Giáo án Đại số 7 - Chương IV: Biểu thức đại số - Trường THCS Kim Long

CHƯƠNG IV: BIỂU THỨC ĐẠI SỐ

Tiết 51: § 1 KHÁI NIỆM VỀ BIỂU THỨC ĐẠI SỐ

I/ Mục tiêu:

- Giúp HS hiểu được khái biểu thức đại số.

- HS biết tự tìm hiểu một số VD về biểu thức đại số.

II/ Chuẩn bị:

GV+HS: bảng phụ + bảng nhóm.

III/ Tiến trình dạy – học:

 

doc41 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Đại số 7 - Chương IV: Biểu thức đại số - Trường THCS Kim Long, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24 Ngày soạn: 26/ 02/ 06 Ngày dạy: từ 28/ 02đến 04/ 03/ 06 CHƯƠNG IV: BIỂU THỨC ĐẠI SỐ Tiết 51: § 1 KHÁI NIỆM VỀ BIỂU THỨC ĐẠI SỐ I/ Mục tiêu: - Giúp HS hiểu được khái biểu thức đại số. - HS biết tự tìm hiểu một số VD về biểu thức đại số. II/ Chuẩn bị: GV+HS: bảng phụ + bảng nhóm. III/ Tiến trình dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng GIỚI THIỆU CHƯƠNG Trong chương “biểu thức đại số”, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu các nội dung sau: * Nêu nội dung của chương. BÀI MỚI 1/ Nhắc lại về biểu thức. Nội dung chúng ta cần nghiên cứu đầu tiên đó là: “Khái niệm về biểu thức đại số”. Lấy VD: 42 + 7; 2 . 52 + 3 – 2; . Các số 4 và 7; 2; 5; 3; 2 ở trên được nối với nhau như thế nào? Các biểu thức trên được gọi là biểu thức số. Vậy biểu thức số là gì? Yêu cầu HS nêu vài VD? Cho HS làm ?1/ 24 (sgk). Yêu cầu HS đọc đề. Gọi 1HS lên bảng trình bày. 2/ Khái niệm về biểu thức đại số. Hãy công thức tính chu vi hình chữ nhật có một cạnh là 3 (m) và cạnh còn lại là a (m). Công thức tính chu vi 2.(3+a) thì a có phải là số không? Có thể là những số nào? Biểu thức trên dùng biểu thị chu vi của những hình chữ nhật có một cạnh bằng 3. Cho HS làm ?2/ 25 (sgk). Muốn có công thức tính diện tích ta phải biết yếu tố nào của hình chữ nhật? Vì bài toán chưa cho biết yếu tố nào, ta cần làm gì? Gọi cụ thể a là đại diện cho cạnh nào? Hai cạnh có quan hệ như thế nào? Các biểu thức: 2.(3+a); a – 2; [a+(a–2)].2 có gì khác với những biểu thức số? Các chữ đó ta có thể thay bằng bằng những số nào? 2.(3+a); a – 2; [a+(a–2)].2 gọi là các biểu thức đại số. Em hiểu thế nào biểu thức đại số. Yêu cầu HS nêu vài VD? Lấy VD giới thiệu cách viết gọn của biểu thức đại số: 4.x.y à 4xy; 1.x à x; -1.x à -x Cho HS làm ?3/ 25. Yêu cẩu HS đọc rõ đề. Yêu cầu 1HS lên bảng thực hiện. Biểu thức đại số là những biểu thức trong đó chữ đại diện cho những số tùy ý. Do đó những chữ đó còn được gọi là những biến. VD: 5x + 35y thì x, y được gọi là các biến. CỦNG CỐ Yêu cầu HS đọc phần chú ý: (25/ sgk) Cho HS tìm hiểu mục “Có thể em chưa biết”. Cho HS làm BT1/ 26 (sgk). Yêu cầu 3 HS lên bảng thực hiện Kết hợp với HS đánh giá cho điểm. Cho HS làm BT: 3/ 26 (sgk). Chuẩn bị BT trên bảng phụ. Cho HS làm BT: 4/ 27 (sgk). Yêu cầu HS đọc đề. Biểu thức nhiệt độ buổi sáng là gì? Nhiệt độ buổi trưa và buổi sáng có quan hệ gì? Từ đó ta có biểu nhiệt độ buổi chiều. Nghe giới thiệu. Các số trên được nối với nhau bởi cácphép tính: +; -; .; :; lũy thừa. Các số đượ nối với nhau bởi các phép tính: +; -; x; :; lũy thừa gọi là biểu thức đại số. Nêu VD. Làm ?1/ 24 (sgk). Đọc đề. Lên bảng thực hiện. 2.