I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: HS nắm được các hằng đẳng thức: Tổng hai lập phương và hiệu hai lập phương.
- Kĩ năng : Biết vận dụng các hằng đẳng thức trên để giải bài tập.
- Thái độ : Rèn tính cẩn thận cho HS.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- GV: Bảng phụ ghi bài tập, phấn màu.
- HS: Học thuộc lòng 5 hằng đẳng thức đáng nhớ đã biết.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số HS.
2. Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động 1- Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà và việc chuẩn bị bài mới của HS
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1110 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 8 năm học 2010- 2011 Tiết 7 Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/9/2011
Ngày giảng: 12/9/2011
Tiết 7: những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp).
i. Mục tiêu:
- Kiến thức: HS nắm được các hằng đẳng thức: Tổng hai lập phương và hiệu hai lập phương.
- Kĩ năng : Biết vận dụng các hằng đẳng thức trên để giải bài tập.
- Thái độ : Rèn tính cẩn thận cho HS.
ii. chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Bảng phụ ghi bài tập, phấn màu.
- HS: Học thuộc lòng 5 hằng đẳng thức đáng nhớ đã biết.
iii. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số HS.
2. Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động 1- Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà và việc chuẩn bị bài mới của HS
- HS1: Viết hằng đẳng thức:
(A + B)3 =
(A - B)3 =
So sánh hai hằng đẳng thức này ở dạng khai triển.
- Chữa bài tập 28 (a) .
- HS2: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng :
a) (a - b)3 = (b - a)3
b) (x - y)2 = (y - x)2
c) (x + 2)3 = x3 + 6x2 + 12x + 8
d) (1 - x)3 = 1 - 3x - 3x2 - x3.
- Chữa bài tập 28 .
Hai HS lên bảng:
So sánh: Đều có 4 hạng tử (luỹ thừa của A giảm dần, luỹ thừa của B tăng dần). Dấu khác nhau.
ở lập phương của một hiệu: + , - xen kẽ
nhau.
Bài 28:
a) x3 + 12x2 + 48x + 64 tại x = 6
= x3 + 3.x2.4 + 3.x.42 + 43
= (x + 4)3 = (6 + 4)3 = 103 = 1000.
Bài 28:
b) x3 - 6x2 + 12x - 8 tại x = 22
= x3 - 3x2.2 + 3.x.22 - 23
= (x - 2)3 = (22 - 2)3
= 203 = 8 000.
3. các hoạt động dạy học bài mới
Hoạt động 2
6. tổng hai lập phương
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS làm ?1.
- Từ đó ta có:
a3 + b3 = (a + b) (a2 - ab + b2)
- Tương tự:
A3 + B3 = (A + B) (A2 - AB + B2).
(A2 - AB + B2) : gọi là bình phương thiếu của một hiệu.
- phát biểu bằng lời.
áp dụng:
a) Viết x3 + 8 dưới dạng tích.
27x3 + 1.
b) Viết (x + 1) (x2 - x + 1) dưới dạng tổng.
- Làm bài tập 30 (a).
- Lưu ý: Phân biệt (A + B)3 vớiA3 + B3.
?1. (a + b) (a2 - ab + b2)
= a3 - a2b + ab2 + a2b - ab2 + b3
= a3 + b3.
a) x3 + 8 = x3 + 23
= (x + 2) (x2 - 2x + 4)
27x3 + 1 = (3x)3 + 13
= (3x + 1) (9x2 - 3x + 1).
b) (x + 1) (x2 - x + 1) = x3 + 13 = x3 + 1
Bài 30:
a) (x + 3) (x - 3x + 9) - (54 + x3 )
= x3 + 33 - 54 - x3
= x3 + 27 - 54 - x3 = - 27.
Hoạt động 3
7. hiệu hai lập phương
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS làm ?3.
- Ta có:
a3 - b3 = (a - b) (a2 + ab + b2)
Tương tự:
A3 - B3 = (A - B) (A2 + AB + B2 )
(A2 + AB + B2 ): gọi là bình phương của một tổng.
- Hãy phát biểu bằng lời.
- áp dụng:
a) Tính (x - 1) (x2 + x + 1)
- Phát hiện dạng của các thừa số rồi biến đổi.
b) Viết 8x3 - y3 dưới dạng tích
+ 8x3 là ?
c) Đánh dấu vào ô có đáp số đúng vào tích: (x - 2) (x2 - 2x + 4)
- Yêu cầu HS làm bài 30 (b) .
?3.
(a - b) (a2 + ab + b2)
= a3 + a2b + ab2 - a2b - ab2 - b3
= a3 - b3.
a) = x3 - 13 = x3 -1.
b) = (2x)3 - y3
= (2x - y) [(2x)2 + 2xy + y2]
= (2x - y) (4x2 + 2xy + y2).
c) ´ vào ô : x3 + 8.
Bài 30:
b) (2x + y) (4x2 - 2xy + y2)
- (2x - y) (4x2 + 2xy + y2)
= [(2x)3 + y3] - [(2x)3 - y3]
= 8x3 + y3 - 8x3 + y3
= 2y3.
IV. củng cố
- Viết 7 hằng đẳng thức đáng nhớ vào giấy.
Bài 31 (a) .
- áp dụng tính: a3 + b3
biết a. b = 6 và a + b = 5.
- Yêu cầu HS hạot động nhóm bài tập 32 .
