I/ MỤC TIÊU:
1/Về kiến thức:
- Nắm được khái niệm tần số, tần suất, bảng phân bố tần số , tần suất
- Cách tìm tần số và tần suất của một bảng số liệu thông kê.
2/Về kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng tính toán thông qua việc tìm tần số, tần suất
- Kĩ năng đọc và thiết lập bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp.
- Kĩ năng dự báo các tiêu chí, thông qua các số liệu thống kê.
3/ Về thái độ :
- Thông qua khái niệm tần số, tần suất, học sinh liên hệ với nhiều bài toán thực tế và từ thực tế có thể thiết lập được bài toán thông kê.
- Hiểu rõ hơn vai trò của toán học trong đời sống.
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1140 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 10 - Tuần 25 - Tiết 45 - Bài 1: Bảng phân bố tần số và tần suất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 25 Ngày soạn: 01/03/2008
Tiết CT: 45 Ngày dạy : 04/03/2008
Chương V:THỐNG KÊ
BÀI 1: BẢNG PHÂN BỐ TẦN SỐ VÀ TẦN SUẤT
I/ MỤC TIÊU:
1/Về kiến thức:
Nắm được khái niệm tần số, tần suất, bảng phân bố tần số , tần suất
Cách tìm tần số và tần suất của một bảng số liệu thông kê.
2/Về kĩ năng:
Rèn luyện kỹ năng tính toán thông qua việc tìm tần số, tần suất
Kĩ năng đọc và thiết lập bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp.
Kĩ năng dự báo các tiêu chí, thông qua các số liệu thống kê.
3/ Về thái độ :
Thông qua khái niệm tần số, tần suất, học sinh liên hệ với nhiều bài toán thực tế và từ thực tế có thể thiết lập được bài toán thông kê.
Hiểu rõ hơn vai trò của toán học trong đời sống.
II/ CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên :
a/ Phương tiện dạy học : SGK, phấn màu, và một số dụng cụ khác như thước kẻ, hình vẽ sẵn.
b/ Phương pháp: Kết hợp tiến trình - gợi mở – vấn đáp qua các HĐ điều khiển tư duy HĐ luyện tập
2/ Học sinh : Ôn lại một số kiến thức đã học
III/ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
TIẾT 45
1/ Ổn định lớp: Kiểm diện
2/ Kiểm tra bài cũ :
3/ Nội dung:
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn tập
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
+ Quan sát bảng phụ và trả lời các câu hỏi
* Trả lời
* H1: Dấu hiệu điều tra: Năng suất lúa hè thu ở mỗi tỉnh
* H2: Các số liệu thu thập được khi điều tra về một dấu hiệu gọi là các số liệu thống kê. Mỗi số liệu là một giá trị điều tra được của dấu hiệu.
* H3: Trong bảng trên có 31 số liệu thống kê
+ Nghe giáo viên phân tích ví dụ
* H4: Số lần xuất hiện của giá trị xi trong dãy các giá trị điều tra của dấu hiệu X được gọi là tần số của giá trị xi.
+ Giáo viên nêu ví dụ 1
Treo bảng phụ:
30 30 25 25 35 45 40 40 35 45
25 45 30 30 30 40 30 25 45 45
35 35 30 40 40 40 35 35 35 35 35
* H1: Dấu hiệu điều tra là gì?
* H2: Hãy cho biết số liệu thống kê là gì?
* H3: Trong bảng trên có bao nhiêu số liệu thống kê?
Trong 31 số liệu thống kê trên có 5 giá trị khác nhau
Gía trị 25 xuất hiện 4 lần nên có tần số 4
Gía trị 30 xuất hiện 7 lần nên có tần số 7
Gía trị 35 xuất hiện 9 lần nên có tần số 9
Giá trị 40 xuất hiện 6 lần nên có tần số 6
Giá trị 45 xuất hiện 5 lần nên có tần số 5
* H4: Tần số của số liệu thống kê là gì?
+ Giáo viên củng cố.
HOẠT ĐỘNG 2: Tần suất
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
* H1: Tần suất của số liệu thống kê xi là số fi = ni/n, trong đó ni là tần số của số liệu thống kê xi, n là số các số liệu thống kê (điều tra được theo dấu hiệu X) =
* H2: Bảng phân bố tần số và tần suất
Năng suất lúa(tạ/ha)
Tần số
Tần suất
25
4
12,9
30
7
22,6
35
9
29
40
6
19,4
45
5
16,1
Cộng
31
100(%)
Gía trị 25 xuất hiện 4 lần nên có tần số 4 và tần suất là
Gía trị 30 xuất hiện 7 lần nên có tần số 7 và tần suất là
Gía trị 35 xuất hiện 9 lần nên có tần số 9 và tần suất là
Giá trị 40 xuất hiện 6 lần nên có tần số 6 và tần suất là
Giá trị 45 xuất hiện 5 lần nên có tần số 5 và tần suất là
* H1: Tần suất của số liệu thống kê là gì?
* H2: Dựa vào kết quả thu được lập bảng phân bố tần số, tần suất ?
HOẠT ĐỘNG 3: Bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
I- VÍ DỤ: Xét bảng số liệu thống kê sau:
Chiều cao của 36 sinh viên (đơn vị là cm)
157
152
156
158
168
160
170
166
161
160
172
173
150
167
165
163
158
162
169
159
163
164
161
160
164
159
163
155
163
165
154
161
164
151
164
153
́́́́* Phân lớp.
-Lớp thứ 1 là [150cm;156cm)
-Lớp thứ 2 là [156cm;162cm)
-Lớp thứ 3 là [162cm;168cm)
-Lớp thứ 4 là [168cm;174cm]
Bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp như sau :
Chiều cao của 36 học sinh
Lớp số đo chiều cao (cm)
Tần số
Tần suất (%)
6
16,7
12
33,3
13
36,1
5
13,9
Cộng
36
100%
*Bảng phân phối thực nghiệm tần suất nói chung còn cồng kềnh khó sử dụng, nếu có nhiều số liệu thống kê rất khó nhận biết số liệu tập trung ở các đối tượng nào, cho nên người ta thường phân lớp số liệu thống kê. Mỗi lớp là một nữa khoảng hay đoạn chứa có bề rộng bằng nhau.
+ Giáo viên đưa ra các phân lớp
+ Yêu cầu HS lập bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp
* Chú ý:
1. Trong bảng, nếu thay cột (3) bằng cột tần số thì ta có bảng phân phối thực nghiệm tần số ghép lớp
2. Nếu ghép thêm cột tần số vào bảng thì sẽ có bảng phân phối thực nghiệm tần số và tần suất ghép lớp.
3. Đễ dễ so sánh, các tần suất thường được tính ở dạng tỉ số phần trăm.
4. Có nhiều cách phân lớp một bảng số liệu thống kê, tuỳ thuộc yêu cầu bài toán cụ thể
4/ Củng cố : Lập bảng phân bố tần số và ghép lớp tần suất ở hoạt động SGK trang 113
5/ Dặn dò : Đọc bài : Biểu đồ
6/ Rút kinh nghiệm :
File đính kèm:
- T45.doc