I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hs hiểu được cách phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức
2. Kỹ năng: Hs biết vận dụng các hằng đẳng thức đã học vào việc phân tích đa thức thành nhân tử.
3. Thái độ: Hs nghiêm túc
II. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, giảng luyện.
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ (các hằng đẳng thức, bài tập mẫu), phấn màu.
2. Học sinh: Bảng nhóm, bút dạ
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp (1’):
2. Kiểm tra bài cũ (8’):
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 991 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 8 Tiết 10 Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức, luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT CAO LỘC
Soạn ngày: 12/09/2011
TRƯỜNG THCS THẠCH ĐẠN
Giảng ngày: 19/09/2011
Lớp: 8A, 8B
GV: Hoàng Thị Tam
Tiết 10.
§7. PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ
BẰNG PHƯƠNG PHÁP DÙNG HẰNG ĐẲNG THỨC.
LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
Kiến thức: Hs hiểu được cách phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức
Kỹ năng: Hs biết vận dụng các hằng đẳng thức đã học vào việc phân tích đa thức thành nhân tử.
Thái độ: Hs nghiêm túc
Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, giảng luyện.
Chuẩn bị:
Giáo viên: Bảng phụ (các hằng đẳng thức, bài tập mẫu), phấn màu.
Học sinh: Bảng nhóm, bút dạ
Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp (1’):
Kiểm tra bài cũ (8’):
Viết tiếp vào vế phải để được hằng đẳng thức:
1.A2 + 2AB + B2 = …
2.A2 – 2AB + B2 = …
3.A2 – B2 = …
4.A3 + 3A2B + 3AB2 +B3 = …
5.A3 – 3A2B + 3AB2 – B3 = …
6.A3 + B3 = …
7.A3 – B3 = …
Bài mới ():
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
HĐ1: 1. Ví dụ (17’)
?/Bài toán này em có dùng được phương pháp đặt nhân tử chung không?Vì sao?
?/Đa thức này có ba hạng tử, em hãy nghĩ xem có thể áp dụng hằng đẳng thức nào để biến đổi thành tích?
- GV gợi ý: những hằng đẳng thức nào vế trái có ba hạng tử?
- GV: Đúng, em hãy biến đổi để làm xuất hiện dạng tổng quát.
- GV: Cách làm như trên gọi là phân tích đa thức bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức.
Sau đó GV yêu cầu HS tự nghiên cứu hai ví dụ b và c trong SGK tr19.
?/qua nghiên cứu em cho biết ở mỗi VD đã sử dụng HĐT nào để phân tích ĐT thành nhân tử
-GV hướng dẫn HS làm ?1
?/ Đa thức này có 4 hạng tử theo em có thể áp dụng HĐT nào?
?/ Em có thể biến đổi BT này ntn?
Đa thức này có dạng HĐT nào?
Yêu cầu hs lên bảng làm
-GV yêu cầu HS lên bảng làm ?2
Phân tích đa thức sau thành nhân tử:
x2 – 4x + 4
- HS: Không được, vì tất cả các hạng tử của đa thức không có nhân tử chung.
- HS: Đa thức trên có thể viết được dưới dạng bình phương của một hiệu.
- HS trình bày tiếp:
Giải
x2– 4x + 4
=x2 – 2.x.2+22
=(x-2)2
-HS: VD b sử dụng HĐT hiệu 2 bình phương
b) x2-2=x2-
=(x-
VD c sử dụng HĐT hiệu 2 lập phương
c) 1 – 8x3=1 – (2x)3
= (1- 2x)(1+2x+4x2)
? 1 phân tích các đa thức sau thành nhân tử
- Làm ?1 theo hướng dẫn của gv
- HS: áp dụng HĐT lập phương của 1 tổng àhs đứng tại chỗ thực hiện
a)x3+3x2+3x+1
=x3+3.x2.1+3.x.1+13
=(x+1)3
-HS: 9x2=(3x)2àáp dụng HĐT hiệu 2 bình phương
b) (x+y)2-9x2
= (x+y)2-(3x)2
= (x+y-3x)(x+y+3x)
=(y-2x)(y+4x)
-HS lên bảng làm ?2
?2 tính nhanh: 1052-25
= 1052-52
=(105-5)(105+5)
=100.110
=11000
HĐ2: 2. Áp dông (9’)
?/đê CM đa thức trên luôn chia hết cho 4 cần làm ntn?
-gọi hs đứng tại chỗ thực hiện
VD: CMR (2n+5)2-25 chia hết cho 4 với mọi số n thuộc Z
-HS: cần biến đổi da thức về 1 tích trong đó có 1 hạng tử chia hết cho 4
- Hs đứng tại chỗ trả lời.
Giải:
Ta có (2n+5)2-25= (2n+5)2-52
=(2n+5-5)(2n+5+5)
=2n(2n+10)
=4n(n+5)
vì 44 nên 4n(n+5) 4
Vậy (2n+5)2 - 25 chia hết cho 4 với mọi n thuộc Z
LuyÖn tËp - cñng cè (8’):
Bài 43/(sgk - 20)
- GV yêu cầu hs làm bài độc lập rồi gọi lần lượt lên chữa
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn
Hs lên bảng thực hiện
KQ: a, = (x+3)2
b, = -(x2-10x+25)
= -(x-5)2
c, =(2x)3-(1/2)3
=(2x-1/2)(4x2+x+1/4)
d, = (1/5x)2-(8y)2
= (1/5x-8y)(1/5x+8y)
Híng dÉn vÒ nhµ (2’)
Ôn lại bài, chú ý vận dụng HĐT cho phù hợp.
BTVN: 44 ; 45 ; 46 sgk - 21
Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- tiet 10.t.doc