Giáo án Đại số 10 năm học 2010- 2011 Tiết 1 Mệnh đề

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nắm được khái niệm mệnh đề , phủ định của một mệnh đề, hiểu mệnh đề kéo theo

2. Kỹ năng: - Kĩ năng nhận biết một phát biểu cho trước có là một mệnh đề không.

 - Kĩ năng nhận biết tính đúng sai của một mệnh đề và tìm mệnh đề phủ định của nó.

 3. Tư duy, giáo dục: Giáo dục HS có ý thức trong học tập, rèn luyện tính chính xác và cần cù.

II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Nêu vấn đề, gợi mở vấn đáp, phiếu học tập.

III. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

 Chuẩn bị của thầy : Sách giáo khoa, thước thẳng, bảng phụ.

 Chuẩn bị của trò: SGK, xem trước bài học.

IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

1. Ổn định tổ chức: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. (1)

2. Các hoạt động dạy học cơ bản:

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 877 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 10 năm học 2010- 2011 Tiết 1 Mệnh đề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I MỆNH ĐỀ . TẬP HỢP -------------------------------------------- Tuần 1 Ngày soạn :16/08/2010 Tiết: 1 §1 . MỆNH ĐỀ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nắm được khái niệm mệnh đề , phủ định của một mệnh đề, hiểu mệnh đề kéo theo 2. Kỹ năng: - Kĩ năng nhận biết một phát biểu cho trước có là một mệnh đề không. - Kĩ năng nhận biết tính đúng sai của một mệnh đề và tìm mệnh đề phủ định của nó. 3. Tư duy, giáo dục: Giáo dục HS có ý thức trong học tập, rèn luyện tính chính xác và cần cù. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Nêu vấn đề, gợi mở vấn đáp, phiếu học tập. III. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: Chuẩn bị của thầy : Sách giáo khoa, thước thẳng, bảng phụ. Chuẩn bị của trò: SGK, xem trước bài học. IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: Ổn định tổ chức: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. (1’) Các hoạt động dạy học cơ bản: TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Giới thiệu nội dung chương I 5’ - GV giới thiệu nội dung chương I và các vấn đề liên quan. -HS nghe GV giới thiệu. 10’ Hoạt động 2: Mệnh đề. Mệnh đề chứa biến Hoạt động 2.1: Mệnh đề GV yêu cầu HS thực hiện Câu hỏi 1 SGK. -GV khẳng định các câu ở bên trái là những mệnh đề, còn các câu ở bên phải không phải là mệnh đề. Hỏi: Vậy thế nào là một mệnh đề? GV nhận xét và chốt lại. -GV yêu cầu HS làm câu hỏi2 SGK. Hoạt động 2.2: Mệnh đề chứa biến: GV xét câu “n chia hết cho 3” Câu trên có là một mệnh đề không? -Kiểm tra với n=1, n=6 câu trên có là mệnh đề không? -GV giới thiệu câu trên là mệnh đề chứa biến Hỏi: Cho ví dụ về mệnh đề chứa biến? GV yêu cầu HS làm câu hỏi 3 SGK. - GV yêu cầu HS làm BT 1 trang 9 SGK. GV nhận xét. HS xem hai bức tranh SGK và trả lời câu hỏi. +Phan-xi-păng là ngọn núi cao nhất Việt Nam (đúng) + < 9,86 (sai) -HS trả lời. HS nêu ví dụ. HS trả lời. HS n=1 câu trên là mệnh đề sai; n=6 câu trên là mệnh đề đúng. -HS cho ví dụ. HS cho x = 4 thì câu trên là mệnh đề đúng; cho x = 2 nhận được mệnh đề sai. -HS làm BT 1 SGK. Các câu a), d) là mệnh đề. Các câu b), c) là mệnh đề chứa biến. I. Mệnh đề. Mệnh đề chứa biến: 1. Mệnh đề: - Mệnh đề là một phát biểu khẳng định nhận một trong hai giá trị đúng hoặc sai. - Mỗi mệnh đề phải hoặc đúng hoặc sai. Một mệnh đề không thể vừa đúng vừa sai. 2. Mệnh đề chứa biến: Ví dụ: Các mệnh đề: “n chia hết cho 3”; “3x + 2 =5” là các ví dụ về mệnh đề chứa biến. - Khi cho n hay x một giá trị cụ thể ta được một mệnh đề đúng hoặc sai. 9’ Hoạt động 3: Phủ định của một mệnh đề GV cho hai mệnh đề: Mệnh đề1: “ Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam” Mệnh đề2: “Hà Nội không là thủ đô của nước Việt Nam” Hỏi: Nhận xét đặc điểm của hai mệnh đề