Bài 31:
a) a3 + b3 = (a + b)3 - 3ab (a + b)
= a3 + 3a2b + 3ab2 + b3 - 3a2b - 3ab2
= a3 + b3 = VT (đpcm)
a3 + b3 = (a + b)3 - 3ab (a + b)
= (-5)3 - 3. 6. (-5)
= - 125 + 90 = - 35.
Bài 32:
a) (3x + y) (9x2 - 3xy + y2)
= 27x3 + y3
b) (2x - 5) (4x2 + 10x + 25)
= 8x3 - 125.
v. Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc lòng công thức và phát biểt thành lời 7 hđt đáng nhớ.
- Làm bài tập 31(b); 33 , 36, 37 và 17, 18 .
Bổ sung bài soạn
…………………………Duyệt
Ngày 6 tháng 9 năm 2011.
Ngày soạn: 3/9/2011
Ngày giảng: 13/9/2011
Tiết 8: luyện tập
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Củng cố kiến thức về 7 hằng đẳng thức đáng nhớ.
- Kĩ năng : HS biết vận dụng khá thành thạo các hằng đẳng thức đáng nhớ vào giải toán.
Hướng dẫn HS cách dùng hằng đẳng thức (A ± B)2 để xét giá trị của một số tam thức bậc hai.
- Thái độ : Giáo dục tính cẩn thận cho HS.
ii. chuẩn bị :
- GV: Bảng phụ ghi bài tập, phấn màu.
- HS: Học thuộc lòng 7 hằng đẳng thức đáng nhớ .
iii. Tiến trình lên lớp:
1.Tổ chức : Sĩ số 8A :
2 Các hoạt động – dạy học
Hoạt động 1. Kiểm tra
- HS1: Chữa bài 30 (b) .
Viết dạng tổng quát và phát biểu bằng lời 7 hằng đẳng thức: A3 + B3 ;
A3 - B3.
- HS2: Chữa bài tập 31 .
- GV nhận xét, cho điểm HS.
Hai HS lên bảng.
- HS1: Bài 30:
b) (2x + y) (4x2 - 2xy + y2) -
(2x - y) (4x2 + 2xy + y2)
= (2x)3 + y3 - [(2x)3 - y3]
= 8x3 + y3 - 8x3 + y3 = 2y3.
HS2: Dùng phấn màu nối các biểu thức.
3. Các hoạt động của thầy và trò :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài 33 .
- Yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu làm theo từng bước, tránh nhầm lẫn.
Bài 34.
- Yêu cầu 2HS lên bảng.
- c) Yêu cầu HS quan sát kĩ biểu thức để phát hiện ra hằng đẳng thức dạng:
A2 - 2AB + B2.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm:
+ Nửa lớp làm bài 35.
+ Nửa lớp làm bài 38.
- Yêu cầu đại diện hai nhóm lên bảngtrình bày.
1.Bài 33 .
a) (2 + xy)2 = 22 + 2.2. xy + (xy)2
= 4 + 4xy + x2y2.
b) (5 - 3x)2 = 52 - 2.5.3x + (3x)2
= 25 - 30x + 9x2.
c) (5 - x2) (5 + x2)
= 52 -
= 25 - x4.
d) (5x - 1)3
= (5x)3 - 3. (5x)2.1 + 3. 5x. 12 - 13
= 125x3 - 75x2 + 15x - 1.
e) (2x - y) (4x2 + 2xy + y2)
= (2x)3 - y3
= 8x3 - y3.
f) (x + 3) (x2 - 3x + 9)
= x3 + 33
= x3 + 27
2.Bài 34 (SGK17)
a) C1:
(a + b)2 - (a - b)2
= (a2 + 2ab + b2) - (a2 - 2ab + b2)
= a2 + 2ab + b2 - a2 + 2ab - b2
= 4ab.
C2:
(a + b)2 - (a - b)2
= (a + b + a - b) (a + b - a + b)
= 2a . 2b = 4ab.
b) (a + b)3 - (a - b)3 - 2b3
= (a3 + 3a2b + 3ab2 + b3) -
(a3 - 3a2b + 3ab2 - b3) - 2b3
= a3 + 3a2b + 3ab2 + b3 - a3 + 3a2b
- 3ab2 + b3 - 2b3 = 6a2b.
c) (x + y + z)2 - 2(x + y + z) (x + y)
+ (x + y)2
= [(x + y + z) - (x + y)] 2
= (x + y + z - x - y)2 = z2.
3.Bài 35 (SGK17)
a) 342 + 662 + 68 . 66
= 342 + 2. 34. 66 + 662
= (34 + 66)2 = 1002 = 10 000.
b) 742 + 242 - 48 . 74
= 742 - 2. 74. 24 + 242
= (74 - 24)2 = 502 = 2500.
4.Bài 38 ( SGK17)
a)VT = (a - b)3 = [- (b - a)]3
= - (b - a)3 = VP.
b) VT = (- a - b)2 = [- (a + b)] 2
= (a + b)2 = VP.
IV. Củng cố :
Khắc sâu 7 hằng đẳng thức đáng nhớ
V. Hướng dẫn về nhà
- Thường xuyên ôn tập để thuộc lòng 7 hằng đẳng thức đáng nhớ.
- Làm bài tập 36(SGK17) ; 19 (c) ; 20, 21 .
- Đọc trứơc bài phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung.
Bổ sung bài soạn
………………….Duyệt
Ngày 6 tháng 9 năm 20101
File đính kèm:
- T6-8.doc