Giáo án Đại số 8 Tiết 41-56 – Trần Quang Ngọc

- Nhận biết được phương trình, hiểu nghiệm của phương trình: Một phương trình với ẩn x có dạng A(x) = B(x), trong đó vế trái A(x) và vế phải B(x) là hai biểu thức của cùng một biến x.

- Hiểu khái niệm về hai phương trình tương đương: Hai phương trình được gọi là tương đương nếu chúng có cùng một tập hợp nghiệm.

 

doc46 trang | Chia sẻ: quoctuanphan | Lượt xem: 833 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Đại số 8 Tiết 41-56 – Trần Quang Ngọc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 39, 40: KIỂM TRA HỌC Kè I (Đề do phũng GD và ĐT Bảo Thắng ra) Soạn: 04/01/2013 Giảng: 07/01/2013 Chương iii: phương trình bậc nhất một ẩn Tiết 41: mở đầu về phương trình I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nhận biết được phương trình, hiểu nghiệm của phương trình: Một phương trình với ẩn x có dạng A(x) = B(x), trong đó vế trái A(x) và vế phải B(x) là hai biểu thức của cùng một biến x. - Hiểu khái niệm về hai phương trình tương đương: Hai phương trình được gọi là tương đương nếu chúng có cùng một tập hợp nghiệm. 2. Kỹ năng: - Kiểm tra được một giá trị của biến có phải là nghiệm của phương trình hay không. 3. Thái độ: Chính xác, cẩn thận. II. Đồ dùng: - GV: Bảng phụ III. PHương pháp: Gợi mở, vấn đáp, luyện tập IV. Tổ chức dạy học: *) Khởi động, mở bài (2’) - Gv giới thiệu nội dung chương III. Đặt vấn đề vào bài: Phương trình một ẩn có dạng như thế nào. Hoạt động 1. Phương trình một ẩn(15’) - Mục tiêu: Nhận biết được phương trình, hiểu nghiệm của phương trình: Một phương trình với ẩn x có dạng A(x) = B(x), trong đó vế trái A(x) và vế phải B(x) là hai biểu thức của cùng một biến x. - cách tiến hành: HĐGV HĐHS Ghi bảng - Cho hs đọc sgk (1’) ? Phương trình với ẩn x có dạng TQ như thế nào - Y/c HS làm ?1 Y/c HS làm ?2 ? Nêu cách tính giá trị của mỗi vế ? Có nhận xét gì về giá trị 2 vế của ptrình khi x = 6 - Y/c HS làm ?3 ? Làm thế nào biết được x =2, x =-2 có thoả mãn phương trình không. - Gọi 2hs lên bảng làm. Gọi hs khác nhận xét ? Một phương trình có thể có bao nhiêu nghiệm - GV giới thiệu chú ý - Hs ngiên cứu sgk và trả lời: A(x) = B(x) - HĐ cá nhân, mỗi hs tự lấy ví dụ - HĐ cá nhân Thay x = 6 vào mỗi vế của PT - Giá trị của 2 vế bằng nhau - HĐ cá nhân - Lần lượt thay x=2, x=-2 vào 2 vế của phương trình rồi tính giá trị. Nếu VP = VT thì x thoả mãn p.trình - Cả lớp cùng làm, 2hs lên bảng - Có thể có 1,2,... hoặc không có nghiệm - HS lắng nghe 1. Phương trình một ẩn Phương trình ẩn x có dạng A(x) = B(x).Trong đó: A(x): Vế trái B(x): Vế phải. ?1 a) b) ?2 Với x = 6 thì: VT VP Khi x = 6 thì 2 vế của phương trình cùng nhận giá trị là 17. Vậy x = 6 là một nghiệm của phương trình đã cho ?3 Cho pt: a. Với x = - 2 thì ta có: VT = VP = => x =-2 không thỏa mãn PT b. Với x = 2 thì VP = 8 -1 = 1 VT = 3 - 2 = 1=VP=> x = 2 là một nghiệm của PT đã cho *) Chú ý: (Sgk - 5) Hoạt động 2. Giải phương trình. Phương trình tương đương (16p’) - Mục tiêu: Nhận biết thế nào là giải phương trình. Hiểu khái niệm về hai phương trình tương đương. - Đồ dùng: Bảng phụ ghi ?4 - Cách tiến hành: - GV gthiệu tập nghiệm của phương trình và kí hiệu tập nghiệm. - Yêu cầu HS làm ?4 (bảng phụ) gọi hs lên bảng làm - Gọi HS khác nhận xét. - Cho phương trình: x=-1 và x+1=0. Hãy tìm nghiệm của mỗi pt. ? Nhận xét tập nghiệm của 2 pt trên ? - G/thiệu khái niệm 2pt tương đương. - HS quan sát, ghi nhớ cách kí hiệu tập nghiệm của ptrình. - HS cá nhân làm ?4, 1hs lên bảng làm - HS nhận xét. - Tìm nghiệm 2 pt - Hai phương trình có cùng nghiệm x=-1 - Hs lắng nghe 2. Giải phương trình. Tập nghiệm của phương trình kí hiệu là S. ?4. Hãy điền vào chỗ (….) a) b, S = 3. Phương trình tương đương. VD: phương trình x=-1 có tập nghiệm S = -1 Phương trình x+1=0 có tập nghiệm S =-1 Vậy x=-1 và x+1=0 là 2 pt tương đương. Kí hiệu: x+1= 0 x=-1 *) Khái niệm (Sgk 6) Hoạt động 3: Củng cố (10’) - Mục tiêu: Kiểm tra được 1 giá trị nào đó có là nghiệm của phương trình không - Đồ dùng: Bảng phụ ghi bài 4 - Cách tiến hành: - Y/c HS làm bài 1 ? Để biết x = 1 có phải là nghiệm của các ptrình đã cho không ta làm như thế nào - Gọi HS làm - Gọi HS khác nhận xét - Cho HS làm bài 4 (bảng phụ) - Gọi HS lên bảng làm - Gọi HS khác nhận xét - Thay giá trị của x vào2vế từng phương trình, nếu VP = VT thì x = 1 là nghiệm của p.trình đó - HS lên bảng làm - HS khác nhận xét - HĐ cá nhân - HS làm bài 4 - HS khác nhận xét 4. Bài tập Bài tập 1 (Sgk 6) a. x = - 1 là nghiệm của phương trình 4x - 1 = 3x - 2 b. x = - 1 không là nghiệm của phương trình x+ 1=2(x – 3) c. x = - 1 là nghiệm của phương trình 2(x+1) + 3= 2 - x Bài tập 4 (Sgk 6) (a) với 2 b với 3 c với -1 và 3 *) Tổng kết, hướng dẫn về nhà.(2’) - Học thuộc các khái niệm về pt và các kí hiệu tập nghiệm, pt tương đương. - BTVN: bài 2, 3, 5 (Sgk 6+7) - Chuẩn bị trước bài: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải. ************************************ Soạn: 07/01/2013 Giảng: 10 /01/2013 Tiết 42: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu định nghĩa phương trình bậc nhất: ax + b = 0 (x là ẩn; a, b là các hằng số, a ạ 0). Nghiệm của phương trình bậc nhất. - Nhận biết được quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân, cách giải phương trình. 2. Kỹ năng: - Vận dụng được quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân để biến đổi về dạng phương trình bậc nhất một ẩn. - Bước đầu giải được phương trình bậc nhất một ẩn, tìm tập nghiệm của phương trình. 3. Thái độ: Chính xác, cẩn thận, tích cực II. Đồ dùng: - GV: Bảng phụ - HS: Bảng nhóm, giấy A4, bút dạ III. PHương pháp: Gợi mở, vấn đáp, luyện tập IV. Tổ chức dạy học: *) Khởi động mở bài (3’) - Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức về phương trình - Cách tiến hành: ? Thế nào là 2 phương trình tương đương? cho VD ? Hai p.trình: x - 2 = 0 và x (x - 2) = 0 có phải là 2 ptrình tương đương không? Vì sao? - Gv chốt kết quả Hoạt động 1. Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn (7’) - Mục tiêu: Hiểu định nghĩa phương trình bậc nhất: ax + b = 0 (x là ẩn; a, b là các hằng số, a ạ 0). - Đồ dùng: Bảng phụ ghi bài 7 - Cách tiến hành:: - Gv gthiệu dạng tổng quát của pt bậc nhất một ẩn. ? Xác định hệ số a, b của pt 2x-1= 0 và -2 +y = 0 - GV đưa bài 7 lên bảng phụ và yêu cầu HS thực hiện ? Vì sao pt e không là pt bậc nhất ? - GV chốt kiến thức - HS nhận biết dạng tổng quát của pt bậc nhất 1 ẩn. - HS xác định 2x -1= 0 có hệ số a = 2, b = -1 -2 + y = 0 hệ số a =1, b = -2 - HS làm bài 7 trang 10. - Vì hệ số a = 0 1. Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn. (Sgk 7) PT bậc nhất 1 ẩn có dạng: ax + b = 0 (a0) a,b là hai số đã cho VD: x + 1= 0, 1- 2t =0 Bài tập 7(Sgk 10) a, c, d là các phương trình bậc nhất Hoạt động 2. Hai quy tắc biến đổi phương trình (15’) - Mục tiêu: Nhận biết được quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân. Vận dụng được quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân - Cách tiến hành: ? Tìm x biết 2x - 6 = 0 - Gọi HS tại chỗ thực hiện và nêu cách làm. - GV gthiệu quy tắc, gọi hs đọc quy tắc - Yêu cầu HS làm ?1 - Gọi 3 HS lên bảng thực hiện ?1. - Gọi HS khác nhận xét. - GV gthiệu quy tắc nhân, chia của pt quy tắc - Yêu cầu HS làm ?2. - Gọi 3 HS lên bảng làm ?2 và nêu cách làm. - Gọi HS khác nhận xét. - GV đánh giá nhận xét. - HS tại chỗ thực hiện: 2x- 6 = 0 2x = 6 x = 6:2 x = 3 - HS đọc quy tắc - HS làm ?1 - Cả lớp cùng làm, 3hs lên bảng thực hiện ?1 - Nhận xét, chữa bài - HS đọc quy tắc - HS làm ?2 - Cả lớp thực hiện, 3hs lên bảng làm. - HS nhận xét bài làm trên bảng. 2. Hai quy tắc biến đổi phương trình. a) Quy tắc chuyển vế. (Sgk 8) VD: x+2= 0 x =-2 ?1. Giải phương trình. a) x-4 = 0 x = 4 b) 34 + x=0 x = - 34 c) 0,5 - x = 0 x = 0,5 b) Quy tắc nhân với một số (Sgk 8) ?2. Giải các phương trình. a) x2 = -1 x=-2 b) 0,1x= 1,5 x=1,5: 0,1 x= 15 c) -2,5x = 10 x = 10:(-2,5) x = - 4 Hoạt động 3. Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn. (11’) - Mục tiêu: Nhận biết được cách giải phương trình bậc nhất 1 ẩn - Đồ dùng: Bảng phụ, bảng nhóm. - Cách tiến hành: - GV gthiệu phần 3, treo bảng phụ và cho hs nghiên cứu VD1, VD2 (Sgk) ? Nêu cách giải. - GV gthiệu cách giải p.trình bậc nhất 1 ẩn. ? Hai p.trình trên có mấy nghiệm. - Gv gthiệu tổng quát - Yêu cầu HS làm ?3 theo nhóm. - Gọi đại diện một nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét. - Gv chốt kết quả - Hs nghiên cứu và nêu cách làm. - HS lắng nghe - Có 1 nghiệm - Hoạt động nhóm làm ?3 - Đại diện 1 nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét. 3. Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn. Ví dụ 1: (Sgk 9) Ví dụ 2: (Sgk 9) * Tổng quát: ax + b = 0 ax = - b x=- b a Vậy phương trình có tập nghiệm là S = -b a ?3. Giải phương trình - 0,5x + 2,4 = 0 - 0,5x = -2,4 x= x = 4,8 Vậy tập nghiệm của pt là S = Hoạt động 4. Luyện tập (8’) - Mục tiêu: Vận dụng được quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân để giải phương trình bậc nhất một ẩn. - Cách tiến hành: - Yêu cầu HS làm bài 8phần a,c - Gọi HS tại chỗ trình bày miệng phần a. ? Ptrình c có phải là pt bậc nhất 1 ẩn không? - HD: Chuyển hạng tử chứa ẩn ở VT và hạng tử không chứa ẩn sang VP. - HS làm bài 8ac - Trình bày miệng phần a - Ptrình ở phần c chưa có dạng pt bậc nhất. - HS làm câu c theo hướng dẫn của GV. Bài tập 8 (Sgk 10). a) 4x-20 = 