Giáo án Đại số 8 Tiết 47 Phương trình chứa ẩn ở mẫu

A. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức: Sau khi học xong, HS cần nắm được những kiến thức sau

 - HS nắm vững khái niệm điều kiện xác định (ĐKXĐ) của một phương trình, cách xác định ĐKXĐ của một phương trình.

 - HS nắm vững cách giải phương trình, trình bày bài chính xác, đặc biệt là bước tìm ĐKXĐ và bước đối chiếu để kết luận nghiệm.

 2. Kỹ năng

 Nâng cao kỹ năng: Tìm điều kiện để giá trị phân thức được xác định, biến đổi phương trình, các cách giải phương trình đã học.

 3. Thái độ

 HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, độc lập sáng tạo.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

 1. Giáo viên

 Bài giảng điện tử, máy chiếu.

 2. Học sinh

 Ôn tập các quy tắc nhân, chia các phân thức.

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2346 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 8 Tiết 47 Phương trình chứa ẩn ở mẫu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 47 PHƯƠNG TRÌNH CHỨA ẨN Ở MẪU A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Sau khi học xong, HS cần nắm được những kiến thức sau - HS nắm vững khái niệm điều kiện xác định (ĐKXĐ) của một phương trình, cách xác định ĐKXĐ của một phương trình. - HS nắm vững cách giải phương trình, trình bày bài chính xác, đặc biệt là bước tìm ĐKXĐ và bước đối chiếu để kết luận nghiệm. 2. Kỹ năng Nâng cao kỹ năng: Tìm điều kiện để giá trị phân thức được xác định, biến đổi phương trình, các cách giải phương trình đã học. 3. Thái độ HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, độc lập sáng tạo. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH 1. Giáo viên Bài giảng điện tử, máy chiếu. 2. Học sinh Ôn tập các quy tắc nhân, chia các phân thức. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp (1’) Sĩ số:............ vắng.............. 2. Kiểm tra bài cũ (slide 3) (7’) Câu hỏi : Giải phương trình sau, nêu rõ từng bước Giải 3. Tiến trình bài mới Giá trị tìm được của ẩn có phải lúc nào cũng là nghiệm của phương trình hay không? Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài hôm nay “Phương trình chứa ẩn ở mẫu”, các em ghi bài. Nội dung H Đ của thầy H Đ của trò H Đ 1. Ví dụ mở đầu §5: PHƯƠNG TRÌNH CHỨA ẨN Ở MẪU 1) Ví dụ mở đầu (SGK - 19) (slide 6) ?1 (SGK - 19) - GV: Ở những bài trước chúng ta mới chỉ xét các phương trình mà hai vế của nó đều là các biểu thức hữu tỉ của ẩn và không chứa ẩn ở mẫu. Trong bài này chúng ta sẽ cùng nghiên cứu cách giải phương trình có biểu thức chứa ẩn ở mẫu - GV: Hãy giải phương trình (slide 6) Gọi một em lên bảng làm Bạn đã dùng phương pháp quen thuôc đó là chuyển các hạng tử chứa ẩn sang một vế và tính được kết quả Từ kết quả trên hãy trả lời câu hỏi ?1 Giá trị có phải là nghiệm của phương trình hay không? Vì sao? {gợi ý: Tại giá trị của biểu thức có xác định hay không? } - GV: Vậy phương trình đã cho và phương trình có tương đương không? - GV: Qua ví dụ trên chúng ta thấy đối với các phương trình chứa ẩn ở mẫu, sau một quá trình biến đổi ta sẽ được một phương trình mới có thể không tương đương với phương trình đã cho. Do đó, khi giải phương trình chứa ẩn ở mẫu ta phải chú ý đến một yếu tố đặc biệt đó là điều kiện của ẩn để biểu thức chứa ẩn ở mẫu xác định. Đó được gọi là điều kiện xác định của phương trình. Vậy, ĐKXĐ của phương trình là gì, chúng ta sang phần thứ 2 “Tìm điều kiện