Giáo án Đại số 7 Tuần 7 + 8 năm học 2012- 2013

I/ Mục tiêu

- Kiến thức: Học sinh nhận biết được số thập phân hữu hạn , số thập phân vô hạn tuần hoàn .

 Điều kiện để một phân số tối giản biểu diễn được dưới dạng số thập phân hữu hạn và số thập phân vô hạn tuần hoàn .

 Hiểu được số hữu tỷ là số có biểu diễn thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn .

 -Kĩ năng: HS cẩn thận, chính xác, không nhầm lẫn

- Thái độ: HS yêu thích bộ môn

II/ Phương tiện dạy học

- GV: SGK, bảng phụ .

- HS: SGK, thuộc định nghĩa số hữu tỷ.

III/ Tiến trình dạy học

 

doc10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 997 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 7 Tuần 7 + 8 năm học 2012- 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7 Ngày soạn : 3/10/2012 Ngày dạy : 8/10/2012 Tiết 13 . SỐ THẬP PHÂN HỮU HẠN . SỐ THẬP PHÂN VÔ HẠN TUẦN HOÀN I/ Mục tiêu - Kiến thức: Học sinh nhận biết được số thập phân hữu hạn , số thập phân vô hạn tuần hoàn . Điều kiện để một phân số tối giản biểu diễn được dưới dạng số thập phân hữu hạn và số thập phân vô hạn tuần hoàn . Hiểu được số hữu tỷ là số có biểu diễn thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn . -Kĩ năng: HS cẩn thận, chính xác, không nhầm lẫn - Thái độ: HS yêu thích bộ môn II/ Phương tiện dạy học - GV: SGK, bảng phụ . - HS: SGK, thuộc định nghĩa số hữu tỷ. III/ Tiến trình dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Nêu tính chất cơ bản của tỷ lệ thức ? Tìm x biết : Thế nào là số hữu tỷ ? Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới :Viết các phân số sau dưới dạng số thập phân : Các số 0,35 ; 1,18 gọi là số thập phân hữu hạn . Số thập phân 0, 533 có được gọi là hữu hạn ? => bài mới . Hoạt động 3: Số thập phân hữu hạn , số thập phân vô hạn tuần hoàn - HĐTP 3.1: Số thập phân hữu hạn, số thập phân vô hạn tuần hoàn : Số thập phân 0,35 và 1, 18 gọi là số thập phân hữu hạn vì khi chia tử cho mẫu của phân số đại diện cho nó đến một lúc nào đó ta có số dư bằng 0 . - HĐTP 3.2: Số 0,5333 gọi là số thập phân vô hạn tuần hoàn vì khi chia 8 cho 15 ta có chữ số 3 được lập lại mãi mãi không ngừng . Số 3 đó gọi là chu kỳ của số thập phân 0,533 - HĐTP 3.3: Viết các phân số sau dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn và chỉ ra chu kỳ của nó : Hoạt động 4: Nhận xét - HĐTP 4.1: Nhìn vào các ví dụ về số thập phân hữu hạn , em có nhận xét gì về mẫu của phân số đại diện cho chúng ? - HĐTP 4.2: Gv gợi ý phân tích mẫu của các phân số trên ra thừa số nguyên tố ? Có nhận xét gì về các thừa số nguyên tố có trong các số vừa phân tích ? Xét mẫu của các phân số còn lại trong các ví dụ trên? - HĐTP 4.3: Qua việc phân tích trên, em rút ra được kết luận gì ? Làm bài tập ?. - Gv nêu kết luận về quan hệ giữa số hữu tỷ và số thập phân. Hoạt động 5: Củng cố - Nhắc lại nội dung bài học . - Làm bài tập 65; 66 / 34 Tính chất cơ bản của tỷ lệ thức : Từ => a . d = b . c => x = 9 và x = -9 Số hữu tỷ là số viết được dưới dạng phân số , với a,b ỴZ, b # 0. Ta có : Hs viết các số dưới dạng số thập phân hữu hạn, vô hạn bằng cách chia tử cho mẫu : Hs nêu nhận xét theo ý mình . Hs phân tích : 25 = 52 ; 20 = 22.5 ; 8 = 23 Chỉ chứa thừa số nguyên tố 2 và 5 hoặc các luỹ thừa của 2 và 5 . 24 = 23.3 ;15 = 3.5 ; 3; 13 . xét mẫu của các phân số trên,ta thấy ngoài các thừa số 2 và 5 chúng còn chứa các thừa số nguyên tố khác . - Hs nêu kết luận . I/ Số thập phân hữu hạn , số thập phân vô hạn tuần hoàn : VD : a/ Các số thập phân 0,35 và 0,18 gọi là số thập phân .