Giáo án Đại số 10 Tiết 45 Bài 1 Bảng phân bố tần số và tần suất

A. Mục Tiêu.

  Kiến thức: Nắm được các khái niệm về tần số, tần suất, bảng phân bố tần sô, tần suất, cách tìm tần số, tần suất của một bảng số liệu thống kê.

  Kỹ năng, kỹ xảo cơ bản: Rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng cơ bản về tính toán thông qua việc tìm tần số, tần suất, cũng như kỹ năng đọc và thiết lập bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp.

  Tư duy: Phát triển khả năng thống kê, xử lí số liệu.

  Thái độ: Tích cực tham gia xây dựng bài.

B. Chuẩn bị:

  Giáo viên: Giáo án, các câu hỏi cho học sinh hoạt động và dặn dò học sinh thực hiện các hoạt động SGK và xem SGK ở nhà.

C. Phương Pháp, Phương Tiện.

  Phương pháp: Vấn đáp phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua các họat động của nhóm học sinh.

 Phương tiện: Thước, phấn màu, bảng phụ, SGK.

D. Tiến Trình Tổ Chức Bài Giảng.

  Ổn định lớp:

  Kiểm tra sĩ số

  Nắm tình hình chuẩn bị bài, SGK của học sinh.

  Kiểm tra bài cũ:

  Nội Dung Bài Mới.

I.> ÔN TẬP .

