Giáo án Đại số 10 Bài 1 Mệnh Đề

I. Mục tiêu

Qua bài học HS cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây:

1. Kiến thức

• Hiểu được thế nào là một mệnh đề.

• Hiểu được khái niệm mệnh đề chứa biến.

• Hiểu được thế nào là mệnh đề phủ định.

• Hiểu được mệnh đề kéo theo có dạng gì và cách cách khác để phát biểu mệnh đề kéo theo.

2. Kỹ năng:

• Biết cách xác định được một câu cho trước có là mệnh đề hay không.

• Nhận biết được một mệnh đề đã cho là đúng hay sai.

• Biết cách phủ định một mệnh đề.

• Biết cách lập mệnh đề kéo theo.

• Biết cách xác định tính đúng sai của mệnh đề kéo theo.

• Nhận biết được đâu là điều kiện cần, điều kiện đủ từ mệnh đề kéo theo.

3. Thái độ:

• Hiểu được những kiến thức trọng tâm trong tiết học.

• Rèn luyện khả năng suy luận lôgic.

• Biết đưa những kiến thức kỹ năng mới về kiến thức kỹ năng quen thuộc: cách phủ định một mệnh đề trong toán học cũng tương tự như cách phủ định các câu nói trong cuộc sống hằng ngày.

• Biết nhận xét và đánh giá bài làm của bạn cũng như kết quả học tập của chính mình (thông qua các hoạt động).

• Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới.Tích cực tham gia trả lời các câu hỏi của giáo viên để xây dựng bài.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

• Hệ thống câu hỏi, giáo án.

• Thước, phấn, bảng.

• Một số bài tập để học sinh vận dụng.

2. Học sinh: Ngoài đồ dùng học tập HS cần chuẩn bị thêm giấy trắng và bút viết trên giấy trong khi trình bày kết qủa hoạt động của mình khi chưa có hướng dẫn.

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 10 Bài 1 Mệnh Đề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: MỆNH ĐỀ, TẬP HỢP BÀI 1: MỆNH ĐỀ PPCT………….. Tuần…………. Ngày soạn:………………. Mục tiêu Qua bài học HS cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây: Kiến thức Hiểu được thế nào là một mệnh đề. Hiểu được khái niệm mệnh đề chứa biến. Hiểu được thế nào là mệnh đề phủ định. Hiểu được mệnh đề kéo theo có dạng gì và cách cách khác để phát biểu mệnh đề kéo theo. Kỹ năng: Biết cách xác định được một câu cho trước có là mệnh đề hay không. Nhận biết được một mệnh đề đã cho là đúng hay sai. Biết cách phủ định một mệnh đề. Biết cách lập mệnh đề kéo theo. Biết cách xác định tính đúng sai của mệnh đề kéo theo. Nhận biết được đâu là điều kiện cần, điều kiện đủ từ mệnh đề kéo theo. Thái độ: Hiểu được những kiến thức trọng tâm trong tiết học. Rèn luyện khả năng suy luận lôgic. Biết đưa những kiến thức kỹ năng mới về kiến thức kỹ năng quen thuộc: cách phủ định một mệnh đề trong toán học cũng tương tự như cách phủ định các câu nói trong cuộc sống hằng ngày. Biết nhận xét và đánh giá bài làm của bạn cũng như kết quả học tập của chính mình (thông qua các hoạt động). Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới.Tích cực tham gia trả lời các câu hỏi của giáo viên để xây dựng bài. Chuẩn bị: Giáo viên: Hệ thống câu hỏi, giáo án. Thước, phấn, bảng. Một số bài tập để học sinh vận dụng. Học sinh: Ngoài đồ dùng học tập HS cần chuẩn bị thêm giấy trắng và bút viết trên giấy trong khi trình bày kết qủa hoạt động của mình khi chưa có hướng dẫn. Phương pháp: Vận dụng linh hoạt các PPDH nhằm giúp HS chủ động , tích cực trong phát hiện , chiếm lĩnh tri thức như trình diễn thuyết trình, giảng giải, gợi mở vấn đáp…Trong đó phương pháp chính là gợi mở, vấn đáp. Tiến trình dạy học: Ổn định tổ chức. Kiểm tra sỉ số. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho bài học (sách, vở, dụng cụ, tâm thế…) Bài mới: PHẦN 1: MỆNH ĐỀ, MỆNH ĐỀ CHỨA BIẾN HĐTP1: Tiếp cận khái niệm mệnh đề Hoạt động của HS Hoạt động của GV Ghi bảng 1) Hà Nội là thủ đô của Việt Nam Đúng 2) Tam giác cân có 2 cạnh bên không bằng nhau. Sai 3) Hình bình hành có 2 cặp cạnh song song và bằng nhau. Đúng 4) Sai 5), n là số tự nhiên. Khi n=1 đúng Khi sai 6) Hãy đi ra ngoài đi. Không thể nói là đúng hay sai Hỏi HS các khẳng định sau đây đúng hay sai: Hà Nội là thủ đô của Việt Nam Tam giác cân có 2 cạnh bên không bằng nhau. Hình bình hành có 2 cặp cạnh song song và bằng nhau. , n là số tự nhiên. Hãy đi ra ngoài đi. Các khẳng định từ 1 đến 5 có thể xác định được tính đúng sai được gọi là mệnh đề còn khẳng định 6 không xác định được tính đúng sai nên không được gọi là mệnh đề Vậy mệnh đề được hiểu như thế nào ta sẽ cùng nhau đi vào bài học ngày hôm nay. Các khẳng định sau đây là đúng hay sai: 1) Hà Nội là thủ đô của Việt Nam Đúng àMệnh đề 2) Tam giác cân có 2 cạnh bên không bằng nhau. Sai àMệnh đề 3) Hình bình hành có 2 cặp cạnh song song và bằng nhau. Đúng àMệnh đề 4) Sai àMệnh đề 5), n là số tự nhiên. Khi n=1 đúng Khi sai àMệnh đề 6) Hãy đi ra ngoài đi. Không thể nói là đúng hay sai àKhông phải mệnh đề Chương I: MỆNH ĐỀ - TẬP HỢP Bài 1: MỆNH ĐỀ HĐTP2: Hình thành khái niệm mệnh đề Hoạt đông của HS Hoạt động của GV Ghi bảng - Khi xác định được tính đúng sai của khẳng định đó. - Yêu cầu HS mở SGK xem xét ví dụ. Và hỏi HS về tính đúng sai của các khẳng định trong ví dụ. - Các khẳng định xác định được tính đúng sai trong ví dụ được gọi là mệnh đề. - Hỏi HS một khẳng định được gọi là mệnh đề khi nào? - GV khẳng định lại và nhấn mạnh nội dung của mệnh đề. Chú ý HS cách ký hiệu mệnh đề. I) Mệnh đề, mệnh đề chứa biến. 1) Mệnh đề Mỗi mệnh đề phải hoặc đúng hoặc sai. Một mệnh đề không thể vừa đúng hoặc vừa sai. HĐTP3: Củng cố khái niệm mệnh đề Hoạt động của HS Hoạt động của GV Ghi bảng Việt Nam là một nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Mai ơi, Mai đang làm gì vậy? - Yêu cầu HS cho những câu là mệnh đề và những câu không phải là mệnh đề. VD: Việt Nam là một nước thuộc khu vực Đông Nam Á. (mệnh đề) Mai ơi, Mai đang làm gì vậy? (Không phải mệnh đề) HĐTP4: Hệ thống hóa khái niệm mệnh đề Hoạt động của HS Hoạt động của GV Ghi bảng Một mệnh đề phải đúng hoặc sai không thể vừa đúng lại vừa sai. Tính đúng sai của một mệnh đề là như thế nào? PHẦN 2: MỆNH ĐỀ CHỨA BIẾN HĐTP1: Tiếp cận khái niệm mệnh đề chứa biến Hoạt động của HS Hoạt động của GV Ghi bảng - Hướng dẫn HS hiểu VD trong SGK. - Giới thiệu HS khẳng định 5 và VD là những mệnh đề chứa biến. HĐTP2: Hình thành khái niệm mệnh đề chứa biến Hoạt đông của HS Hoạt động của