0 4x = 20 x=20 : 4 x=5 Vậy tập nghiệm của pt là S = c) x-5=3 - x x+ x= 3+ 5 2x = 8 x= 4 Vậy tập nghiệm của pt là S = *) Tổng kết, hướng dẫn về nhà (1’) - Học thuộc định nghĩa pt bậc nhất 1 ẩn và cách giải pt bậc nhất. - BTVN: Bài 8 b, Bài 9 (Sgk 10). Soạn: 11/1/2013 Giảng: 14/1/2013 Tiết 43: phương trình đưa được về dạng ax + b = 0 I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Tái hiện kiến thức về biến đổi các phương trình bằng quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân. 2. Kĩ năng. - Có kĩ năng biến đổi tương đương để đưa phương trình đã cho về dạng ax + b = 0. - Trình bày lời giải khoa học 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi biến đổi phương trình. II. Đồ dùng - Gv: Bảng phụ III. PHương pháp: Vấn đáp, gợi mở, trực quan IV. Tổ chức giờ học *) Khởi động mở bài(3’) - Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức, đặt vấn đề vào bài. - Cách tiến hành: ? Nêu định nghĩa phương trình bậc nhất 1 ẩn ? Giải phương trình : 7 - 3x = 9 - x - 3x + x = 9 - 7-2x = 2 x = -1 Vậy tập nghiệm của phương trình đã cho là S = -1 Gv chốt kiến thức và giới thiệu vào bài Hoạt động 1. Cách giải. (15’) - Mục tiêu: biến đổi tương đương để đưa phương trình đã cho về dạng ax + b = 0. - Cách tiến hành: - GV đưa ra ví dụ: ? Phương trình đã cho có phải dạng pt bậc nhất 1 ẩn không ? - Yêu cầu HS nêu các làm VD trên. - Gọi HS tại chỗ trình bày - GV đưa ra ví dụ 2 yêu cầu HS đọc đề bài. - Hướng dẫn: + Tìm MTC của 2 vế. + Quy đồng + Thực hiện phép biến đổi đưa về dạng tổng quát. - GV chốt lại cách làm. - Yêu cầu HS trả lời ?1. - GV nhận xét và chốt lại cách biến đổi pt về dạng pt bậc nhất 1 ẩn - PT đã cho chưa có dạng pt bậc nhất 1 ẩn. - Thực hiện bỏ dấu ngoặc, Sử dụng quy tắc chuyển vế. - HS trình bày - HS đọc ví dụ 2 - Làm VD2 theo sự hướng dẫn của GV. + MTC = 6. HS lắng nghe - HS dựa vào cách làm VD2 trả lời ?1. + Quy đồng 2 vế và khử mẫu. + áp dụng quy tắc chuyển vế. + Thu gọn 2 vế và giải pt. 1. Cách giải. Ví dụ 1: Giải phương trình 2x- (3-5x) = 4(x+3) Giải: 2x- (3-5x) = 4(x+3) 2x-3+ 5x = 4x+12 7x- 4x =12+3 3x = 15x = 5 Vậy tập nghiệm của ptrình đã cho là S = Ví dụ 2. Giải phương trình + x = 1 + Giải. + x = 1 + 2(5x-2)6+ 6x6= 66 + 3(5-3x)6 2( 5x-2)+6x=6+3(5-3x) 10x- 4 + 6x = 6 +15- 9x 16x + 9x = 21 + 4 25x = 25 x = 1 Vậy tập nghiệm của ptrình đã cho là S = 5 ?1. - Quy đồng 2 vế. - Khử mẫu. - Chuyển vế các hạng tử chứa ẩn sang 1 vế, các hằng số sang 1 vế. - Thu gọn và giải pt. Hoạt động 2. áp dụng. (15’) - Mục tiêu: Vận dụng cách biến đổi phương trình về dạng phương trình bậc nhất một ẩn để làm ví dụ - Đồ dùng: Bảng phụ ghi VD 3 - Cách tiến hành: - Y/C HS nghiên cứu VD3 (bảng phụ) ? Nêu cách làm VD3. - Gọi 1 HS lên bảng làm ?2 và yêu cầu HS dưới lớp làm ?2 vào vở. - Gọi HS khác nhận xét bài làm trên bảng. - GV chốt cách làm. - GV giới thiệu chú ý - HS nghiên cứu + Xác định MTC + Khử mẫu kết hợp với bỏ dấu ngoặc. +Thu gọn,chuyển vế. + Chia cả 2 vế của pt với hệ số của ẩn và tìm x. - Cả lớp cùng làm, 1 HS lên bảng làm ?2 - Nhận xét bài làm trên bảng. - HS lắng nghe 2. áp dụng Ví dụ 3: (Sgk 12) ?2. Gải phương trình. x - = 12x-10x- 4 = 21 - 9x 2x + 9x = 21 + 4 11 x = 25 x = 2511 Vậy tập nghiệm của ptrình đã cho là S = 2511 *) Chú ý: (Sgk 12) Hoạt động 3. Luyện tập. (10’) - Mục tiêu: Vận dụng cách biến đổi phương trình về dạng phương trình bậc nhất một ẩn - Đồ dùng: Bảng phụ ghi bài 10 - Cách tiến hành: - GV gthiệu bài 10 gọi HS đọc đề bài - Yêu cầu HS quan sát cách làm bài 10 và tìm ra những chỗ sai và sửa lại cho đúng. - Qua bài 10 GV lưu ý HS khi chuyển vế 1 hạng tử từ vế này sang vế kia ta phải đổi dấu hạng tử đó. - HS đọc đề bài 10 + Câu a chuyển - x sangvế trái và chuyển -6 sang VP nhưng không đổi dấu. + Câu b chuyển -3 sang VP nhưng không đổi dấu. 3. Luyện tập. Bài tập 10 (Sgk12) Tìm chỗ sai và sửa lại cho đúng. a) 3x - 6 + x = 9 - x 3x+x + x= 9 + 6 5x = 15 x = 3 Vậy tập nghiệm của ptrình đã cho là S = 3 b) 2t - 3 + 5t = 4t + 12 2t + 5t - 4t = 12 + 3 3t = 15 t = 5 Vậy tập nghiệm của ptrình đã cho là S = 5 *) Tổng kết và hướng dẫn về nhà (2’) - Học thuộc các bước giải pt . - Ôn lại quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân - BTVN: Bài 11; 15; 16 (Sgk 12,13) HD: Bài 11. Cách làm các bài tập trên tương tự như các VD Soạn: 15/01/2013 Giảng: 17/01/2013 Tiết 44: Luyện tập I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Củng cố khắc sâu cách biến đổi phương trình bằng quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân. 2. Kĩ năng. - Vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân để giải phương trình - Viết được phương trình từ một bài toán có nội dung thực tế. 3. Thái độ: Cẩn thận khi biến đổi phương trình và giải phương trình. II. Đồ dùng: III. Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở, trực quan IV. Tổ chức giờ học *) Khởi động mở bài (10’) - Mục tiêu: Nêu được các bước giải phương trình đưa được về dạng ax+b=0 - Cách tiến hành: Vấn đáp, hoạt động cá nhân ? Nêu các bước giải phương trình đưa được về dạng ax+b=0. ? Giải phương trình 7x-16 + 2x = 16-x5 5( 7x-1)30 + 15.2x30 = 6(16-x)30 5( 7x-1) + 60x = 6(16 -x) 35x - 5+ 60x = 96 - 6x 95x+6x= 96+5 Hoạt động 1. Dạng bài giải phương trình. (20’) - Mục tiêu: Giải được phương trình một ẩn chưa có dạng ax+b = 0, sử dụng thành thạo hai quy tắc biến đổi phương trình - Cách tiến hành: - Yêu cầu HS làm bài17 - Gọi HS nêu cách làm câu a và câu e. - Gọi 2 HS lên bảng - Yêu cầu HS làm bài 18 ? Nêu cách giải bài 18a. ? Xác định MTC của 2 vế . - Gọi HS tại chỗ trình bày bước quy đồng 2 vế. -Gọi HS khác làm phần b - Gọi 1 HS lên bảng thực hiện - GV nhận xét và chốt lại cách làm. - HS làm bài 17 + Câu a dùng quy tắc chuyển vế rồi rút gọn giải pt + Câu e thực hiện phép tính bỏ dấu ngoặc sử dụng quy tắc chuyển vế rồi giải - 2 HS lên bảng làm - HS làm bài 18 + Quy đồng và khử mẫu.Chuyển các hạng tử chứa ẩn sang 1 vế, các hằng số sang 1 vế.Thu gọn và giải pt. - MTC = 6 - HS tại chỗ trình bày bước quy đồng. - 2 HS lên bảng hoàn thiện bài 18a và b. HS lắng nghe Bài tập 17 (Sgk 14). Giải phương trình a) 7 + 2x=22 - 3x2x+3x = 22 -7 5x = 15 x = 3 Vậy tập nghiệm của pt là S = 3 e) 7 - ( 2x + 4 ) = - (x + 4) 7 - 2x- 4 = - x - 4 -2x + x = - 4 - 7 + 4 - x = - 