(3+a) Ở biểu thức 2.(3+a) a là số . Có thể là những số € Z dương. Làm ?2/ 25 (sgk) Cần biết chiều rộng và chiều dài. Gọi a dại diện cho 1 cạnh của hình chữ nhật. Gọi a là chiều dài. Chiều dài hơn chiều rộng 2 (cm). Các biểu thức: 2.(3+a); a – 2; [a+(a–2)].2 có chữ đại diện cho các số. Bằng nhiều số. Là những biểu thức trong đó có chữ đại diện cho số. Nêu VD. Làm ?3/ 25. 1HS lên bảng, các HS khác làm vào vở. Đọc phần chú ý: (25/ sgk) Làm BT1/ 26 (sgk). Mổi HS thực hiện một câu. HS còn lại theo dõi, sữa sai, (nếu có), làm vào vở. Làm BT: 3/ 26 (sgk). Thực hiện trên bảng phụ. Làm BT: 4/ 27 (sgk). Nghe hướng dẫn. Một HS lênbảng thực hiện. 1/ Nhắc lại về biểu thức: (sgk/ 24). VD: 73+2.3+1; 6.(4+9); ... là những biểu thức số. ?1/ 24 (sgk). Diện tích hình chữ nhật là: 3.(3 + 2) 2/ Khái niệm về biểu thức đại số. ?2/ 25 (sgk). Gọi a là chiều dài. Chiều rộng: a – 2 Diện tích: [a+(a–2)].2 là một biểu thức đại số. Khái niệm (sgk/ 25). VD: x+2. y; 45 – 7; 15.(a–b); .. là những biểu thức đại số. ?3/ 25. a/ 30x b/ 5x + 35y Chú ý: (25/ sgk). 3/ Aùp dụng BT1/ 26 (sgk). a/ x + y b/ xy c/ (x+y)(x–y) BT: 3/ 26 (sgk). 1 + e; 2 + b; 3 + a; 4 + c; 5 + d. BT: 4/ 27 (sgk). Buổi sáng: t Buổi trưa: t + x Buổi chiều: (t+x)–y HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ. - Nắm vững khái niệm thế nào là biểu thức đại số. - Làm BT 5/ 27 (shk); BT: 4, 5/ 9. 10 (SBT). - Xem trước § 2/ 27 (sgk). Tuần: 24 Ngày soạn: 27/ 02/ 06 Ngày dạy: từ 28/ 02đến 04/ 03/ 06 Tiết 52: § 2 GIÁ TRỊ CỦA MỘT BIỂU THỨC ĐẠI SỐ I/ Mục tiêu: - HS biết cách tính giá trị của mộ biểu thức đại số, biết cách trình bày lời giải của bài toán này. II/ Chuẩn bị: GV+HS: bảng phụ, bảng nhóm. III/ Tiến trình dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng BÀI CŨ Câu hỏi : Sữa BT: 5/ 27 (sgk). Nêu thêm câu hỏi: Cho a = 500000, m = 100000, n = 50000. Hãy tính tiền lương của công nhân ở câu a và câu b. Ta làm gì để tính tiền lương khi biết cụ thể: a = 500000, m = 100000, n = 50000 Ta nói 2 950 000 là giá trị của biểu thức 6a–n tại a = 500000, m = 100000, n = 50000. BÀI MỚI 1/ Giá trị của một biểu thức đại số. Ghi VD1 lên bảng. Với x = 1; y = -2 thay vào biểu thức trên ta được biểu thức nào? Ghi trả lời lên bảng. Ta nói: 2 là giá trị của biểu thức 4x+y tại x = 1; y = -2. Ghi VD2: Tính giá trị của biểu thức : 3x2–5x+1 tại x = 2; x = 2 có nghĩa là ta phải làm gì? Yêu cầu 2HS lên bảng thực hiện. Vậy để tính giá trị của biểu thức tại những giá trị cho trước của biến ta phải làm gì? Yêu cầu vài HS đọc lại khái niệm: (sgk/ 28). 