Giáo án Đại số 10 nâng cao - Tiết 1: Mệnh Đề Và Mệnh Đề Chứa Biến

A. MỤC TIÊU

 1.Về kiến thức:

- Hiểu k/n mệnh đề, nhận biết được một câu có phải là mđ hay không?

- Nắm được các k/n đề phủ định, mđ kéo theo, mđ tương đương, mđ chứa biến.

 2.Về kĩ năng:

 - Biết chuyển mđ phủ định của một mđ, mđ kéo theo và mđ tđ từ hai mđ đã cho và xác định được tính đúng sai của các mđ này.

 - Biết chuyển mđ chứa biến thành mđ bằng cách: hoặc gán cho biến 1 giá trị cụ thể trên miền xác định của chúng, hoặc gán các kí hiệu , vào phía trước nó.

 - Biết xác định các kí hiệu , trong các suy luận toán học.

 - Biết cách lập mđ phủ định của mđ có chứa kí hiệu ,

 3.Về tư duy:

- Hiểu được mqh giữa các mđ

 - Biết khái quát hoá.

 4. Về thái độ

- Nghiêm túc, chính xác trong các hoạt động thực hành.

- Biết áp dụng vào thực tế.

B. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 1. Thực tiễn

 2. Phương tiện:

 - Thầy: Bảng phụ, phiếu trắc nghiệm( hoặc máy chiếu).

 - Trò : Đọc trước bài.

 3. Về phương pháp dạy học:

 - Gợi mở vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy sen kẽ hoạt động nhóm.

C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG

 I. Các hoạt động học tập

 - HĐ 1: Hình thành khái niệm mệnh đề.

- HĐ 2 : Hình thành khái niệm mệnh đề phủ định.

- HĐ 3: Hình thành khái niệm mệnh đề kéo theo và mđ đảo.

- HĐ 4: Hình thành khái niệm mệnh đề tương đương.

- HĐ 5 : Củng cố

 