7 x = 7 Vậy tập nghiệm của pt là S = 7 Bài tập 18 (Sgk 14). a. x3 - 2x+12 = x6 - x 2x6 - 3(2x+1)6 = x6 - 6x6 2x - 3( 2x+1) = x - 6x 2x - 6x -3 = -5x 2x - 6x + 5x = 3 x = 3 Vậy tập nghiệm của pt là S = 3 Vậy tập nghiệm của pt là S = Hoạt động 2. Bài toán thực tế. (13’) - Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học về phương trình để giải bài toán thực tế - Cách tiến hành: - Gọi HS đọc bài 15 ? Bài toán có những đại lượng nào ? ? Nêu công thức tính quãng đường khi biết Vtốc và thời gian ? ? Nếu gọi thời gian ôtô đi là x (h) thì qđ ôtô đi là bao nhiêu ? Thời gian xe máy đi là mấy giờ ? ? Tính quãng đường mà xe máy đã đi ? ? Quãng đường ôtô gặp xe máy được biểu thị ntn? - HS đọc bài 15 - Có 3 đại lượng là vận tốc, quãng đường, thời gian. - HS trả lời S = V. t - Qđường ô tô đi là S = 48x - Thời gian xe máy đi là x+1 - Quãng đường xe máy đi 32(x+1) km - Quãng đường ôtô và xe máy đi là như nhau. Bài tập 15 (Sgk 14) HN HP Vxe máy= 32 km/ h Vôtô = 48km/ h Giải. Trong x giờ ôtô đi được quãng đường 48x km. Vì xe máy đi trước ôtô 1 giờ nên thời gian xe máy đi là x+1 giờ. - Quãng đường xe máy đi là 32( x+1) km. Quãng đường ôtô gặp xe máy sau x giờ là: 48x = 32( x+1) Vậy pt biểu thị việc ôtô gặp xe máy sau x giờ là: 48x = 32( x+1) *) Tổng kết, hướng dẫn về nhà (2’) - Xem lại các dạng bài tập đã chữa. - BTVN: Bài 16, 19 (Sgk 14) - HD bài 19a sử dụng CT tính Shcn, phần b sử dụng CT tính Shthang - Chuẩn bị bài: Phương trình tích Soạn: 18/01/2013 Giảng: 21/01/2013 Tiết 45: phương trình tích I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nhận biết khái niệm và phương pháp giải phương trình tích. - Tái hiện lại các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử. 2. Kỹ năng: - Về phương trình tích: A.B.C = 0 (A, B, C là các đa thức chứa ẩn). Yêu cầu nắm vững cách tìm nghiệm của phương trình này bằng cách tìm nghiệm của các phương trình: A = 0, B = 0, C = 0. - Đưa được phương trình về dạng phương trình tích - Giải đựoc phương trình tích 3. Thái độ: Chính xác, cẩn thận, khoa học II. Đồ Dùng: - GV: Bảng phụ - HS: Bảng nhóm, đồ dùng học tập III. PHương pháp: Vấn đáp, gợi mở, trực quan, tích cực IV. Tổ chức giờ học *) Khởi động mở bài (3’) - Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức, giới thiệu bài - Cách tiến hành: ? Nêu các quy tắc biến đổi tương đương phương trình - Đvđ: Như sgk Hoạt động 1. Phương trình tích và cách giải. (10’) - Mục tiêu: Nhận biết khái niệm và phương pháp giải phương trình tích. - Cách tiến hành: - Yêu cầu HS làm ?1. ? Nêu phương pháp phân tích đa thức P thành ntử. - Gọi HS trình bày ?1. ? Tích a.b = 0 khi nào ? - Yêu cầu HS làm ?2 - GV chốt lại ? Ptrình (2x-3)(x+1)=0 khi nào. ? PT đã cho có bao nhiêu nghiệm ? - GV gthiệu pt ở VD1 gọi là phương trình tích. ? Thế nào là phương trình tích ? - GV đưa ra cách giải phương trình tích - HS làm ?1 - Dùng phương pháp đặt nhân tử chung. - HS trình bày ?1 - khi a = 0 hoặc b = 0 - HS làm ?2 và phát biểu (2x-3)(x+1) = 0 - PT đã cho có 2 nghiệm - HS trả lời 1. Phương trình tích và cách giải. ?1. P(x) = (x2-1)+(x+1)(x-2) = (x-1)(x+1)+(x+1)(x-2) = (x+1)(x-1 + x-2)= (x+1)(2x-3) ?2 Điền vào chỗ trống tích bằng không; bằng 0. Ví dụ 1. Giải phương trình (2x-3)(x+1)=0 Vậy tập nghiệm của phương trình là S = -1;1,5 *) Cách giải. A(x). B(x) = 0 Hoạt động 2. á p dụng.