I. MỤC TIÊU :
Kiến thức : Nắm vững 2 quy tắc đếm : Quy tắc cộng và quy tắc nhân.
Kĩ năng :
- Có khả năng vận dụng thành thạo 2 quy tắc đếm trong việc giải toán.
- Phân biệt được khi nào dùng quy tắc cộng , khi nào dùng quy tắc nhân.
Thái độ : Hình thành thói quen cẩn thận , chính xác ; Có thái độ học tập tích cực.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
Học sinh : - Thực tế học sinh đã có khái niệm tập hợp
- Đọc trước bài ở nhà.
Giáo viên :
- Phương pháp : Nêu vấn đề , định hướng giải quyết vấn đề.
- Phương tiện : Compa , thước kẻ ,phấn màu , hình vẽ minh họa.
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1054 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 11 - Tiết 21: Quy tắc đếm năm 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 21 CHƯƠNG II. TỔ HỢP – XÁC SUẤT
Ngày soạn : 10 / 10 / 2007
QUY TẮC ĐẾM
Ngày dạy : 16 / 10 / 2007
I. MỤC TIÊU :
Kiến thức : Nắm vững 2 quy tắc đếm : Quy tắc cộng và quy tắc nhân.
Kĩ năng :
Có khả năng vận dụng thành thạo 2 quy tắc đếm trong việc giải toán.
Phân biệt được khi nào dùng quy tắc cộng , khi nào dùng quy tắc nhân.
Thái độ : Hình thành thói quen cẩn thận , chính xác ; Có thái độ học tập tích cực.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
Học sinh : - Thực tế học sinh đã có khái niệm tập hợp
- Đọc trước bài ở nhà.
Giáo viên :
Phương pháp : Nêu vấn đề , định hướng giải quyết vấn đề.
Phương tiện : Compa , thước kẻ ,phấn màu , hình vẽ minh họa.
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC :
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1 . GIỚI THIỆU KÍ HIỆU SỐ PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- HS ôn tập lại một số kiến thức về tập hợp.
- Giới thiệu : Số phần tử của tập hợp hữu hạn A được kí hiệu là : n(A) hoặc | A| .
Ví dụ : Cho A = {1;2;3;4;5;6}
B = {2; 4 ; 6}
Xác định số phần tử của A , B , AB , AB ?
HOẠT ĐỘNG 2 . XÂY DỰNG QUY TẮC CỘNG
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Đọc ví dụ.
- Trả lời miệng câu hỏi của giáo viên .
- Rút ra quy tắc cộng (SGK)
- HS thảo luận và trả lời :
Số cách chọn quả cầu = n(A) + n(B)
- Ghi nhận kiến thức .
- Dành thời gian cho học sinh đọc Ví dụ 1.
- Phân tích ví dụ :
+ Công việc chọn 1 trong các quả cầu được thực hiện như thế nào ?
+ Có bao nhiêu cách chọn quả cầu màu đen ? màu trắng ?
+ Có bao nhiêu cách chọn 1 quả cầu ?
+ Việc chọn quả cầu đen có liên quan tới việc chọn quả cầu màu trắng không ?
- HĐ1 /SGK.
- Rút ra nhận xét : Nếu A và B là các tập hợp hữu hạn không giao nhau thì : n(AB) = n(A) + n(B)
* Lưu ý : Các hành động được thực hiện độc lập , không liên quan đến nhau -> quy tắc cộng.
HOẠT ĐỘNG 3. XÂY DỰNG QUY TẮC NHÂN
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Đọc Ví dụ.
- Trả lời miệng câu hỏi của giáo viên.
+ Thực hiện liên tiếp 2 hành động :
* HĐ1 :Chọn áo : Có 2 cách chọn ( a hoặc b)
* HĐ2 : Chọn quần .Ứng với mỗi cách chọn áo : có 3 cách chọn quần ( 1 , 2 , hoặc 3)
+ Kết quả các bộ quần áo được tạo thành :
a1 ; a2 ; a3 ; b1 ; b2 ; b3
+ Có 6 cách chọn 1 bộ quần áo.
- Rút ra quy tắc nhân (SGK).
- Yêu cầu HS đọc Ví dụ 3 /SGK.
- Vẽ sơ đồ ( Hình 24 ) .
+ Ta thực hiện việc chọn 1 bộ quần áo như thế nào ?
+ Có bao nhiêu cách chọn áo ?
+ Ứng với mỗi cách chọn áo có bao nhiêu cách chọn quần ?
+ Số cách chọn 1 bộ quần áo ?
* Lưu ý : Các hành động được thực hiện liên tiếp nhau.
HOẠT ĐỘNG 4. VÍ DỤ ÁP DỤNG
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Tìm hiểu đề bài.
- Thảo luận nhóm, vẽ sơ đồ cây , đưa ra kết quả .
Theo quy tắc nhân :Có 3.4 cách.
- HS tìm hiểu đề bài.
- Xác định quy tắc sử dụng.
a) Theo quy tắc cộng : có 4 số.
b) Theo quy tắc nhân : có 4.4 = 16 số.
c) Có 4 cách chọn a .
Có 3 cách chọn b ( khác a)
Theo quy tắc nhân : có 4.3 = 12 số.
Ví dụ 4/SGK.
Dẫn dắt :
+ Muốn đi từ A đến C ta thực hiện những hành động nào ?
+ 2 hành động này có mối liên hệ như thế nào ?
( độc lập hay liên tiếp )
+ Aùp dụng qui tắc nào ?
Ví dụ (Bài 1/SGK)
- Cho hs đọc và xác định quy tắc áp dụng cho từng câu.
a) Số có 1 chữ số .
b) Số có 2 chữ số : Gọi số có 2 chữ số là .
Phân tích cho hs thấy công việc chọn số có 2 chữ số gồm các hành động liên tiếp sau :
+ Chọn a , có bao nhiêu cách chọn ?
+ Chọn b , có bao nhiêu cách chọn ?
c) Số có 2 chữ số khác nhau .
Các hành động ở câu c) giống câu b) , chỉ khác nhau về số cách chọn .
III.CỦNG CỐ VÀ LUYỆN TẬP :
- Khi nào sử dụng Quy tắc cộng ? Quy tắc nhân ?.
IV. BTVN VÀ DẶN DÒ :
- Làm bài tập 2 , 3 ,4 /SGK ; 1.3 , 1.4/ Trang 59/SBT.
- Chuẩn bị bài mới : HOÁN VỊ – CHỈNH HỢP – TỔ HỢP.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- 21.doc