I. Mục tiêu :
- Củng cố kiến thức về các quy tắc nhân đơn thức , nhân đa thức với đa thức .
- Học sinh thực hiện thành thạo phép nhân đơn , đa thức
II. Chuẩn bị :
- GV : Phiếu học tập
- HS : On lại các quy tắc, các bài tập đã cho .
III. Tiến trình bài dạy :
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1000 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 8 - Tuần 2 - Tiết 03: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :02
Tiết :03 Ngày dạy : ……………………………
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :
- Củng cố kiến thức về các quy tắc nhân đơn thức , nhân đa thức với đa thức .
- Học sinh thực hiện thành thạo phép nhân đơn , đa thức
II. Chuẩn bị :
- GV : Phiếu học tập
- HS : Oân lại các quy tắc, các bài tập đã cho .
III. Tiến trình bài dạy :
Hoạt động 1 : Kiểm tra
- HS lên bảng làm bài tập sau : Điền các đơn , đa thức thích hợp vào ô trống .
a) (-2x2+3)(-2x2)=
b) (-2x2+3) . = 4x4- 6x2
c) . (-2x2) = 6x2-4x4
- Cả lớp nhận xét kết quả vừa làm của bạn
- Giáo viên cho cả lớp nhận xét , giáo viên chốt lại dạng toán .
Hoạt động 2 : Luyện tập
- GV cho học sinh hệ thống lại các kiến thức của hai bài mới học
1/ Chữa bài tập 10 ( Trang 8 - SGK )
- GV : Sau khi học sinh chép đề bài xong , hỏi HS phương pháp làm .
- Cho HS cả lớp làm .GV đi xem xét gúp đỡ cho cả lớp cùng làm bài được .
- Cho HS lên bảng trình bày lời giải .
a/ (x2 – 2x + 3)=
b/ (x2 – 2xy + y2) ( x – y) = x3 – 3x2y + 3xy2 – y3
- GV lưu ý cho học sinh một số bước dễ nhầm.
2/ Chữa bài tập 11 ( Trang 8 - SGK )
- CMR giá trị của biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của biến :
(x-5)(2x+3) –2x(x-3)+x+7
- GV : giới thiệu để học sinh biết một biểu thức như thế nào là không phụ thuộc vào biến “ Một biểu thức không chứa biến thì ta nói biểu thức không phụ thuộc vào biến”. Dựa vào nhận xét trên em hãy giải bài toán đó .
- HS : cả lớp cùng giải và kết luận :
(x-5)(2x+3) –2x(x-3)+x+7 = 2x2 + 3x – 10x – 15 – 2x2 + 6x + x + 7 = –8
- GV : Nhấn mạnh dù thay x bằng bất kì giá trị nào thì biểu thức cũng có giá trị là –8 .Vậy kết quả biểu thức không phụ thuộc vào biến x .
3/ Chữa bài tập 14 ( Trang 9 - SGK )
- GV : Sau khi học sinh chép đề bài xong , hