I/ Mục tiêu
1/ Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về các quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức.
2/ Kĩ năng:
- Học sinh thực hiện thành thạo phép nhân đơn thức, đa thức. Vận dụng được tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
3/ Thái độ:
- Có ý thức chọn lựa cách tính nhanh trong thực hiện phép nhân đơn thức, đa thức đặc biệt là trong việc tính giá trị của biểu thức.
II/Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ
2 Học sinh: Bảng nhóm
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 830 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 8 - Trường THCS ĐạK’ Nông - Tiết 3: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :
02
Ngày soạn :
23 / 08 / 2013
Tiết :
03
Ngày dạy :
26 / 08 / 2013
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu
1/ Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về các quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức.
2/ Kĩ năng:
- Học sinh thực hiện thành thạo phép nhân đơn thức, đa thức. Vận dụng được tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
3/ Thái độ:
- Có ý thức chọn lựa cách tính nhanh trong thực hiện phép nhân đơn thức, đa thức đặc biệt là trong việc tính giá trị của biểu thức.
II/Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ
2 Học sinh: Bảng nhóm
III/Phương pháp
- Giảng giải,hỏi đáp…
IV/Tiến trình
1/ On định lớp(1p)
Kiểm tra sĩ số: 8a1 ss : v : 8a2 ss : v :
2/ Bài cũ (5p)
- Nêu quy tắc nhân đơn thức với đa thức.
- Nêu quy tắc nhân đa thức với đa thức
- Nhấn mạnh sai lầm thường gặp: Thực hiện xong không rút gọn.
- 2 học sinh lên bảng:
Hs1: Thực hiện phép nhân:
6x.(2x3- 5x+2)
Hs2: bài 10b.
Các học sinh khác làm bài vào vở, theo dơi và nhận xét khi gv yêu cầu.
3/ Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Chữa bài tập 11 SGK (10p)
Trong biểu thức này chứa biến nào?
Hướng dẫn: Để chứng tỏ biểu thức không phụ thuộc vào giá trị của biến ta biến đổi biểu thức đến khi không còn chứa x.
Vậy để biến đổi biểu thức không còn x nữa ta làm như thế nào?
Chứa biến x
HS lắng nghe hướng dẫn
Thực hiện phép nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức.Sau đó rút gọn đa thức
1 em làm vào bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
Bài 11:
Hoạt động 2: Chũa bài tập 12 SGK (10p)
Đặt biểu thức đó bằng A
Để tính giá trị biểu thức A tại những giá trị của x cho trước ta làm như thế nào?
Yêu cầu HS làm bài theo nhóm
+ Thay giá trị vào rồi tính
+Rút gọn đa thức rồi thay gia trị vào tính
Học sinh làm việc theo nhóm
Các nhóm lên trình bày và nêu nhận xét.
Bài 12: Tính giá trị của biểu thức
A = - x – 15
x = 0 thì A = 0 – 15 = -15
x = -15 thì A = 15 – 15= 0
x= 15 thì A = - 15 – 15 = -30
x = 0,15 thì A = - 0,15 – 15 = - 15,15
Hoạt động 3: Chữa bài tập 13 SGK (9p)
Để làm được bài này chúng ta làm như thế nào?
Hăy lên bảng trình bày vào bảng phụ.
Cho học sinh nhận xét và sửa bài.
Thực hiện phép nhân đơn thức với đa thức,đa thức với đa thức sau đó rút gọn.
1học sinh lên bảng trình bày vào bảng phụ. Cả lớp làm vào vở.
Bài 13: Tìm x biết
Hoạt động 4: Chữa bài tập 14 SGK (9p)
Gọi số chẵn thứ nhất là x. Hăy biểu diễn hai số chẵn tiếp theo theo x và dựa vào đề bài viết thành biểu thức.
Cho học sinh nhận xét và chỉ ra sự sai lầm của bạn.
Học sinh làm việc theo nhóm hai người.
Bài 14:
Gọi ba số chẵn liên tiếp là x; x + 2; x + 4 theo đề bài ta có:
vậy ba số đó là 46, 48, 50.
4/ Củng cố
Kết hợp trong luyện tập
5/ Hướng dẫn về nhà (1p)
Hăy làm bài tập 15 và xem bài § 3 xem có mối liên quan nào không?
6/ Rút kinh nghiệm
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- dai8t3.doc