(20’) - Mục tiêu: Vận dụng cách giải phương trình tích để làm ví dụ. - Đồ dùng: Bảng nhóm, bút dạ, giấy A4, bảng phụ ghi vd2 - Cách tiến hành: - GV gthiệu VD2 (b/phụ) ? Nêu cách làm VD2 - GV chốt lại cách làm VD2 - Yêu cầu HS làm ?3. ? Ptrình đã cho có phải là phương trình tích không ? ? Để đưa pt đã cho về pt tích ta làm ntn ? - GV hướng dẫn: Biến đổi x3- 1= x3- 13= ? - GV gthiệu VD3 lên bảng phụ và HS nêu cách làm. - Yêu cầu HS làm ?4 theo nhóm (4’) - Gọi đại diện 1 nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét bài làm trên bảng. - GV nhận xét và chốt lại kiến thức - HS nghiên cứu VD2 + Đưa pt về dạng pt tích. Giải pt vừa tìm và kết luận nghiệm - HS làm ?3 - PT đã cho không phải là ptrình tích. - Phân tích VT thành nhân tử. - HS phân tích = (x-1)(x2- x+1) - HS làm ?4 theo nhóm. 1 nhóm báo cáo Nhóm khác nhận xét bài làm trên bảng. 2. á p dụng. Ví dụ 2. (Sgk 16). ?3. Giải phương trình. (x-1)(x2+3x-2)-(x3 -1) = 0 (x-1)(x2+3x-2)-(x-1)(x2+ x+1)=0 (x-1)(x2+3x-2 -x2-x-1)=0 (x-1)(2x-3) = 0 Vậy tập nghiệm của phương trình là S = 1;1,5 Ví dụ 3: ?4. Giải phương trình. (x3+ x2) + (x2+x) = 0 x2(x+1) +x (x+1) = 0 Vậy tập nghiệm của phương trình là S = -1;0 Hoạt động 3. Củng cố (10’) - Mục tiêu: Giải được phương trình tích - Cách tiến hành: Y/c HS làm bài 21 ? Nêu cách giải phần a ? Cho những thừa số nào bằng 0 ? Biểu thức ở VT của phần c có dạng hằng đẳng thức nào - Gọi HS lên bảng làm Y/c HS khác lên nhận xét Cho từng thừa số = 0 để tìm ẩn 3x-2 = 0; 4x+5 = 0 - Lập phương của một hiệu - Cả lớp cùng làm, 2hs lên bảng. - Nhận xét bài 3. Bài tập Bài tập 21(Sgk17) Giải phương trình a. Tập nghiệm của phương trình là: c. Vậy PT có tập nghiệm *) Tổng kết, hướng dẫn về nhà(2) - Học thuộc khái niệm phương trình tích và cách giải phương trình tích. - Xem lại cách giải các VD và các bài tập đã chữa về phương trình tích. - BTVN: bài 22, 24 (Sgk 17). HD: Bài 22, 23. Tương tự ?4 Soạn: 21/01/2013 Giảng: 24/01/2013 Tiết 46: luyện tập I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Củng cố, khắc sâu phương pháp giải phương trình tích, các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử. 2. Kĩ năng. - Tìm được hệ số của phương trình khi biết nghiệm của phương trình; tìm được các nghiệm còn lại của phương trình khi tìm được hệ số của phương trình. - Vận dụng thành thạo các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử để giải phương trình tích. 3. Thái độ: Cẩn thận khi biến đổi các bước đưa phương trình về phương trình tích. II. Đồ dùng - GV: Bảng phụ. - HS: chuẩn bị bài tập và kiến thức liên quan III. Phương pháp: trực quan, tư duy, phân tích, động não. IV. Tổ chức giờ học. *) Khởi động mở bài (15’) - Mục tiêu: Kiểm tra 15’ - Cách tiến hành: Kiểm tra viết Câu 1 (2đ): Nêu cách giải phương trình tích A(x). B(x) = 0 Câu 2 (8đ): Giải phương trình: Đáp án: Câu 1: A(x). B(x) = 0 Câu 2: Vậy tập nghiệm của phương trình đã cho