trên? -GV giới thiệu mệnh đề 2 là mệnh đề phủ định của mệnh đề 1 và ngược lại. -GV yêu cầu HS xem ví dụ 2 SGK. -GV yêu cầu HS làm câu hỏi 4 SGK. -Yêu cầu 2 HS đứng tại chỗ trả lời. -GV nhận xét và chốt lại. -HS hai mệnh đề trên là hai khẳng định trái ngược nhau. -HS xem ví dụ 2 SGK. -HS làm câu hỏi 4 SGK. : “ không là một số hữu tỉ” : “Tổng hai cạnh của một tam giác nhỏ hơn cạnh thứ ba” P sai, Q đúng ; đúng , sai. II. Phủ định của một mệnh đề: Định nghĩa: Cho mệnh đề P. Mệnh đề “không phải P” được gọi là mệnh đề phủ định của mệnh đề P và kí hiệu là. Ta có đúng khi P sai. sai khi P đúng. Ví dụ: (SGK). 9’ Hoạt động 4: Mệnh đề kéo theo GV: Xét mệnh đề: “Nếu n là số chẵn thì n chia hết cho 2” Hỏi: Mệnh đề trên được thành lập bởi hai mệnh đề nào? - GV: Nếu kí hiệu P: “n là số chẵn” Q: “n chia hết cho 2” . Mệnh đề trên được thành lập bởi cặp liên từ “nếu P thì Q” được gọi là mệnh đề kéo theo. -GV giới thiệu cách kí hiệu mệnh đề kéo theo. -GV yêu cầu HS làm câu hỏi 5 GV: Mệnh đề PQ chỉ sai khi P đúng và Q sai. -GV lấy ví dụ minh họa: “vì -3<-2 nên (-3)2 < ( -2)2 là mệnh đề sai. GV: vậy ta chỉ cần xét khi P đúng. Nếu Q đúng thì PQ đúng còn Q sai thì PQ sai. - GV yêu cầu HS xem ví dụ 4 SGK. GV: Các định lí toán học là những mệnh đề đúng và thường có dạng P Q. khi đó ta nói: P là giả thiết, Q là kết luận của định lí. -GV yêu cầu HS hoạt động nhóm làm câu hỏi 6 SGK. GV chia lớp làm 4 nhóm. -GV nhận xét và chốt lại. - Mệnh đề trên được thành lập bởi hai mệnh đề “n là số chẵn” và “n chia hết cho 2” - HS nghe GV giới thiệu. HS làm câu hỏi 5. -HS trả lời: Nếu gió mùa đông bắc về thì trời trở lạnh. -HS xem ví dụ 4 SGK. -HS nghe GV giới thiệu. HS chia lớp làm 4 nhóm làm câu hỏi 6 SGK. -Đại diện nhóm trình bày. -Các nhóm khác nhận xét. III. Mệnh đề kéo theo: Cho 2 mệnh đề P và Q. Mệnh đề “Nếu P thì Q” được gọi là mệnh đề kéo theo, và kí hiệu là PQ. - Mệnh đề P Q còn được phát biểu là”P kéo theo Q” hoặc “từ P suy ra Q”. - Mệnh đề PQ chỉ sai khi P đúng và Q sai. Chú ý: Các định lí toán học là những mệnh đề đúng và thường có dạng P Q. khi đó ta nói: P là giả thiết, Q là kết luận của định lí, hoặc P là điều kiện đủ để có Q, hoặc Q là điều kiện cần để có P. Hoạt động 5: Củng cố – luyện tập 8’ GV đưa nội dung BT1 trên bảng phụ lên bảng. - Yêu cầu HS giải BT1. - GV yêu cầu HS trả lời. - GV nhận xét và chốt lại lời giải. GV đưa nội dung BT2 lên bảng. - Yêu cầu HS giải BT2 Yêu cầu 3 HS lên bảng giải. - GV nhận xét bài làm của HS và chốt lại lời giải. - HS quan sát bài tập trên bảng phụ và giải. - HS đứng tại chỗ trả lời và giải thích. Các câu d) và e) là mệnh đề đúng. Các câu b) và f) là mệnh đề sai. Các câu còn lại không phải là mệnh đề. - HS xem nội dung BT2 và giải vào vở nháp. - 3 HS lên bảng giải. a) “Phương trình x2+x+1=0 vô nghiệm” là mệnh đề đúng. b) : “Năm 2000 không phải là năm nhuận” là mệnh đề sai. c) : “ Số 327 không chia hết cho 3” là mệnh đề sai. BT1: Trong các câu sau câu nào là mệnh đề? Với câu là mệnh đề hãy xác định xem mệnh đề đó đúng hay sai. a) Không được đi lối này. b) Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc năm 1946. c) 4 + x = 6 d) 16 chia 3 dư 1. e) là số vô tỉ. f) Phương trình x2 + 3x + 5 =0 có nghiệm. BT2: Nêu mệnh đề phủ định của mỗi mệnh đề sau và xác định xem mệnh đề phủ định đó đúng hay sai: a) P : “Phương trình x2+x+1=0 có nghiệm”. b) Q: “Năm 2000 là năm nhuận”. c) R: “ Số 327 chia hết cho 3”. Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà. (3’) Hiểu khái niệm mệnh đề, phủ định của một mệnh đề. Bài tập về nhà: BT2 SGK. BT làm thêm: Cho tam giác ABC và đường trung tuyến AM. Xét hai mệnh đề P : “Tam giác ABC vuông tại A” Q : “Trung tuyến AM bằng nửa cạnh BC” Phát biêu mệnh đề PQ và cho biết mệnh đề này đúng hay sai. V. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docT1.doc