xác định của một phương trình” - Giải phương trình - HS: Trả lời Giá trị không phải là nghiệm của phương trình. Vì tại giá trị của biểu thức không xác đinh. - HS: Phương trình đã cho và phương trình không có cùng tập nghiệm nên không tương đương. - HS: Nghe giảng H Đ 2. Tìm điều kiện xác định của một phương trình 2) Tìm điều kiện xác định của một phương trình (slide 7) Ví dụ 1 (SGK - 20) (slide 9) - GV: Điều kiện của biến để giá trị phân thức xác định là gì? - GV: Ở phương trình có phân thức chứa ẩn ở mẫu. Hãy tìm điều kiện để phân thức xác định - GV: Ta thấy ĐKXĐ của phân thức là . Vậy, điều kiện xác định của một phương trình là gì? - GV: Mời một em khác đọc lại nội dung điều kiện xác định của phương trình - GV: Có mấy cách để tìm điều kiện của phương trình?{nếu cho tất cả các mẫu của phương trình bằng 0 thì ĐKXĐ của phương trình là gì?} (slide 8) - GV: Để làm rõ vấn đề trên ta cùng xét ví dụ 1 Tìm ĐKXĐ của mỗi phương trình sau: ; . - Mời 2 em trình bày - GV: Chú ý trong khi giải phương trình chúng ta chỉ yêu cầu kết luận điều kiện của ẩn còn các bước trung gian các em có thể bỏ qua. - GV: Yêu cầu HS làm (chiếun slide 10) ?2 - GV: Gọi hai HS lên bảng làm bài song song - GV: Gọi HS khác nhận xét bài của bạn sau đó chiếu đáp án (slide 10) - GV: Cho HS làm bài tập trong slide 11 - GV: Sau đây ta sẽ đi vào nội dung chính của bài hôm nay đó là: Giải phương trình chứa ẩn ở mẫu - HS: Điều kiện của biến để giá trị phân thức xác định là điều kiện của biến để mẫu thức của phân thức khác 0. - HS: Điều kiện xác định của phân thức là: hay - HS: Điều kiện xác định của một phương trình là điều kiện của ẩn để tất cả các mẫu trong phương trình đều khác 0. - HS: Điều kiện xác định của một phương trình là điều kiện của ẩn để tất cả các mẫu trong phương trình đều khác 0. - HS: Có hai cách {nếu cho tất cả các mẫu của phương trình bằng 0 thì ĐKXĐ của phương trình là tất cả các giá trị của x khác với giá trị vừa tìm được} - HS 1: a, Vì nên ĐKXĐ của phương trình là . - HS 2: b, ĐKXĐ của phương trình là: - HS 1: ĐKXĐ của phương trình là: - HS 2: ĐKXĐ của phương trình là: - HS: Khẳng định đúng là: a và b, khẳng định sai là c. H Đ 3. Giải phương trình chứa ẩn ở mẫu 3) Giải phương trình chứa ẩn ở mẫu Ví dụ 2 (SGK - 20) Chúng ta cùng xét ví dụ 2 Giải phương trình: - GV: Hãy tìm ĐKXĐ của phương trình trên - GV: Hãy quy đồng mẫu của phương trình rồi khử mẫu - GV: Tại sao không dùng dấu “=>” ở bước này? - GV: Tiếp tục giải phương trình vừa tìm được - GV: có thỏa mãn ĐKXĐ của phương trình hay không? - GV: Vậy ta có kết luận gì về nghiệm của phương trình? - GV: Vậy để giải phương trình chứa ẩn ở mẫu ta thực hiện mấy bước? Đó là những bước nào? - GV: Yêu cầu HS khác đọc lại cách giải phương trình chứa ẩn ở mẫu. - HS: ĐKXĐ của phương trình là: - HS: - HS: Vì phương trình sau có thể không cùng tập nghiệm với phương trình đã cho. - HS: - HS: có thỏa mãn ĐKXĐ của phương trình - HS: là nghiệm của phương trình. - HS: Để giải phương trình chứa ẩn ở mẫu ta thực hiện 4 bước như sau: B1: Tìm ĐKXĐ của phương trình B2: Quy đồng mẫu hai vế của phương trình rồi khử mẫu. B3: Giải phương trình vừa nhận được. B4: Đối chiếu với ĐKXĐ rồi kết luận nghiệm. - HS: Đọc bài 4. Củng cố, hướng dẫn về nhà Lý thuyết: slide 14 Bài tập củng cố: slide 15 Hướng dẫ về nhà, chiếu slide 16

File đính kèm:

  • docTiet 47 Bai 5 Phuong trinh chua an o mau.doc
Giáo án liên quan