2/ Aùp dụng: Cho HS làm ?1/ 28 (sgk). Yêu cầu 2HS lên bảng thực hiện. GV+HS theo dõi cho điểm Cho HS làm ?1/ 28 (sgk). Cho HS đứng tại chỗ chọn đáp số đúng. Cho HS làm BT: 7/ 29 (sgk). Tính giá trị của các biểu thức sau tại m = -1 và n = 2. a/ 3m – 2n; b/ 7m + 2n – 6 CỦNG CỐ Yêu cầu HS nêu cách tính giá trị biểu thức đại số. Cho HS làm BT: 6/ 28 (sgk). Chuẩn bị BT: 6/ 28 trên 2 bảng phụ. Tổ chức trò chơi cho HS. Luật chơi: Chọn hai đội, mỗi đội 7 HS, mỗi HS thực hiện một biểu thức, HS này thực hiện song truyền viết cho HS khác.Đội nào song trước, chính xác là đội thắng cuộc. Lên bảng làm BT 5/ 27 (sgk). Thay a = 500000, m = 100000, n = 50000 vào hai biểu thức để tính. Ghi VD vào vở. Ta được: 4.1 + (-2) Ta lần lượt phải thay x = 2; x=-2 vào biểu thức 3x2–5x+1 để tính. 2HS lên bảng, các HS còn lại làm vào vở. Trả lời như sgk/ 28. Đọc lại khái niệm: (sgk/ 28). Làm ?1/ 28 (sgk). Hai HS lên làm ?1 Làm ?1/ 28 (sgk). Đứng tại chỗ chọn kết qủa. Làm BT: 7/ 29 (sgk). Mỗi HS thực hịen một câu trên bảng. Nêu cách tính giá trị biểu thức đại số. Làm BT: 6/ 28 (sgk). Tính giá trị của các biểu thức sau tại: x = 3; y = 4; z=5 để tìm tên giải thưởng toán học Việt Nam. BT 5/ 27 (sgk). a/ 3a+m b/ 6a–n Nếu a = 500000, m = 100000, n = 50000 thì: a/ 3a+m = 3.500000 +100000 = 1 600 000. b/ 6a–n = 6.500000–50000 = 2 950 000. 1/ Giá trị của một biểu thức đại số. VD1: Cho biểu thức: 4x+y. Hãy thay x = 1; y = -2 vào biểu thức để tính. * Với x = 1; y = -2 ta có: 4x + y = 4.1 + (-2) = 2. Vậy: 2 là giá trị của biểu thức 4x + y tại x = 1; y = -2. VD2: Tính giá trị của biểu thức : 3x2–5x+1tại x = 2; x=-2 * Với x = 2 ta có: 3x2–5x+1 = 3.22 - 5.2+1 = 12 – 10 + 1 = 3 Vậy 3 là giá trị của biểu thức của 3x2–5x+1 tại x = 2. * Với x = -2 ta có: 3x2–5x+1 = 3.(-2)2–5.(-2) +1 = 12 + 10 +1 = 23 Vậy 23 là giá trị của biểu thức của 3x2–5x+1 tại x = -2 * Khái niệm: sgk/ 28. 2/ Aùp dụng: ?1/ 28 (sgk). Tính giá trị của biểu thức 3x2-9x tại x=1 và tại x = * Với x = 1 ta có: 3x2 - 9x = 3 . 12 – 9.1 = -6 Vậy -6 là giá trị của biểu thức 3x2-9x * Với x = ta có: 3x2 - 9x = 3. - 9. = 3 – 3 = 0 Vây 0 là giá trị của biểu thức 3x2 - 9x tại x = ?1/ 28 (sgk). Giá trị của biểu thức x2y tại x=-4 và y = 3 là : x2y = (-4)2.3 = 48 BT: 7/ 29 (sgk). a/ Với m = -1 và n = 2 ta có: 3m – 2n = 3.(-1) – 2.2 = -7 Vậy -7 là giá trị của 3m – 2n tại m = -1 và n = 2 b/ Với m = -1 và n = 2 ta có: 7m + 2n – 6 = 7.(-1) + 2.2 – 6 = -7 + 4 – 6 = - 9 BT: 6/ 28 (sgk). N x2 = 32 = 9 Ê 2z2 + 1 = 2.52 + 1 = 51 T y2 = 42 = 16 H x2 + y2 = 32 + 42 = 25 Ă (xy + z) = .(3.4+5) = 8,5 V z2 - 1 = 52 – 1 = 24 L x2 – y2 = 32 – 42 = - 7 I (y + z) . 