là S = Hoạt động 1. Dạng bài giải phương trình tích (17’) - Mục tiêu: Giải được phương trình tích; phân tích được đa thức thành nhân tử đưa về dạng phương trình tích. - Cách tiến hành: - Yêu cầu HS làm bài 21 ý b,d trang 17. ? Các pt đã cho của bài 21 có phải phương trình tích không ? - Gọi 2 HS lên bảng thực hiện bài 21. - Gọi HS khác nhận xét. - GV kiểm tra đánh giá và chốt lại cách làm. - Yêu cầu HS làm bài 22. ? Nêu cách làm bài 22 - Gọi 3 HS lên bảng. - Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng - GV kiểm tra đánh giá. - GV củng cố và chốt lại cách giải pt tích. - HS làm bài 21b,d. - Các pt đã cho có dạng pt tích. - Cả lớp cùng làm, 2 HS lên bảng thực hiện - HS khác nhận xét bài làm. - HS lắng nghe, ghi vở - HS làm bài 22 SGK trang 17. +Phân tích vế trái thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung +Phân tích vế trái thành nhân tử bằng phương pháp dùng hđt +Phân tích vế trái thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung + Giải pt tích vừa tìm. - 3 HS lên bảng trình bày bài 22. - HS nhận xét bài làm - HS lắng nghe Bài tập 21(Sgk- 17) b) (2,3x – 6,9)(0,1 + 2)= 0 Vậy tập nghiệm của phương trình là S = 3;-20 d) (2x+7)(x-5)(5x+1) = 0 Vậy tập nghiệm của pt là S = Bài tập 22 (Sgk- 17) a) 2x(x-3)+ 5(x-3) = 0 (x-3)(2x+5)= 0 Vậy tập nghiệm của phương trình là S = ;3 c) Vậy tập nghiệm của phương trình là S = 1 d) x(2x-7)- 4x+14= 0 x(2x-7)- 2(2x-7)= 0 (2x-7)(x-2) = 0 Vậy tập nghiệm của phương trình là S = ;2 Hoạt động 2. Dạng bài tìm hế số của phương trình khi biết nghiệm. (12’) - Mục tiêu: Tìm được hệ số của phương trình khi biết nghiệm của phương trình; tìm được các nghiệm còn lại của phương trình khi tìm được hệ số của phương trình. - Đồ dùng: Bảng phụ bài tập 33(SBT) - Cách tiến hành: - GV gthiệu bài 33 trang 8 SBT lên bảng phụ yêu cầu HS làm. ? Cho x =-2 là nghiệm của pt có nghĩa là gì? - Yêu cầu HS thay x=-2 vào pt để tìm a. - Gọi HS tại chỗ biến đổi pt khi thay x=-2 cùng GV. - GV chốt lại cách làm bài 33 a. ? Để tìm nghiệm còn lại của pt đã cho ta làm ntn ? - Gọi 1 HS lên bảng thay gtrị của a vào pt để tìm x. - GV chốt: Trong bài 33 có 2 dạng bài: Câu a tìm hệ số biết nghiệm của pt. Câu b tìm nghiệm của pt khi biết hệ số. - HS làm bài 33 trang 8 SBT. - Thay x=-2 vào phương trình thoả mãn VT = VP. - HS thay x=-2 vào pt để tìm a. - HS tại chỗ biến đổi pt khi thay x=-2. - Thay a =1 vừa tìm vào pt đã cho để biến đổi pt về pt tích. - HS lên bảng thực hiện câu b bài 33. Bài tập 33 (SBT- 8). Cho pt: x3+ ax2-4x-4 =0 x =-2 là 1 nghiệm của pt. a) Xác định hệ số a. Thay x=-2 vào phương trình ta được: (-2)3+a(-2)2 - 4(-2)-4 =0 -8 + 4a + 8 - 4=0 4a - 4 =0 4a =4 a=1 Với a =1 thì pt có 1 nghiệm x=-2 b) Với a vừa tìm ở câu a tìm các nghiệm còn lại của pt. Thay a =1 vào phương trình ta được: x3+ x2- 4x - 4 =0 (x3+ x2) - (4x+ 4) =0 x2(x +1) - 4( x+1) =0 (x2 - 4) (x+1) = 0 (x+2)(x-2)(x+1) = 0 Vậy tập nghiệm của phương trình là S = -2;-1; 2 *) Tổng kết và hướng dẫn về nhà. (1’) - Ôn lại cách giải các bài tập đã chữa. - Ôn lại kiến thức về tìm điều kiện của biến để giá trị

File đính kèm:

  • docDai 4.doc