Giáo án Đại số 10 Tuần 3 Tiết 5 Các phép toán trên tập hợp

I. Mục tiêu

1/ Về kiến thức

 - Hiểu được khái niệm giao, hợp của hai tập hợp.

 - Hiểu được khái niệm hiệu và phần bù của hai tập hợp .

2/ Về kỹ năng

 - Làm được các phép toán giao của hai tập hợp, hợp của hai tập hợp.

 - Làm được các phép toán hiệu và phần bù của 2 tập hợp.

 - Biết dùng biểu đồ Ven để biểu diễn giao của hai tập hợp, hợp của hai tập hợp.

3/ Về tư duy

 - Bồi dưỡng phát triển tư duy phân tích, tổng hợp, suy luận logic.

 - Quy lạ về quen.

4/ Về thái độ:

 - Cẩn thận, chính xác, tích cực hoạt động.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1/ Chẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, phiếu học tập,

2/ Chẩn bị của học sinh: Đọc bài trước ở nhà.

III. Phương pháp dạy học.

 Kết hợp các phương pháp nhằm tạo sự liên hệ các kiến thức, suy nghĩ trực giác được dễ hiểu hơn: nêu vấn đề, vấn đáp, gợi mở

IV. Tiến trình dạy học.

1/ Ổn định và kiểm tra sĩ số lớp.

 

docx13 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 10 Tuần 3 Tiết 5 Các phép toán trên tập hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Tiết 5 §3. CÁC PHÉP TOÁN TRÊN TẬP HỢP Ngày soạn: 19/08/2010. I. Mục tiêu 1/ Về kiến thức - Hiểu được khái niệm giao, hợp của hai tập hợp. - Hiểu được khái niệm hiệu và phần bù của hai tập hợp . 2/ Về kỹ năng - Làm được các phép toán giao của hai tập hợp, hợp của hai tập hợp. - Làm được các phép toán hiệu và phần bù của 2 tập hợp. - Biết dùng biểu đồ Ven để biểu diễn giao của hai tập hợp, hợp của hai tập hợp. 3/ Về tư duy - Bồi dưỡng phát triển tư duy phân tích, tổng hợp, suy luận logic. - Quy lạ về quen. 4/ Về thái độ: - Cẩn thận, chính xác, tích cực hoạt động. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1/ Chẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, phiếu học tập,… 2/ Chẩn bị của học sinh: Đọc bài trước ở nhà. III. Phương pháp dạy học. Kết hợp các phương pháp nhằm tạo sự liên hệ các kiến thức, suy nghĩ trực giác được dễ hiểu hơn: nêu vấn đề, vấn đáp, gợi mở… IV. Tiến trình dạy học. 1/ Ổn định và kiểm tra sĩ số lớp. Lớp Sĩ số Ngày dạy Học sinh vắng 10A2 10A4 2/ Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi 1: Thế nào là tập con? Liệt kê các tập hợp con của tập hợp sau: A={1, a, x} Câu hỏi 2: Cho A={n ∈N| n là ước của 12}, B={n ∈N| n là ước của 18} Liệt kê các phần tử của A và B ? 3/ Bài mới. Hoạt động 1: Chiếm lĩnh tri thức về giao của hai tập hợp. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HĐ1: - GV nêu hoạt động 1: - Học sinh thực hiện: a, Liệt kê các phần tử của A và B A={1,2,3,4,6,12} B={1,2,3,6,9,18} b, Liệt kê các phần tử của tập hợp C là ước chung của 12 và 18: C={1,2,3,6} Từ hoạt động trên, học sinh có thể phát biểu phép toán giao của hai tập hợp. - GV biểu diễn bằng hình vẽ và kí hiệu. - Lấy thêm vdụ về tập hợp số, tập hợp trong hình học, tính giao hoán I. Giao của hai tập hợp. - Tập hợp C gồm các phần tử vừa thuộc A, vừa thuộc B được gọi là giao của A và B. Kí hiệu: C=A∩B= {x|x∈A và x∈B } x∈A∩B⇔x∈Ax∈B -Chú ý quy ước viết kí hiệu “ {” chỉ mệnh đề hội. Sơ đồ Ven: C A B Hoạt động 2: Chiếm lĩnh tri thức về hợp của hai tập hợp. Hoạt động cuả GV và HS Nội dung HĐ2: GV nêu hoạt động 2. - H1. Hãy chọn bất kì một học sinh giỏi Văn hoặc giỏi Toán? HS: chọn bất kì một học sinh thuộc A hoặc thuộc B. -H2: Liệt kê các phần tử của C là đội tuyển học sinh giỏi văn và toán? HS liệt kê và từ đó có thể phát biểu phép toán hợp của hai tập hợp. - GV nêu định nghĩa và kí hiệu, biểu diễn bằng hình vẽ. II. Hợp của hai tập hợp. - Tập hợp C gồm các phầ tử thuộc A hoặc thuộc B được gọi là hợp của A và B. - Kí hiệu: C=A∪B= {x|x∈A hoặc x∈B } x∈A∪B⇔x∈Ax∈B - Chú ý quy ước kí hiệu “[” chỉ mệnh đề tuyển. - Sơ đồ Ven: A B A∪B Hoạt động 3: Chiếm lĩnh chi thức về hiệu và phần bù của hai tập hợp. III. Hiệu và phần bù của hai tập hợp. Hoạt động của GV và HS Nội dung HĐTP1: Hiệu của hai tập hợp. - Giáo viên yêu cầu học sinh xem lại HĐ1 và xác định tập hợp C là các ước của A không thuộc các ước của B? - HS xác định C={4,12}. - GV giới thiệu tập C trên được gọi là hiệu của 2 tập A và B. - Từ hoạt động trên, học sinh có thể phát biểu phép toán hiệu của hai tập hợp. - GV biểu diễn bằng hình vẽ và kí hiệu. III. Hiệu và phần bù của hai tập hợp. - Tập hợp C gồm các phần tử thuộc A nhưng không thuộc B được gọi là hiệu của A và B. Kí hiệu: C=A\B={x∈A và x∉B} x∈A\B⇔x∈Ax∉B Sơ đồ Ven: C=A\BB A Hoạt động của GV và HS Nội dung HĐTP2: Phần bù của hai tập hợp GV giới thiệu khái niệm phần bù của hai tập hợp và kí hiệu. - Khi B⊂A thì A\B được gọi là phần bù của B trong A, kí hiệu CAB. Sơ đồ Ven: B A 4/ Củng cố bài học. - Giáo viên nhắc lại các phép toán trong bài học. - Cho học sinh làm bài tập 2 trong SGK trang 15. V. Rút kinh nghiệm tiết dạy. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày tháng năm 2010. Tiết 6 LUYỆN TẬP Ngày soạn: 19/08/2010 I. Mục tiêu 1/ Kiến thức: - Củng cố các phép toán về tập hợp đã học trong tiết trước. 2/ Kĩ năng: - Thành thạo kĩ năng tìm giao, hợp, phần bù và hiệu của hai tập hợp. 3/ Tư duy: - Phát triển tư duy logic, phân tích, tổng hợp. 4/ Thái độ: - Cẩn thận, chính xác, linh hoạt. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1/ Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án và một số bài tập thêm. 2/ Chẩn bị của học sinh: Làm các bài tập ở nhà. III. Phương pháp giảng dạy Gợi mở, vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề. IV. Tiến trình tiết dạy. 1/ Ổn định và kiểm tra sĩ số lớp. Lớp Sĩ số Ngày dạy Học sinh vắng 10A2 10A4 2/ Kiểm tra bài cũ. Nêu các định nghĩa tập con, tập bằng nhau, giao, hiệu và phần bù của hai tập hợp? 3/ Bài mới. Hoạt động 1: Củng cố cách xác định các phép toán về tập hợp. Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu 2 em lên làm bài tập 1, 2 trong SGK. - GV phân tích: Để xác định được các bài tập đề baif yêu cầu, ta cần xác định chính xác các phần tử của các tập hợp A và B. Sau đó sử dụng định nghĩa để giải bài toán. - Bài tập 2 cho HS một cái nhìn trực quan về các phép toán về tập hợp trong các trường hợp cụ thể. - Để xác định được các tập hợp là hợp, giao, hiệu, phần bù của hai tập hợp, ta thường phải liệt kê tất cả các phần tử của hai tập hợp ấy. Bài 1: A={C, O, H, I, T, N, E} B={C, O, N, G, M, A, I, S, T, Y, E, K} A∩ B ={C, O, I, T, N, E} A ∪ B ={C, O, H, I, T, N, E, G, M, A, S, Y, K} A \ B={H} B\ A={G, M, A, S, Y, K} Hoạt động 2: Vận dụng các phép toán này để tính số phần tử của một số tập đơn giản. Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu HS làm bài tập 3 SGK - GV hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ Ven minh họa trước khi giải bài toán. - Yêu cầu học sinh suy luận để giải bài toán. - Từ đó hướng dẫn HS đua ra công thức tổng quát về số phần tử của tập giao, hợp. - Có 25 bạn được khen, có 20 bạn học lực chưa giỏi và hạnh kiểm chưa tốt. - Ta có: |A∪B|+|A∩ B|= |A|+|B|. Hoạt động 3: Tính các phép toán trong trường hợp cụ thể. Hoạt động của GV và HS Nội dung GV yêu cầu HS làm bài tập 4. HS nhớ lại tính chất của tập hợp rỗng. Hoạt động 4: Một số bài tập thêm. Hoạt động của GV và HS Nội dung Bài tập 1: Xác định hai tập hợp A, B biết rằng : A\B={1,5,7,8}, B\A={2,10}, A∩B={3,6,9} Bài tập 2: Cho A và B là hai tập hợp. Dùng biểu đồ Ven để kiểm nghiệm rằng: a, A\B ⊂A, b)A∩B\A=∅ Bài tập1: Rèn luyện cho học sinh cách sử dụng sơ đồ Ven để suy ra cách tìm tập hợp. A= (A∩B) ∪ (A\B) B= (A∩B) ∪ ( B\A) Bài tập 2: Học sinh dùng sơ đồ Ven để kiểm nghiệm. 4/ Củng cố kiến thức: - Yêu cầu học sinh nhắc lại các khái niệm về các phép toán. 5/ Hướng dẫn hoạt động về nhà. - Làm các bài tập trong SBT và đọc trước bài 4. V. Rút kinh nghiệm tiết dạy Tuần 4 Tiết 7. §4. CÁC TẬP HỢP SỐ Ngày soạn 21/08/2010. I. Mục tiêu. 1/ Kiến thức - Hiểu được ký hiệu các tập hợp số N, N*, Z, Q, R và mối quan hệ giữa chúng. - Hiểu các ký hiệu khoảng, đoạn, nửa khoảng. 2/ Kỹ năng - Biết biểu diễn khoảng, đoạn trên trục số và ngược lại. - Biết cách mở rộng tập hợp số từ tập hợp số tự nhiên. - Vận dụng được vào 1 số ví dụ. 3/ Tư duy - Suy luận logic, quy lạ về quen. 4/ Thái độ: - Cẩn thận, chính xác, tích cực hoạt động. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1/ Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, STK, phiếu học tập, … 2/ Chẩn bị của học sinh: Hsinh chuẩn bị kiến thức đã học các lớp dưới, tiết trước. III. Phương pháp. Dùng phương pháp gợi mở vấn đáp. IV. Tiến trình bài học và các hoạt động. 1/ Ổn định và kiểm tra sĩ số lớp. Lớp Sĩ số Ngày dạy Học sinh vắng 10A2 10A4 2/ Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Cho hai tập hợp A={1,2,4,5,6,9,12,15} và B={1,3,4,5,7,8,9,10,12,14}. a, Tìm giao của hai tập hợp A và B. b, Tìm hợp của hai tập hợp A và B. c, Tìm hiệu của hai tập hợp A và B. 3/ Bài mới: Hoạt động 1: Nhắc lại các tập hợp số. Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu HS nhắc lại các tập hợp số đã học. - Gv vẽ biểu đồ minh họa quan hệ bao hàm của các tập hợp số đã học. R Q Z N I. Các tập hợp số đã học 1. Tập hợp các số tự nhiên N. N=0,1,2,3,… N*=1,2,3,4,… Câu hỏi trắc nghiệm: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai? a, N*⊂ N. b, A={0,2,7}⊂ N. c, B={0,7,9,10}⊂N*. 2- GV ghi đề mục lên bảng. 2. Tập hợp các số nguyên Z. Z={-3,-2,-1,0,1,2,3} Các số -1,-2,-3… là các số nguyên âm. Vậy Z gồm các số tự nhiên âm và các số dương. 3. Tập hợp số hữu tỉ Q. Q=aba,b∈Z, b≠0. Q là tập hợp các số thập phân hữu hạn và số thập phân vô hạn tuần hoàn. 4. Tập hợp các số thực R R= Q∪ I. Mỗi số thực được biểu diễn bởi một điểm trên trục số và ngược lại. Hoạt động 2: Các tập con của R. Hoạt động của GV và HS Nội dung - Chú ý các tập hợp con thường gặp của R. - GV biểu diễn trên trục số để HS nhớ. II. Các tập hợp con thường dùng của R (SGK). Hoạt động 3: Củng cố các phép toán trên các tập con của R. Hoạt động của GV và HS Nội dung -Yêu cầu HS làm các bài tập 1a, 2d, 3c trong SGK. - Yêu cầu HS nhắc lại các phép toán trên tập hợp. - Hướng dẫn học sinh thực hiện các phép toán này trên trục số. Bài tập: 1a, [-3,1)∪(0,4]=[-3,4] 2d, (-∞, 2]∩-2,+∞=[-2;2] 4/Củng cố: Thành thạo các phép toán về tập hợp trên trục số. 5/ Hướng dẫn bài tập về nhà: hướng dẫn học sinh làm các bài tập con lại trong SGK. Về nhà làm thêm các bài trong sách bài tập. V. Rút kinh nghiệm tiết dạy: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày tháng năm 2010 Tiết 8: LUYỆN TẬP Ngày soạn: 24/08/2010 I. Mục tiêu 1/ Kiến thức: - Học sinh nắm chắc các tập hợp số, đặc biệt là các tập hợp con của R . 2/ Kĩ năng. - Giải thành thạo các bài tập về giao, hợp của hai tập hợp số. 3/ Tư duy: Tư duy logic, phân tích, tổng hợp. 4/ Thái độ: Cẩn thận, chính xác, linh hoạt. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1/ Chuẩn bị của giáo viên: Chuẩn bị thêm một số bài tập để củng cố kiến thức cho học sinh. 2/ Chuẩn bị của học sinh: Học bài và làm bài tập về nhà. III. Phương pháp hướng dẫn. Gợi mở, vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề. IV. Tiến trình tiết dạy: 1. Ổn định tổ chức lớp: Lớp Sĩ số Ngày dạy Học sinh vắng 10A2 10A4 2/ Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Nêu kí hiệu cà các ý nghĩa của các tập con thường dùng của R . GV gọi học sinh lên bảng trả lời, nhận xét và cho điểm học sinh. 3/ Bài mới: Hoạt động 1: Củng cố dạng toán xác định tập hợp và biểu diễn chúng trên trục số. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu học sinh nêu cách xác định phép lấy giao hợp, phần bù trên trục số? - Gọi 3 em lên bảng làm các bài tập sau: Bài 28,29,30-SBT. -Hd: Để xác định giao của hai tập hợp, ta xác định 2 tập hợp ấy trên trục số và xóa bỏ phần R \A, R \B. Xác định hợp của 2 tập hợp, ta xác định 2 tập ròi xóa bỏ phần không thuộc vào hợp của hai tập. Lưu ý trong các trường hợp 1 trong 2 tập lại là các phép toán của các tập hợp khác. - Trả lời câu hỏi của GV. - Lên bảng làm các bài tập theo sự hướng dẫn của GV. Hoạt động 2: Củng cố thông qua một số bài toán tổng quát: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu học sinh làm bài tập 32(SBT). - Gợi ý: Từ điều kiện của đề bài, hãy biểu diễn các số a,b,c,d trên trục số? Từ đó xác định từng tập hợp trong phép toán. - Học sinh làm bài tập 32. - Gọi 1 học sinh lên bảng chữa. - Cả lớp theo dõi và nhận xét. 4/ Củng cố: GV hệ thống lại kiến thức và các dạng bài tập cho học sinh. 5/ Hướng dẫn làm bài tập về nhà: - Yêu cầu HS về nhà làm bài còn lại trong SBT. Đối với bài 32, có thể biện luận trong trường hợp a, b, c, d bất kì được không? V. Rút kinh nghiệm tiết dạy: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày tháng năm 2010. Tuần 5: Tiết 9: §5: SỐ GẦN ĐÚNG. SAI SỐ Ngày soạn 24/08/2010. I. Mục tiêu: 1/ Kiến thức. - Biết kn số gần đúng, sai số tuyệt đối. - Biết cách làm tròn những số đơn giản. 2/ Kỹ năng - Viết được số quy tròn của một số căn cứ vào độ chính xáccho truớc. - Biết sử dụng MTBT để tính toán với các số gần đúng. 3/ Tư duy - Rèn luyện tư duy khái quát, tương tự. 4/ Thái độ: - Cẩn thận, chính xác. - Tích cực hoạt động; II. Chuẩn bị. 1/ Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, STK, phiếu học tập, … 2/ Chuẩn bị của học sinh: Hsinh chuẩn bị kiến thức đã học các lớp dưới, tiết trước. III. Phương pháp. Dùng phương pháp gợi mở vấn đáp, chia nhóm. IV. Tiến trình tiết dạy 1/ Ổn định lớp. Lớp Sĩ số Ngày dạy Học sinh vắng 10A2 10A4 2/ Kiểm tra bài cũ: Hãy xác định tập hợp sau và biểu diễn chúng trên trục số: a) (3; 5)∪(4;7] b) [-1; 5) ∩(3;7] c) [-5; 4]\(2; 9). d) R\[7;+∞) 3/ Bài mới: Hoạt động 1: Tiếp cận khái niệm số gần đúng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Học sinh cần nắm được sai số đâu, sai số bao nhiêu? - Tính S bằng hai cách với hai giá trị π khác nhau: π=3,1;S=3,1.22=12,4. π=3,14;S=3,14.22=12,56. - Đưa ra nhận xét: Trong đo đạc, tính toán ta thường chỉ nhận được các số gần đúng. - Theo dõi độ lệch trong các phép tính và nhận xét phép tính nào chính xác hơn? - Cho biết các số đo trong HĐ1 đúng hay gần đúng? Hoạt động 2: Tiếp cận khái niệm sai số tuyệt đối. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Xem lại ví dụ 1 và so sánh: 3,1<3,14< π nên 3,1.4<3,14.4< π.4 Hay 12,4<12,56< S=π.4 Từ bất đẳng thức trên ta suy ra: |S-12.56|<|S-12,4|. Ta nói |S-12,56| có sai số tuyệt đối nhỏ hơn |S-12,4| - Giáo viên đưa ra định nghĩa: SGK_20. - Không tính được nhưng ta có thể ước lượng chúng. Ta có : |S-12,56|<|12,6-12,56|=0,04. Và |S-12,4|<|12,6-12,4|=0,2. Ta nói Minh có sai số tuyệt đối là 0,04 hoặc độ chính xác là 0,04. Tương tự đối với Nam. - Cho HS làm HĐ2. - Theo dõi cách tính nào cho kết quả chính xác hơn. - Trả lời xem có thể xác định được sai số tuyệt đối của kết quả tính diện tích của Nam và Minh dưới dạng số thập phân không? - Tính AC=32. Với 2=1,4142135.. . Lấy 1,414<2<1,415. Ta có: |3. 1,414-3.1,415|=0,003 Vậy AC=4,242±0,003.

File đính kèm:

  • docxchuong 1 menh de.docx