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1029 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 10 Tiết 45 Bài 1 Bảng phân bố tần số và tần suất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÖÔNG V: THOÁNG KEÂ BÀI 1: BẢNG PHÂN BỐ TẦN SỐ VÀ TẦN SUẤT ( Tiết thứ: 45 ) ----- @&? ----- A. Mục Tiêu. ó Kiến thức: Nắm được các khái niệm về tần số, tần suất, bảng phân bố tần sô, tần suất, cách tìm tần số, tần suất của một bảng số liệu thống kê. ó Kỹ năng, kỹ xảo cơ bản: Rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng cơ bản về tính toán thông qua việc tìm tần số, tần suất, cũng như kỹ năng đọc và thiết lập bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp. ó Tư duy: Phát triển khả năng thống kê, xử lí số liệu. ó Thái độ: Tích cực tham gia xây dựng bài. B. Chuẩn bị: ó Giáo viên: Giáo án, các câu hỏi cho học sinh hoạt động và dặn dò học sinh thực hiện các hoạt động SGK và xem SGK ở nhà. C. Phương Pháp, Phương Tiện. ó Phương pháp: Vấn đáp phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua các họat động của nhóm học sinh. Phương tiện: Thước, phấn màu, bảng phụ, SGK. D. Tiến Trình Tổ Chức Bài Giảng. ó Ổn định lớp: ñ Kiểm tra sĩ số ñ Nắm tình hình chuẩn bị bài, SGK của học sinh. ñ Kiểm tra bài cũ: ó Nội Dung Bài Mới. I.> ÔN TẬP . 1.) Số liệu thống kê: Hoạt Động 1: Ôn tập dẫn dắt học sinh đến khái niệm tần số. Hoạt Động Giáo Viên Hoạt Động Học Sinh ò GV nêu ví dụ 1và treo bảng 1: ò GV kiểm tra học sinh một số khái niệm lớp 9 bằng các câu hỏi sau: P Dấu hiệu thống kê là gì ? Hãy nêu dấu hiệu thống kê của ví dụ trên ? P Số liệu thống kê là gì ? Hãy nêu số liệu thống kê của ví dụ trên ? P Trong bảng trên có baonhiêu sốliệu thống kê? P Số liệu thống kê nào xuất hiện nhiều nhất, ít nhất ? ò Chuẩn bị trước các kiến thức cũ có liên quan đến bài để trả lời các câu hỏi trên 2.) Tần số: Hoạt Động Giáo Viên Hoạt Động Học Sinh ò GV cho học sinh thực hiện họat động trên thông qua các câu hỏi sau: P Bảng trên có bao nhiêu số liệu thống kê ? P Bảng trên có bao nhiêu giá trị của số liệu thống kê ? P Trong bảng trên hãy tìm số lần xuất hiện của mỗi giá trị ? GV khẳng định lại các khái niệm,,,. ò Chuẩn bị trước các kiến thức cũ có liên quan đến bài để trả lời các câu hỏi trên Tần số: là số lần xuất hiện của một số liệu nào đó. Trong bảng trên nếu ta kí hiệu: x1 = 25; x2 = 30; x3 = 35; x4 = 40; x5 = 4 thì chúng ta thấy x1 xuất hiện 4 lần khi đó ta đặt n1 = 4 thì n1 được gọi là tần số của x1 Tần số của giá trị xi kí hiệu là ni. Hoạt Động 2: Dẫn dắt học sinh vào khái niệm tần suất. II.> TẦN SUẤT . Hoạt Động Giáo Viên Hoạt Động Học Sinh ò GV nêu khái niệm tần suất. P Trong bảng trên hãy tìm tần suất của các giá trị x1, x2,,,x5 ? ò GV chú ý học sinh bảng phân bố tần số, tần suất. SGK ò Hiểu được khái niệm tần suất và tìm được tần suất của các giá trị xi. Tần suất của giá trị x1 là Tần suất của giá trị x2 là ,,,, Hoạt Động 3: Bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp. III. BẢNG PHÂN BỐ TẦN SỐ, TẦN SUẤT GHÉP LỚP Hoạt Động Giáo Viên Hoạt Động Học Sinh ò GV treo bảng thực hiện ví dụ 2 SGK, chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 lớp ghép để thực hiện các yêu cầu sau:. P Hãy tìm các số liệu của mỗi lớp ghép ? P Hãy tần suất của mỗi lớp ghép? ò Nêu khái niệm tần số, tần suất của lớp ghép? ò Hoạt động theo nhóm được phân công. Lớp số đo chiều cao (cm) Tần số Tần suất (%) [150; 156) [156; 162) [162; 168) [168; 174) 6 12 13 5 16.7 33.3 36.1 13.9 Cộng 36 100(%) Tần sốcủa lớp ghép là số lần xuất hiện của các số liệu trong một lớp. Tần suất của lớp ghép (fi) là tỷ số giữa tần số của lớp ghép với tổng số liệu của mẫu: Bảng trên được gọi là bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp, Nếu trong bảng trên nếu ta bỏ cột tần số thì sẽ gọi là bảng phân bố tàn suất ghép lớp, còn nếu ta bỏ cột tần suất thì sẽ gọi là bảng phân bố tần số ghép lớp. Hoạt Động 4: Củng cố khái niệm tần số, tần suất lớp ghép. D1: Cho các số liệu thống kê trong bảng sau Tiền lãi(nghìn đồng)của mỗi ngày trong 30 ngày được khảo sát ở một quầy bán báo. 81 37 74 65 31 63 58 82 67 77 63 46 30 53 73 51 44 52 92 93 53 85 77 47 42 57 57 85 55 64 Hãy lập bảng phân bố tần sô, tần suất ghép lớp với các lớp như sau: [29.5; 40.5), [40.5; 51.5), [51.5; 62.5), [62.5; 73.5), [73.5; 84.5), [84.5; 95.5] GV cho học sinh khoảng 5 phút để làm bài và sau đó cho HS lên bảng điền vào bảng sau. Lớp tiền lãi (nghìn đồng) Tần số Tần suất (%) [29,5; 40,5) [40,5; 51,5) [51,5; 62,5) [62.5; 73.5) [73.5; 84.5) [84.5; 95.5] 3 ... ... ... ... ... 10 ... ... ... ... ... Cộng 100% E. Củng cố, dặn dò: Bài tập về nhà:Bài tập 1, 2, 3 SGK Nắm cho được các khái niệm sau: số liệu thống kê, tần số của số liệu thống kê, tần suất của tần số.. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy BÀI 2: BIỂU ĐỒ ( Tiết thứ: 46 - 47 ) ----- @&? ----- A. Mục Tiêu. ó Kiến thức: Nắm được các khái niệm về biểu đồ tần số hình cột; biểu đồ đường gấp khúc tần số, tần suất; biểu đồ hình quạt và mối quan hệ giữa tần suất và góc ở tâm của hình tròn. ó Kỹ năng, kỹ xảo cơ bản: Rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng cơ bản đọc được biểu đồ tần số hình cột, vẽ biểu đồ tần số hình cột khi biết bảng phân bố tần số ghép lớp,,,. ó Tư duy: Phát triển khả năng thống kê, xử lí số liệu. ó Thái độ: Tích cực tham gia xây dựng bài. B. Chuẩn bị: ó Giáo viên: Giáo án, các câu hỏi cho học sinh hoạt động và dặn dò học sinh thực hiện các hoạt động SGK và xem SGK ở nhà. C. Phương Pháp, Phương Tiện. ó Phương pháp: Vấn đáp phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua các họat động của nhóm học sinh. Phương tiện: Thước, phấn màu, bảng phụ, SGK. D. Tiến Trình Tổ Chức Bài Giảng. ó Ổn định lớp: ñ Kiểm tra sĩ số: ñ Nắm tình hình chuẩn bị bài, SGK của học sinh. ñ Kiểm tra bài cũ: 1) Hãy cho biết mẫu số liệu thống kê và kích thước mẫu. 2) Hãy cho biết tần số, tần suất của một giá trị trong bảng số liệu. 3) Cho bảng số liệu: 2 3 4 2 6 4 6. Hãy tìm tần số của các giá trị 2, 3, 4, 6 và hoàn thành bảng sau: Lớp Tần số Tần suất [2; 4) [4,; 6] .... .... ... ... ó Nội Dung Bài Mới. I. > BIỂU ĐỒ TẦN SUẤT HÌNH CỘT VÀ ĐƯỜNG GẤP KHÚC TẦN SUẤT. Hoạt Động 1: Giới thiệu cho học sinh các loại biểu đồ tần suất. 1./ Biểu đồ tần suất hình cột. Hoạt Động Giáo Viên Hoạt Động Học Sinh ò GV nêu ví dụ và treo hình 34 lên P Hãy mô tả lại bảng 4 trong bài 1? P Hãy so sánh độ rộng và dài của các cột với tần suất ? ò Nêu khái niệm tần số, tần suất của lớp ghép? ò HS Dựa vào bảng để trả lời các yêu cầu của GV 150 156 162 168 174 2./ Đường gấp khúc tần suất. Hoạt Động Giáo Viên Hoạt Động Học Sinh ò GV nêu khái niệm giá trị đại diện của lớp, rồi cho ọc sinh trả lời câu hỏi sau: P Hãy xác định và biểu diển các điểm trên lên mp tọa độ? ò GV Nêu khái niệm đường gấp khúc tần suất ? P Hãy hoàn thành biểu đồ đường gấp khúc tần suất ? ò Hiểu được các khái niệm và trình bày được hoạt động SGK. Trong mp tọa độ, xác định các điểm (ci ; fi ),{ i = 1, 2, 3, 4,,,}, trong đó ci là trung bình cộng của hai đầu mút của lớp i ( ta gọi ci là giá trị đại diện của lớp i ). Các đoạn thẳng nối các điểm (ci ; fi ) với các điểm (ci + 1 ; fi + 1) ),{ i = 1, 2, 3, 4,,,}, ta thu được một đường gấp khúc và gọi là đường gấp khúc tần suất. D1: Cho bảng phân bố tần suất ghép lớp sau (bảng 6 SGK) Hãy mô tả bảng 6 bằng cách vẽ biểu đồ tần suất hình cột và đường gấp khúc tần suất. Hoạt Động Giáo Viên Hoạt Động Học Sinh ò GV chia lớp thành hai nhóm để thực hiện hoạt động trên. Nhóm 1: Vẽ bảng trên bằng biểu đồ hình cột. Nhóm 2: Vẽ bảng trên bằng biểu đồ đường gấp khúc. ò GV cho học sinh nhận xét và hướng dẫn học sinh gộp chung hai biểu đồ trên thành một biểu đồ cho học sinh. ò Hoạt động theo nhóm đã phân công rồi ghi nhận kết quả cuối cùng của GV. 3./ Chú ý: Ta cũng có thể mô tả bảng phân bố tần số ghép lớp bằng biểu đồ hình cột hay đường gấp khúc tần số (bằng cách thay cột tần suất bằng cột tần số). Tiết thứ 02: Hoạt Động 2: Giới thiệu cho học sinh biểu đồ hình quạt. II. > BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT. GV: Giới thiệu ví dụ 2 SGK và hướng dẫn học sinh cách vẽ biểu đồ hình quạt Bước 1: Vẽ một đường tròn. Bước 2: Xác định các góc ở tâm của mỗi hình quạt theo công thức a0 = f. 3,6 ( trong đó f là tần suất). D2: Dựa vào biểu đồ hình quạt cho ở hình 37 dưới đây, hãy lập bảng cơ cấu như trong ví dụ 2: GV: Treo bảng phụ hình 37 cho học sinh hoạt động. (1) là khu vực doanh nghiệp nhà nước. (2) là khu vực ngoài quốc doanh. (3) là khu vực đầu tư nước ngoài. Hãy điền vào chổ trống (....) trong bảng sau: Các thành phần kinh tế Số phần trăm 1. Khu vực doanh nghiệp nhà nước 2. Khu vực ngoài quốc doanh 3. Khu vực đầu tư nước ngoài .... .... .... Cộng 100(%) Củng cố:GV cho học sinh giải một số bài tập sau: Câu 1: Cho bảng tần số: Lớp Tần Số [20; 21] [22; 25] [26; 31] [32; 37] 5 6 7 8 N = 26 Hãy lập biểu đồ tần số hình cột và biểu đồ đường gấp khúc tần số Câu 2: Cho biểu đồ đường gấp khúc tần suất của bảng trong ví dụ 3: Hãy điền vào chổ trống(...) sau: (a) tọa độ điểm A là ..... (b) tọa độ điểm B là ..... (c) tọa độ điểm C là ..... (d) tọa độ điểm D là ..... E. Củng cố và dặn dò Xem lại lý thuyết Bài tập về nhà: Giải các bài tập 2, 3 SGK Rút kinh nghiệm sau tiết :( Nếu có )

File đính kèm:

  • docchuong 5.doc
Giáo án liên quan