2 = (4 + 5).2 = 18 M = = = 5 -7 51 24 8,5 9 16 25 18 51 5 L Ê V Ă N T H I Ê M HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ - Làm BT: 8,8/ 29 (sgk). - Đọc mục “Có thể em chưa biết”: 29 (sgk0. - Xemtrước § 3/ 30 (sgk). Tuần: 25 Ngày soạn: 5/ 03/ 06 Ngày dạy: từ 7/ 03 đến11/ 03/ 06 Tiết 53: § 3 ĐƠN THỨC I/ Mục tiêu: - HS nhận biết được đâu là một đơn thức. - HS nhận biết được đơn thức thu gọn. Nhậnbiết được phần hệ số, phàn biến của một đơn thức. - HS biết nhân hai đơn thức. - HS biết cách viết một đơn thức về dạng đơn thức thun gọn. II/ Chuẩn bị: GV+HS: Bảng phụ, bảng nhóm, xem trước bài. III/ Tiến trình dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng BÀI CŨ Câu hỏi: Để tính giá trị của biểu thức khi biết giá trị của biến ta phải làm như thế nào? Làm BT: 9/ 29 (sgk). BÀI MỚI 1/ Đơn thức: Yêu cầu HS thực hiện ?1/ 30 (sgk). Yêu cầu đọc đề. Yêu cầu HS lên bảng trình bày. Em hãy nêu nhận xét về sự khác nhau của các biểu thức nhóm I và II. Các biểu thức nhóm II gọi là đơn thức. Vậy đơn thức là gì? 9; ; z; y có phải là biểu thức không? 9; ; z; y có phải là đơn thức không? Yêu cầu HS nêu định nghĩa: 30/ (sgk). Yêu cầu HS nêu vài VD? 2/ Đơn thức thu gọn: Cho đơn thức: 12x3y5. Đơn thức trên có mấy biến? Các biến trên được viết dưới dạng nào? Đơn thức đơn thức: 12x3y5 gọi là đơn thức thu gọn. Vậy đơn thức thu gọn là gì? Đơn thức 7xx2y có được gọi là đơn thức thu gọn không? Vì sao? Yêu cầu HS nêu lại định nghĩa: 31 (sgk). Đơn thức 12x3y5: + 12 gọi là phần hệ số. + x3y5 gọi là phần biến. 3/Bậc của đơn thức: Yêu cầu HS đọc phần chú ý: 31 (sgk). Cho đơn thức 2x3y7z có phải là đơn thức thu gọn chưa? Hãy tìm hệ số và phần biến? Biến x, y, z lần lượt có số mũ là bao nhiêu? Tổng số mũ các biến của đơn thức 2x3y7z là bao nhiêu? Ta nói: 11 là bậc của đơn thức 2x3y7z. Vậy bậc của đơn thức là gì? Yêu cầu HS nêu lại định nghĩa: 31 (sgk). Cho: 4xy5z; yt5; 7; 0. hãy tìm bậc của các đơn thức trên? Số # 0 có bậc là bao nhiêu, số 0 có bậc là bao nhiêu? 4/ Nhân hai đơn thức Cho: 32.53 và 34.57. áp dụng tính chất phép nhân và quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số, hãy tính tích hai biểu thức trên? Tương tự hãy tính tích: 4x2y5 và 7x7y2 28 x9y7 gọi là tích của hai đơn thức 4x2y5 và 7x7y2 Vậy muốn tính tích của hai đơn thức ta làm như thế nào? Cho đơn thức 5xy7xyz5 có phải là đơn thức thu gọn không? Ta có thể thu gọn được đơn thức trên không? Yêu cầu HS đọc phần chú ý: 32 (sgk) Cho HS làm ?3/ 32 (sgk). Yêu cầu 1HS lênbảng trình bày các HS khác làm vào vở. CỦNG CỐ Cho HS làm BT:11/ 32 (sgh). Yêu cầu HS nhắc lại thế nào là đơn thức? Củng cố kiến thức nhận biết biểu thức nào là đơn thức. Cho HS làm BT:12/ 32 (sgh). Củng cố kiến thức nhận biết phần hệ số, phần biến. Cho HS làm BT:13/ 32 (sgh). Cho HS thực hiện câu a. Yêu cầu HS nhắc lại cách tính tích hai đơn thức, cách tìn bậc của đơn thức? Củng cố kiến thức tính tích các đơn thức và tìm bậc của đơn thức. Trả lời câu hỏi. Thực hiện BT trên bảng. Thực hiện ?1/ 30 (sgk). Đọc đề. Lên bảng trình bày. Các biểu thức nhóm I có