 1745,3.
Học sinh giải.
a) Vì độ chính xác là 10-10 nên ta quy tròn a đến chữ số thập phân thứ 9.
Số quy tròn: 3,141592654
b) Với b = 3,14 thì sai số là:
Db = ïp - 3,14ï< ï3,142 – 3,14ï = 0,002
Với c = 3,1416 thì sai số là:
Dc = ïp - 3,1416ï< ï3,1415 – 3,1416ï=0,0001
Học sinh giải.
.124
Ấn shift 1 5 x 1 2 Ù 4 =
Ấn Mode 5 lần.
Ấn
File đính kèm:
- Dai so 10 co ban full Pro Ltv.doc