doc4 trang | Chia sẻ: liennguyen452 | Lượt xem: 1025 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 10 nâng cao - Tiết 1: Mệnh Đề Và Mệnh Đề Chứa Biến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/ 9 / 2007 Ngày giảng: 07/9/2007 Tiết 1 Mệnh đề và mệnh đề chứa biến A. Mục tiêu 1.Về kiến thức: - Hiểu k/n mệnh đề, nhận biết được một câu có phải là mđ hay không? - Nắm được các k/n đề phủ định, mđ kéo theo, mđ tương đương, mđ chứa biến. 2.Về kĩ năng: - Biết chuyển mđ phủ định của một mđ, mđ kéo theo và mđ tđ từ hai mđ đã cho và xác định được tính đúng sai của các mđ này. - Biết chuyển mđ chứa biến thành mđ bằng cách: hoặc gán cho biến 1 giá trị cụ thể trên miền xác định của chúng, hoặc gán các kí hiệu ", $ vào phía trước nó. - Biết xác định các kí hiệu ", $ trong các suy luận toán học. - Biết cách lập mđ phủ định của mđ có chứa kí hiệu ", $  3.Về tư duy: Hiểu được mqh giữa các mđ - Biết khái quát hoá. 4. Về thái độ - Nghiêm túc, chính xác trong các hoạt động thực hành. - Biết áp dụng vào thực tế. B. Chuẩn bị phương tiện dạy học 1. Thực tiễn 2. Phương tiện: - Thầy: Bảng phụ, phiếu trắc nghiệm( hoặc máy chiếu). - Trò : Đọc trước bài. 3. về phương pháp dạy học: - Gợi mở vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy sen kẽ hoạt động nhóm. C. Tiến trình bài học và các hoạt động I. Các hoạt động học tập - HĐ 1: Hình thành khái niệm mệnh đề. HĐ 2 : Hình thành khái niệm mệnh đề phủ định. HĐ 3: Hình thành khái niệm mệnh đề kéo theo và mđ đảo. HĐ 4: Hình thành khái niệm mệnh đề tương đương. HĐ 5 : Củng cố II. Tiến trình bài học * ổn định tổ chức lớp : * ĐVĐ : Trong đời sống hàng ngày có những câu khẳng định đúng, khẳng định sai. Vậy trong toán học ta gọi những câu như thế là gì ? 1. Bạy bài mới: HĐ 1: Hình thành khái niệm mệnh đề. HĐ của học sinh HĐ của GV Tìm câu khẳng định đúng (câu 2, 5), câu khẳng định sai (câu 1, 3) và câu chưa rõ sự khẳng định (câu 4 ) đúng hay sai ? Trình bày khái niệm mệnh đề. Ghi nhận kiến thức Tìm phương án đúng Trình bày kết quả chỉnh sửa hoàn thiện Hđtp 1 Ví dụ : Hãy xét tính đúng sai của những câu sau : Hà Nội là thủ đô của Trung Quốc. Số 3 là số lẻ. 5 – (-3) =2 Hôm nay trời đẹp quá. Hđtp 2.Thế nào là một mệnh đề Hđtp 3.Chính xác hoá khái niệm Hđtp 4. Củng cố: dùng phiếu TNKQ 1.Điền từ thích hợp vào chỗ trống để được khẳng định đúng. - Mệnh đề lôgíc là một câu khẳng định............... - Một câu khẳng định đúng gọi là ..... - Một câu khẳng định sai gọi là...... 2. Hãy điền chữ “Đ hoặc S” vào trước các ô vuông đứng trước các câu sau mà em cho là mệnh đề đúng hoặc sai. * Năm 2006 là năm nhuận Phương trình 3x – 5 = 0 vô nghiệm Em hãy học bài đi ! HĐ 2. Hình thành khái niệm mệnh đề phủ định HĐ của học sinh HĐ của GV Tìm mối quan hệ giữa các mđ Khái quát tìm khái niệm mđ phủ định Ghi nhận kiến thức VD 1. Tìm mối quan hệ giữa các mệnh đề - Số 3 là số tự nhiên. - Số 3 không là số tự nhiên VD 2 : - Phương trình: x2+1 = 0 có nghiệm thực. -Phương trình: x2+1 = 0 không có nghiệm thực. Chỉnh sửa, hoàn thành khái niệm. Hướng dẫn phát biểu mđ phủ định ở dạng khác. VD3: lập mệnh đề phủ định của các mđ sau số 3 là số vô tỉ số -3 nhỏ hơn - 1 HĐ 3: Hình thành mđ kéo theo và mđ đảo. Phân tích thành 2 mệnh đề Nhận xét mối quan hệ giữa hai mệnh đề Hình thành khái niệm mệnh đề kéo theo Hình thành mệnh đề P Q Hình thành mệnh đề Q P Hình thành mệnh đề P Q Hình thành mệnh đề Q P Hình thành khái niệm mệnh đề đảo Hình thành mđ kéo theo Cho Ví dụ nếu A đi xe máy đến trường thì A vi phạm nội quy học sinh. Phân tích mệnh đề trên thành 2 mệnh đề : Nếu Tam giác ABC có 3 cạnh bằng nhau thì tam giác ABC là tam giác đều Vì A, B, C là 3 góc của tam giác nên A + B + C = 1800 Chỉnh sửa hoàn thành khái niệm - Hình thành mệnh đề đảo 1. Cho 2 mệnh đề P = “Tam giác ABC là tam giác đều” Q= “Tam giác ABC là tam giác cân” 2. Cho phương trình ax2 + bx + c = 0 (a≠0) P = “Biệt thức D = b2- 4ac >0” Q= “Phương trình có hai nghiệm phân biệt” HĐ 4: Hình thành mệnh đề tương đương. mối quan hệ giữa hai mđ p, q p q, q p Hình thành mđ pq lập mđ ? Ghi nhận kiến thức VD4: Cho mđ p: tứ giác ABCD là hình chữ nhật mđ q: Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau hình thành mệnh đề tương đương VD 5: Cho hai mđ P= “ Tứ giác ABCD là hình thoi” Q= “ Tứ giác ABCD là hbh có hai cạnh bên liên tiếp bằng nhau” Nhận xét tính đúng sai của các mđ tương đương 2. Củng cố toàn bài: HĐ 5: Xác định mệnh đề 1, 2, 3 thuộc dạng mệnh đề nào và tính đúng sai của các mệnh đề đó Trình bày kết quả Ghi nhận kiến thức Cho hai mệnh đề p = “ Tam giác ABC là tam giác đều” q = “Tam giác ABC có trực tâm trùng với trọng tâm tam giác” Và các mệnh đề “ Vì tam giác ABC là tam giác đều nên nó có trực tâm trùng với trọng tâm tam giác” “Nếu tam gíac ABC có trọng tâm trùng với trực tâm thì tam giác đó là tam giác đều” “Tam giác ABC là tam giác đều tam giác ABC có trực tâm trùng với trọng tâm” Chỉnh sửa kết quả 3. Hướng dẫn học bài và làm bài tập ở nhà. Nắm vững các khái niệm, tự lấy thêm ví dụ. Làm bài tập 1, 2, 3 Đọc trước phần còn lại

File đính kèm:

  • docDSNC_T1.doc
Giáo án liên quan