(còn gọi là số thập phân hữu hạn ) b/ = 0,5(3) Số 0,533 gọi là số thập phân vô hạn tuần hoàn có chu kỳ là 3 . II/ Nhận xét : Thừa nhận : Nếu một phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu không có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn . Nếu một phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn . VD : Phân số viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn . Phân số chỉ viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn . . Mỗi số thập phân vô hạn tuần hoàn đều là một số hữu tỷ . Kết luận : SGK . * Hướng dẫn về nhà: Học thuộc bài và giải bài tập 67; 68 / 34 . IV/ Lưu ý khi sử dụng giáo án: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn : 3/10/2012 Ngày dạy : 10/10/2012 Tiết 14 . LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu : - Kiến thức: Củng cố cách xét xem phân số như thế nào thì viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn . - Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng viết một phân số dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn và ngược lại . - Thái độ: HS yêu thích môn học II/ Phương tiện dạy học: - GV: SGK, bảng phụ . - HS: Thuộc bài , máy tính . III/ Tiến trình dạy học : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG Hoạt động 1: Kiểm tra và chữa bài cũ - HS1: Nêu điều kiện để một phân số tối giản viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn ? Xét xem các phân số sau có viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn : Nêu kết luận về quan hệ giữa số hưũ tỷ và số thập phân ? - Chữa bài 68/34 - SGK Hoạt động 2: - Bài 69/34 – SGK - HĐTP 2.1: Gv nêu đề bài . Trước tiên ta cần phải làm gì ? Dùng dấu ngoặc để chỉ ra chu kỳ của số vừa tìm được ? - HĐTP 2.2: Gv kiểm tra kết quả Hoạt động 3: - Bài 70/35 - SGK - HĐTP 3.1: Gv nêu đề bài. - HĐTP 3.2: Đề bài yêu cầu ntn? Thực hiện ntn? - HĐTP 3.3: Gv kiểm tra kết quả Hoạt động 4: - Bài 71/ 35- SGK - HĐTP 4.1: Gv nêu đề bài . Gọi hai Hs lên bảng giải . - HĐTP 4.2: Gv kiểm tra kết quả . Hoạt động 5: - Bài 72/ 35- SGK - HĐTP 4.1: Gv nêu đề bài . Yêu cầu Hs giải . Hoạt động 6: Củng cố Nhắc lại cách giải các bài tập trên. Hs phát biểu điều kiện . có mẫu chứa các số nguyên tố 2 và 5 nên viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn. có mẫu chứa các thừa số nguyên tố khác ngoài 2 và 5 nên viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn . Trước tiên, ta phải tìm thương trong các phép tính vừa nêu . Hs đặt dấu ngoặc thích hợp để chỉ ra chu kỳ của mỗi thương tìm được . Đề bài yêu cầu viết các số thập phân đã cho dưới dạng phân số tối giản . Trước tiên, ta viết các số thập phân đã cho thành phân số . Sau đó rút gọn phân số vừa viết được đến tối giản . Tiến hành giải theo các bước vừa nêu . Hai Hs lên bảng , các Hs còn lại giải vào vở . Hs giải và nêu kết luận. I/ Chữa bài tập Bài 68/34 - SGK a/ Các phân số sau viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn:,vì mẫu chỉ chứa các thừa số nguyên tố 2;5. Các phân số sau viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn :, vì mẫu còn chứa các thừa số nguyên tố khác 2 và 5. b/ - Bài 69/34 – SGK Dùng dấu ngoặc để chỉ rỏ chu kỳ trong số thập phân sau ( sau khi viết ra số thập phân vô hạn tuần hoàn ) a/ 8,5 : 3 = 2,8(3) b/ 18,7 : 6 = 3,11(6) c/ 58 : 11 = 5,(27) d/ 14,2 : 3,33 = 4,(264) - Bài 70/35 - SGK Viết các số thập phân hữu hạn sau dưới dạng phân số tối giản : - Bài 71/ 35- SGK Viết các phân số đã cho dưới dạng số thập phân : - Bài 72/ 35- SGK Ta có : 0,(31) = 0,313131 0,3(13) = 0,313131. => 0,(31) = 0,3(13) * Hướng dẫn về nhà: Học thuộc bài và làm bài tập 86; 88; 90 / SBT . Hướng dẫn : Theo hướng sẫn trong sách . IV/ Lưu ý khi sử dụng giáo án: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................ Hết giáo án tuần 7 Giao Thủy, ngày tháng năm 2012 TUẦN : 8 Ngày soạn :10/10/202 Ngày dạy :15/10/2012 Tiết 15 . LÀM TRÒN SỐ. I/ Mục tiêu: - Kiến thức: Học sinh có khái niệm về làm tròn số,biết ý nghĩa của việc làm tròn số trong thực tế. Nắm vững và biết vận dụng các quy ước làm tròn số. Kĩ năng: Biết vận dụng các quy ước làm tròn số trong đời sống hàng ngày. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học II/ Phương tiện dạy học: - GV: SGK, bảng phụ. - HS: máy tính bỏ túi, bảng phụ. III/ Tiến trình dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Nêu kết luận về quan hệ giữa số thập phân và số hữu tỷ? Viết phân số sau dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn: Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới: Khi nói số tiền xây dựng là gần 60.000.000đ, số tiền nêu trên có thật chính xác không? Hoạt động 3: Ví dụ: - HĐTP 3.1:Gv nêu ví dụ a. Xét số 13,8. Chữ số hàng đơn vị là? Chữ số đứng ngay sau dấu”,” là? Vì chữ số đó lớn hơn 5 nên ta cộng thêm 1 vào chữ số hàng đơn vị => kết quả là ? Tương tự làm tròn số 5,23? - HĐTP 3.2:Gv nêu ví dụ b. Xét số 28800. Chữ số hàng nghìn là ? Chữ số liền sau của chữ số hàng nghìn là? => đọc số đã được làm tròn? - HĐTP 3.3:Gv nêu ví dụ c. Yêu cầu Hs thực hiện theo nhóm. Gv kiểm tra kết quả, nêu nhận xét chung. Hoạt động 4: Quy ước làm tròn số: - HĐTP 4.1: Từ các ví dụ vừa làm,hãy nêu thành quy ước làm tròn số? - HĐTP 4.2: Gv tổng kết các quy ước được Hs phát biểu,nêu thành hai trường hợp. - HĐTP 4.3: Nêu ví dụ áp dụng. Làm tròn số 457 đến hàng chục? Số 24,567 đến chữ số thập phân thứ hai? Làm tròn số 1,243 đến số thập phân thứ nhất? - HĐTP 4.4: Làm bài tập ?2 Hoạt động 5: Củng cố Nhắc lại hai quy ước làm tròn số? Làm bài tập 73; 47; 75; 76/ 37. - Hs phát biểu kết luận. Số tiền nêu trên không thật chính xác. Chữ số hàng đơn vị của số 13,8 là 3. Chữ số thập phân đứng sau dấu “,” là 8. Sau khi làm tròn đến hàng đơn vị ta được kết quả là 14. Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị của số 5,23 là 5. Chữ số hàng ngìn của số 28800 là 8. Chữ số liền sau của nó là 8. Vì 8 > 5 nên kết quả làm tròn đến hàng nghìn là 29000. Các nhóm thực hành bài tập, trình bày bài giải trên bảng. Một Hs nhận xét bài giải của mỗi nhóm. Hs phát biểu quy ước trong hai trường hợp : Nếu chữ số đầu tiên trong phần bỏ đi nhỏ hơn 5. Nếu chữ số đầu tiên trong phần bỏ đi lớn hơn 0. Số 457 được làm tròn đến hàng chục là 460. Số 24,567 làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai là 24,57. 1,243 được làm tròn đến số thập phân thứ nhất là 1,2. Hs giải bài tập ?2. 79,3826 » 79,383(phần nghìn) 79,3826 » 79,38(phần trăm) 79,3826 » 79,4. (phần chục) I/ Ví dụ: a/ Làm tròn các số sau đến hàng đơn vị: 13,8 ; 5,23. Ta có : 13,8 » 14. 5,23 » 5. b/ Làm tròn số sau đến hàng nghìn: 28.800; 341390. Ta có : 28.800 » 29.000 341390 » 341.000. c/ Làm tròn các số sau đến hàng phần nghìn:1,2346 ; 0,6789. Ta có: 1,2346 » 1,235. 