GV Ghi bảng - HS chú ý theo dõi để hiểu thế nào là mệnh đề chứa biến. - Lưu ý HS mệnh đề chứa biến là những câu chưa xác định được tính đúng sai và thường là những biểu thức có chứa biến và ứng với mỗi giá trị của biến thuộc một tập hợp nào đó ta được một mệnh đề. 2) Mệnh đề chứa biến HĐTP3: Củng cố khái niệm mệnh đề chứa biến Hoạt động của HS Hoạt động của GV Ghi bảng - x=4, x=5 thì ta được mệnh đề đúng - x=-1; x=-25 thì ta được mệnh đề sai. - Yêu cầu HS làm Hoạt động 3. Hoạt động 3: - x=4, x=5 thì ta được mệnh đề đúng - x=-1; x=-25 thì ta được mệnh đề sai. PHẦN 3: PHỦ ĐỊNH MỆNH ĐỀ HĐTP1: Tiếp cận khái niệm mệnh đề phủ định Hoạt động của HS Hoạt động của GV Ghi bảng - Hà Nội không phải là thủ đô của Việt Nam. - Tam giác cân có 2 cạnh bên bằng nhau. - Hình bình hành không có 2 cặp cạnh song song và bằng nhau. - -Từ 4 mệnh đề trong 6 khẳng định ban đầu GV yêu cầu HS đưa ra các câu phủ định của chúng. Từ đó giới thiệu với HS những khẳng định vừa tìm được chính là mệnh đề phủ định của mệnh đề đã cho. - Hà Nội không phải là thủ đô của Việt Nam. - Tam giác cân có 2 cạnh bên bằng nhau. - Hình bình hành không có 2 cặp cạnh song song và bằng nhau. - HĐTP2: Hình thành khái niệm mệnh đề phủ định Hoạt động của HS Hoạt động của GV Ghi bảng - HS nắm cách phủ định một mệnh đề: thêm ( hoặc bớt) từ “ không” hoặc “không phải”trước vị ngữ của mệnh đề đó. - Hướng dẫn HS cách phủ định một mệnh đề và yêu cầu HS ghi nhận. - Yêu cầu HS đánh dấu phần ký hiệu ở SGK và giải thích rõ cho HS hiểu. -Lưu ý HS quy ước “không không” có nghĩa là “có”. II) Phủ định của mệnh đề Để phủ định một mệnh đề: thêm ( hoặc bớt) từ “ không” hoặc “không phải”trước vị ngữ của mệnh đề đó. HĐTP3: Củng cố khái niệm mệnh đề phủ định Hoạt động của HS Hoạt động của GV Ghi bảng HĐ4 P: Sai Q:Đúng : không phải là số hữu tỷ. : Tổng hai cạnh của một tam giác không lớn hơn cạnh thứ ba. - Yêu cầu HS làm HĐ4. HĐ4 P: Sai Q:Đúng : không phải là số hữu tỷ. : Tổng hai cạnh của một tam giác không lớn hơn cạnh thứ ba. HĐTP4: Hệ thống hóa khái niệm phủ định mệnh đề Hoạt động của HS Hoạt động của GV Ghi bảng - Phủ định là làm mệnh đề đó có nghĩa trái đi. - Ta thêm hoặc bớt từ không vào trước vị ngữ của mệnh đề. Theo các em phủ định là gì? Vậy để phủ định ta làm thế nào? PHẦN 3: MỆNH ĐỀ KÉO THEO. HĐTP1: Tiếp cận khái niệm mệnh đề kéo theo Hoạt động của HS Hoạt động của GV Ghi bảng - HS đánh dấu vào SGK - Yêu cầu HS xem xét VD3 và GV giải thích rõ cho HS hiểu. - Yêu cầu HS làm hoạt động 5 III) Mệnh đề kéo theo HĐ5 :Nếu gió mùa đông bắc về thì trời trở lạnh. HĐTP2: Hình thành khái niệm mệnh đề kéo theo Hoạt động của HS Hoạt động của GV Ghi bảng - HS hiểu mệnh đề có dạng như thế nào. - Biết cách xét tính đúng sai của mệnh đề. - Biết được các khái niệm có liên quan đến mệnh đề kéo theo. - Mệnh đề có dạng “ Nếu P thì Q” được gọi là mệnh đề kéo theo. ký hiệu .Phát biểu là P kéo theo Q và từ P suy ra Q. - là một mệnh đề nên nó có thể đúng hoặc sai. vậy đúng khi nào? sai khi nào? - Mệnh đề chỉ sai khi P đúng và Q sai vậy thì các trường hợp khác đều đúng. GV nêu cụ thể ra. - GV hướng dẫn HS cách xác định tính đúng sai của mệnh đề . - Để hiểu rõ hơn yêu cầu HS xem xét VD4. - Ta đã biết các định lý toán học là những mệnh đề đúng và thường có dưới dạng . GV giải thích rõ P và Q là gì của định lý và P như thế nào với Q. - Mệnh đề có dạng “ Nếu P thì Q” được gọi là mệnh đề kéo theo. ký hiệu .Phát biểu P kéo theo Q và từ P suy ra Q. - Mệnh đề chỉ sai khi P đúng và Q sai. - Các định lý toán học là những mệnh đề đúng và thường có dưới dạng . Khi đó: P là giả thiết, Q là kết luận của định lý. P là điều kiện đủ để có Q. Q là điều kiện cần để có P. HĐTP3: Củng cố khái niệm mệnh đề phủ định. Hoạt động của HS Hoạt động của GV Ghi bảng HĐ6: : có 2 góc bằng là tam giác đều - Yêu cầu HS làm HĐ6. HĐ6 - : có 2 góc bằng là tam giác đều - Giả thiết: có 2 góc bằng Kết luận: đều - có 2 góc bằng là điều kiện đủ để có đều. - đều là điều kiện cần để có có 2 góc bằng . HĐTP4: Hệ thống hóa khái niệm Hoạt động của HS Hoạt động của GV Ghi bảng Khi P đúng, Q sai. Mệnh đề kéo theo có dạng gì? Mệnh đề này chỉ sai khi nào? Củng cố toàn bài: Hoạt động ngôn ngữ: Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung chính đã học. Củng cố khắc sâu qua câu hỏi: Một mệnh dề có tính đúng sai như thế nào? Để phủ định mệnh đề ta phải làm gì? Mệnh đề kéo theo có dạng gì? Mệnh đề này sai khi nào? Các định lý toán học có dạng khi đó P,Q được gọi là gì? 4. Hướng dẫn bài tập ở nhà - Làm bài tập số 1,2, 3(b,c)/SGK. 5. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docchuong 1.doc
Giáo án liên quan