chứa các phép tính cộng, trừ. Các biểu thức nhóm II chỉ chứa phép tính nhân và lũy thừa. Là các biểu thức chỉ chứa phép tính nhân và lũy thừa. 9; ; z; y là biểu thức 9; ; z; y là đơn thức Đọc định nghĩa: 30/ (sgk). Nêu VD Đơn thức: 12x3y5 có 2 biến x và y. Các biến được viết dưới dạng một lũy thừa. Trả lời. 7xx2y không phải là đơn thức thu gọn. Vì biến x chưa được viết dưới dạng một lũy thừa. Nêu lại định nghĩa: 31 (sgk). Đọc phần chú ý: 31 (sgk). 2x3y7z là đơn thức thu gọn . Hệ số là : 2; phần biến là: x3y7z Biến x, y, z lần lượt có số mũ là: 3; 7; 1. Tổng số mũ các biến của đơn thức 2x3y7z là 11. Trả lời. Nêu lại định nghĩa: 31 (sgk). Tìm bậc. Trả lời. (32.53) . (34.57) = (32.34).(53.57) = 36.510 Ta có: 4x2y5 . 7x7y2 = 4.7 x2x7y5y2 = 28 x9y7 Ta nhân hệ số với nhau, các biến giống nhau với nhau. 5xy7xyz5 không phải là đơn thức thu gọn. 5xy7xyz5 = 5xxy7yz5 = 5x2y8z5 Đọc phần chú ý: 32 (sgk) Làm ?3/ 32 (sgk). Lên bảng trình bày, làm vào vở. Làm BT:11/ 32 (sgh). Trả lời Lên bảng thực hiện, làm vào vở. Làm BT:12/ 32 (sgh). Lên bảng thực hiện, làm vào vở. Làm BT:13/ 32 (sgh). Trả lời kiến thức. Lên bảng thực hiên BT BT: 9/ 29 (sgk). * Với x = 1; y = ta có: x2y3 + xy = 12.+ 1. = + = Vậy là giá trị của biểu thức x2y3 + xy tại x=1; y= 1/ Đơn thức: ?1/ 30 (sgk). + Nhóm 1: 3-2y; 10x+y; 5(x+y) + Nhóm 2: 4xy2; -x2y3x; 2x2y3x; 2x2y; -2y Định nghĩa: 30/ (sgk). VD: 3xyz2; 7x2z; là những đơn thức. * Chú ý: Số 0 được gọi là đa thức không. 2/ Đơn thức thu gọn: Định nghĩa: (sgk/ 31). VD: 7x5y2; xz6; là những đơn thức thu gọn. * 7x5y2 có hệ số là 7, phần biến là x5y2. * Chú ý: 31 (sgk). 3/Bậc của đơn thức: Định nghĩa: 31 (sgk). VD: 4xy5z có bậc là 7 yt5 có bậc là 6. 7 có bậc là 0 0 không có bậc. 4/ Nhân hai đơn thức VD: 4x2y5 . 7x7y2 = 4.7 x2x7y5y2 = 28 x9y7 5xy7xyz5 = 5xxy7yz5 = 5x2y8z5 * Chú ý: 32 (sgk). ?3/ 32 (sgk). Ta có: -x3 . -8xy2 = x3xy2 = 2x4y2 3/ Aùp dụng: BT:11/ 32 (sgh). Biểu thức là đơn thức: 9x2yz; 15,5 BT:12/ 32 (sgh). 2,5x2y phần hệ số là: 2,5; phần biến là x2y. 0,25 x2y2 phần hệ số là: 0,25; phần biến là: x2y2. BT:13/ 32 (sgh). a/ Ta có: -x2y.2xy3 = -.2x2xyy3 = -x3y4 HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ - Nắm chắc các kiến thức: đơn thức, đơn thức thu gọn, tích các đơn thức, các tìm bậc của đơn thức. - Làm BT: 13b; 14/ 32 (sgk), BT17, 18/ 11, 12 (SBT). Tuần: 25 Ngày soạn: 5/ 03/ 06 Ngày dạy: từ 7/ 02đến 11/ 03/ 06 Tiết 54: § 4 ĐƠN THỨC ĐỒNG DẠNG I/ Mục tiêu: - HS cần hiểu được thế nào là hai đơn thức đồngdạng. - HS biết cộng trừ các đơn thức đồng dạng. II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ ghi BT 18/ (sgk/ 35), tổ chức trò chơi. HS: Bút viết bảng tham gia trò chơi. III/ Tiến trình dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng BÀI CŨ Câu hỏi 1: Thế nào là đơn thức, đơn thức thu gọn? Câu hỏi 2: Thế nào là bậc của đơn thức , muốn nhân hai đơn thức ta làm như thế nào? BÀI MỚI 1/ Đơn thức đồng dạng Cho HS làm ?1/ (sgk/ 33). Cho đơn thức 3x2yz. Yêu cầu HS lên bảng thực hiện. Các đơn thức ở câu a có gì đặc biệt? Các đơn thức ở câu a là các đơn thức đồng dạng. Vậy thế nào là hai đơn thức đồng dạng? Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa: (sgk/ 33). Yêu cầu HS cho VD? Chọn vài VD ghi bảng. Các số: 4; 5; -7; -6 được coi là các đơn thức đồng dạng. Cho HS đọc phần chú ý: (sgk/ 33). Cho HS làm ?2/ (sgk/ 33). Yêu cầu HS đọc đề. Yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời. 2/ Cộng, trừ các đơn thứcđồng dạng Muốn xét xem hai đơn thức có đồng dạng hay không ta làm như thế nào? Cho: 42.32.7 + 42.32.5 Hãy áp dụng tính chất phân phối giữa phép nhân với phép cộng để tính biểu thức trên. Tương tự hãy tính: 4x2y3 + 3 x2y3; 4x2y3 ­ 3 x2y3 Viết lại: 4x2y3 + 3 x2y3 = (4+3)x2y3 = 7 x2y3 4x2y3 ­ 3 x2y3 = (4­3) x2y3 = x2y3 Vậy để cộng hay trừ hai đơn thức đồng dạng ta làm như thế nào? Yêu cầu HS nêu lại định nghĩa: (sgk/ 34). Cho HS thực hiện theo nhóm ?3: (sgk/ 34). Yêu HS đọc kỹ đề để thực hiện. CỦNG CỐ Nêu câu củng cố kiến thức vừa học cho HS Cho Hs hoạt động nhóm BT 18: (sgk/ 35). Phát cho các nhóm đề BT 18 (sgk/ 35). HS 1: Trả lời câu hỏi 1. HS 2: Trả lời câu hỏi 2. Làm ?1/ (sgk/ 33). HS1: Thực hiện câu a. HS2: Thực hiện câu b. Các đơn thức ở câu a có phần biến giống nhau. Trả lời. Nhắc lại định nghĩa: (sgk/ 33). Lấy VD. Đọc phần chú ý: (sgk/ 33). Làm ?2/ (sgk/ 33). Xét xem hai đơn thức có phần biến giống nhau hay không. 42.32.7 + 42.32.5 = 42.32. (7 + 5) = 42.32.12 4x2y3+3x2y3= x2y3(4+3) = x2y3.7 4x2y3 ­ 3 x2y3 = x2y3(4­3)= x2y3 Trả lời Nêu lại định nghĩa: (sgk/ 34). Thực hiện theo nhóm ?3: (sgk/ 34). Thi đua nhóm nào làm xong trước chính xác được điểm thưởng. Nêu lại những kiến thức vừa học. Hoạt động nhóm BT 18: (sgk/ 35). Các nhóm là nhanh và điền kết qủa vào giấy được phát. 1/ Đơn thức đồng dạng ?1/ (sgk/ 33). a/ 7x2yz; x2yz; 9x2yz b/ 6xyz; 3xy2; xz7 Định nghĩa: (sgk/ 33). VD: xy7z; 7xy7z là hai đơn thức đồng dạng. Chú ý: (sgk/ 33). ?2/ (sgk/ 33). 0,9xy2 và 0,9x2y không phải là hai đơn thức đồng dạng. Vì phần biến không giống nhau. 2/ Cộng, trừ các đơn thứcđồng dạng Định nghĩa: (sgk/ 34). Bài làm của các nhóm: Tác giả của cuốn Đại Việt sử kí. V: 2x2+3x2­x2 = x2 Ư: 5xy ­ xy + xy = xy N: x2 + x2 = x2 U: -6x2y ­ 6x2y = ­12x2y H: xy ­ 3xy + 5xy = 3xy Ê: 3xy2 ­ (­3xy2) = 6xy2 Ă: 7y2z3 + (­7y2z3) = 0 L: x2 + = x2 x2 6xy2 x2 0 x2 3xy xy ­12x2y L Ê V Ă N H Ư U GV cùng với HS nhận xét, kiểm tra bài của một nhóm nữa. Đại diện một nhóm làm nhanh nhất lên trình bày HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: - Cần nắm vững thế nào là hai đơn thứcđồng dạng. - Nắm chắc cách tính cộng, trừ các đơn thức đồng dạng. - Làm BT: 15/ (sgk/ 34); BT: 19, 21, 22/ (sgk/ 36). Tuần: 26 Ngày soạn: 12/ 03/ 06 Ngày dạy: từ 14/ 02đến 18/ 03/ 06 Tiết 55: LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: - HS được củng cố kiến thức về biểu thức đại số, đơn thức thu gọn, đơn thức đồng dạng. - HS được rèn luyện kỹ năng: tính giá trị của một biểu thức đại số, tính tích các đơn thức, tính tổng và hiệu các đơn thức đồng dạng, tìm bậc của đơn thức. II/ Chuẩn bị: GV: bảng phụ ghi BT 23 (sgk/ 36). HS: Chuẩn bị các BT phần luyện tập (sgk/ 36). III/ Tiến trình dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng BÀI CŨ Câu hỏi 1:Thế nào là hai đơn thức đồng dạng? Làm BT 15 (sgk/ 34). Câu hỏi 2: Để cộng trừ các đơn thức đồng dạng ta làm như thế nào? Làm BT: 16 (sgk/ 34). LUYỆN TẬP Cho HS làm BT: 19 (sgk/ 36). Yêu cầu HS đọc đề. Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức tính giá trị của biểu thức đại số. Ta có thể tính nhanh hơn bằng cách đổi x = 0,5 = Yêu cầu 1 HS lên bảng thực hiện. Cho HS làm BT: 22 (sgk/ 36). Để tính tíc các đơn thức ta làm như thế nào? Yêu cầu 2 HS lên bảng tích tích. x5y3; x3y5 được gọi là các đơn thức viết ở dạng nào? Bậc của đơn thức là gì? Yêu cầu 1 HS lên bảng tìm bậccủa hai đơn thức trên. Cho HS làm BT: 21 (sgk/ 36). Các đơn thức này có quan hệ gì? Để tính tổng các đơn thức đồng dạng ta làm như thế nào? Yêu cầu 1HS lên bảng thực hiện. Cho HS làm BT: 23 (sgk/ 36). Chuẩn bị BT trên bảng phụ: Gợi ý: Aùp dụng kiến thức cộng, trừ các đơn thức đồng dạng để tìm các hệ số. HS1: trả lời câu hỏi 1. Làm BT 15 (sgk/ 34). HS2: trả lời câu hỏi 2. Làm BT: 16 (sgk/ 34). Làm BT: 19 (sgk/ 36). Trả lời cách tính giá trị của biểu thức. 1 HS lên bảng thực hiện. Làm BT: 22 (sgk/ 36). Nhân các hệ số với nhau, viết các biến giống nhau dưới dạng 1 lũy thừa. 2 HS lên bảng tích tích. x5y3; x3y5 được gọi là các đơn thức thu gọn. Trả lời. Làm BT: 21 (sgk/ 36). Là các đơn thức đồng dạng. Cộng các hệ số và giữ nguyên phần biến. HS lên bảng thực hiện. Làm BT: 23 (sgk/ 36). Thực hiện trên bảng phụ Câu c có thể tìm dáp số khác. BT 15 (sgk/ 34). + x2y; x2y; x2y; x2y + xy2; ­2 xy2; xy2; + xy BT: 16 (sgk/ 34). 25xy2 + 55xy2 + 75xy2 = (25+55+75)xy2 = 155xy2 LUYỆN TẬP BT: 19 (sgk/ 36). * Với x = 0,5; y = –1. Ta có: 16x2y5 – 2x3y2 = 16..(-1)5 – 2..(-1)2 = 16 . . (-1) – 2 ..1 = – 4 –= – 4,25 BT: 22 (sgk/ 36). a/ x4y2 . xy = .x4xy2y = x5y3 b/ x2y . xy4 = . x2xyy4 = x3y5 x5y3 có bậc là 8. x3y5 có bậc 8 BT: 21 (sgk/ 36). Ta có: xyz2 + xyz2 + xyz2 = xyz2 = xyz2 BT: 23 (sgk/ 36). a/ 3x2y + 2x2y = 5x2y b/ –5x2 – 2x2 = –7x2 c/ 2x5 + –x5 + –x5 = x5 HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: Xem lại các BT đã sữa, các kiến thức đã học. Làm BT: 20, 22 (SBT/ 12) Xem trước § 5 (sgh/ 36). Tuần: 26 Ngày soạn: 12/ 03/ 06 Ngày dạy: từ 14/ 02đến 18/ 03/ 06 Tiết 56: § 5 ĐA THỨC I/ Mục tiêu: - HS nhận biết được đa thức thông qua một số VD cụ thể. - HS biết thu gọn đa thức, tìm bậccủa đa thức. II/ Chuẩn bị: GV+HS: Nghiên cứu trước bài. III/ Tiến trình dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng ĐẶT VẤN ĐỀ BÀI MỚI 1/ Đa thức: 3x2y + 2xy ­ xyz có tên gọi là gì? Cho các đơn thức: 5 x2y; xy2; xy; 5 hãy lập tổng các đơn thức đó? Biểu thức 5x2y+ xy2+ xy+ 5 là tổng của những đơn thức. Cho biểu thức: x2y­3xy+3x2y­3+xy­x+5 Em có nhận xét gì về các phép tính biểu thức trên? Phép trừ có thể đưa về phép cộng được không? x2y­3xy+3x2y­3+xy­x+5 và 5x2y+ xy2+ xy+ 5 là những đa thức, mỗi đơn thức được coi là một hạng tử. Vậy em hiểu thế nào là đa thức? Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa: (sgk/ 37). Để cho gọn người ta kí hiệu đa thức bằng các chữ cái in hoa: A, B...... Cho HS làm ?1/ (sgk/ 37). Yêu cầu HS1 lên bảng viết đa thức, HS2 chỉ rõ các hạng tử. Giới thiệu chú ý: (sgk/ 37). 2 Thu gọn đa thức Trong đa thức: x2y­3xy+3x2y­3+xy­x+5 ta thấy có những hạng tử đồng dạng. Em hãy cộng các số hạng đồng dạng? 4x2y ­2xy ­x+5 gọi là đa thức thu gọn của đa thức x2y­3xy+3x2y­3+xy­x+5 . Thu gọn đa thức là ta phải làm gì? Cho HS làm ?2 (sgk/ 38). Đa thức đã thu gọn có bao nhiêu hạng tử. 3/ Bậc của đa thức: Cho : 4x3y4+2xy9­xyz7 Đa thức trên đã ở dạng thu gọn chưa? Vì sao? Đa thức có những hạng tử nào? Bậc của mỗi hạng tử là bao nhiêu? Bậc cao nhất là bao nhiêu? Ta nói : 4x3y4+2xy9­xyz7 có bậc là 10. Vậy bậc của đa thức là gì? Muốn tìm bậc của đa thức ta phải viết đa thức ở dạng nào? Yêu cầu HS đọc phần chú ý: (sgk/ 38). Cho HS làm ?3 (sgk/ 38). Đa thức Q đã ở dạng thu gọn chưa? Ta cần làm gì trước khi tìm bậc của Q? CỦNG CỐ Nêu câu hỏi: + Thế nào là đa thức: +Thu gọn đa thức ta làm như thế nào? + Bậc của đa thức là gì? Cho HS làm BT 24 (sgk/ 38) Yêu cầu HS đọc đề. Yêu cầu HS1 thực hiện câu a. * Gợi ý câu b: Giá tiền mua mỗi hộp táo là bao nhiêu? Vì sao? Giá tiền mua 10 hộp táo là bao nhiêu? Giá tiền mua mỗi hộp nho là bao nhiêu? Vì sao? Giá tiền mua 15 hộp nho là bao nhiêu? Cho HS làm BT 28 (sgk/ 38) Yêu cầu HS đọc đề. Dự đoán. Lên bảng thực hiện. Là phép cộng, trừ các đơn thức. a ­ b = a + (­b) Trả lời. Nhắc lại định nghĩa: (sgk/ 37). Làm ?1/ (sgk/ 37). HS1: Viết đa thức. HS2: Chỉ rõ các hạng tử. Đọc chú ý : (sgk/ 37). Lên bảng thực hiện. Thực hiện cộng các hạng tử đồng dạng. Làm ?2 (sgk/ 38). Q = 5x2y­3xy+x2y­xy+5xy­x++x­ = (5x2y+x2y)+(­3xy­xy+5xy)+( ­x+x) +(­) = x2y + xy + x + 4x3y4+2xy9­xyz7 đã thu gọn, vì không còn hạng tử đồng dạng. 4x3y4 có bậc là: 7 2xy9 có bậc là: 10 ­xyz7 có bậc là: 9 Bậc cao nhất là: 10. Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất. Ta phải viết đa thức ở dạng thu gọn. Đọc phần chú ý: (sgk/ 38). Làm ?3 (sgk/ 38). Đa thức Q còn các hạng tử đồng dạng. Thu gọn các hạng tử đồng dạng. HS1: thu gọn đa thức. HS2

File đính kèm:

  • docCHUONG IV.doc
Giáo án liên quan