0,6789 » 0,679. II/ Quy ước làm tròn số : a/ Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bỏ đi nhỏ hơn 5 thì ta giữ nguyên bộ phận còn lại.trong trường hợp số nguyên thì ta thay các chữ số bỏ đi bằng các chữ số 0. b/ Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi lớn hơn hoặc bằng 5 thì ta cộng thêm 1 vào chữ số cuối cùng của bộ phận còn lại .Trong trường hợp số nguyên thì ta thay các chữ số bị bỏ đi bằng các chữ số 0. * Hướng dẫn về nhà: Học thuộc hai quy ước làm tròn số , giải các bài tập 77; 78/ 38. Hướng dẫn bài tập về nhà. IV/ Lưu ý khi sử dụng giáo án: --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ****************************************************************************** Ngày soạn : 10/10/2012 Ngày dạy :17/10/2012 Tiết 16 . LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: - Kiến thức: Củng cố lại các quy ước làm tròn số, vận dụng được các quy ước đó vào bài tập. - Kĩ năng: Biết vận dụng quy ước vào các bài toán thực tế, vào đời sống hàng ngày. - Thái độ: Học sinh yêu thích môn học II/ Phương tiện dạy học: - GV: SGK, bảng phụ, máy tính bỏ túi. - HS: SGK, máy tính, bảng nhóm. III/ Tiến trình dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG Hoạt động 1: Kiểm tra và chữa bài cũ bài cũ - HS 1: Nêu các quy ước làm tròn số? Làm tròn các số sau đến hàng trăm : 342,45 ; 45678 ? Làm tròn số sau đến chữ số thập phân thứ hai:12,345 ? - HS 2: chữa bài 78/38 - SGK Hoạt động 2: Bài 79/38 - SGK: - HĐTP 2.1: Gv nêu đề bài. - HĐTP 2.2: Yêu cầu Hs làm tròn số đo chiều dài và chiều rộng của mảnh vườn đến hàng đơn vị ? - HĐTP 2.3: Tính chu vi và diện tích mảnh vườn đó ? - HĐTP 2.4: Gv kiểm tra kết quả và lưu ý Hs kết quả là một số gần đúng. Hoạt động 3: Bài 80/38 – SGK - HĐTP 3.1: Gv nêu đề bài. - HĐTP 3.2: Gv giới thiệu đơn vị đo trọng lượng thông thường ở nước Anh: 1 pao » 0,45 kg. - HĐTP 3.3: Tính xem 1 kg gần bằng ?pao. Hoạt động 4:Bài 81/38 – SGK: - HĐTP 4.1: Gv nêu đề bài. - HĐTP 4.2: Yêu cầu các nhóm Hs thực hiện theo hai cách.(mỗi dãy một cách) - HĐTP 4.3: Gv yêu cầu các nhóm trao đổi bảng nhóm để kiểm tra kết quả theo từng bước: +Làm tròn có chính xác ? +Thực hiện phép tính có đúng không? - HĐTP 4.4: Gv nhận xét bài giải của các nhóm. Có nhận xét gì về kết quả của mỗi bài sau khi giải theo hai cách? Hoạt động 5 : Bài 99 - SBT - HĐTP 5.1: Gv nêu đề bài. Gọi Hs lên bảng giải. - HĐTP 5.2: Sau đó Gv kiểm tra kết quả. Hoạt động 6: Củng cố Nhắc lại quy ước làm tròn số. Cách giải các bài tập trên. - Hs phát biểu quy ước. 324,45 » 300.(tròn trăm) 45678 » 45700.(tròn trăm) 12,345 » 12,35 (tròn phần trăm) - HS 2: chữa bài 78/38 - SGK Hs làm tròn số đo chiều dài và chiều rộng: 4,7 m » 5m. 10,234 » 10 m. Sau đó tính chu vi và diện tích. Lập sơ đồ: 1pao » 0,45 kg ? pao » 1 kg => 1 : 0,45 Ba nhóm làm cách 1, ba nhóm làm cách 2. Các nhóm trao đổi bảng để kiểm tra kết quả. Một Hs nêu nhận xét về kết quả ở cả hai cách. Ba Hs lên bảng giải. Các Hs còn lại giải vào vở. I/ Chữa bài tập: Bài 78/38 - SGK Ti vi 21 inch có chiều dài của đường chéo màn hình là 21 . 2,54 = 53,34 (cm) » 53 cm. Bài 79/38 - SGK CD : 10,234 m » 10 m CR : 4,7 m » 5m Chu vi của mảnh vườn hình chữ nhật : P » (10 + 5) .2 » 30 (m) Diện tích mảnh vườn đó: S » 10 . 5 » 50 (m2) Bài 80/38 - SGK 1 pao » 0,45 kg. Một kg gần bằng: 1 : 0,45 » 2,22 (pao) Bài 81/38 – SGK: Tính giá trị của biểu thức sau bằng hai cách : a/ 14,61 – 7,15 + 3,2 Cách 1: 14,61 – 7,15 + 3,2 » 15 – 7 + 3 » 11 Cách 2: 14,61 – 7,15 + 3,2 = 7, 46 + 3,2 = 10,66 » 11 b/ 7,56 . 5,173 Cách 1: 7,56 . 5,173 » 8 . 5 » 40. Cách 2: 7.56 . 5,173 = 39,10788 » 39. c/ 73,95 : 14,2 Cách 1: 73,95 : 14,2 » 74:14 » 5 Cách 2: 73,95 : 14,2 » 5,207 » 5. d/ (21,73 . 0,815):7,3 Cách 1: (21,73.0,815) : 7,3 » (22 . 1) :7 » 3 Cách 2: (21,73 . 0,815): 7,3 » 2,426 » 2. Bài 99 - SBT * Hướng dẫn về nhà: Giải các bài tập 95; 104; 105/SBT. IV/ Lưu ý khi sử dụng giáo án: --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Hết giáo án tuần 8 Giao Thuỷ, Ngày tháng 10 năm 2012

File đính kèm:

  • doctuan (7-8).doc
Giáo án liên quan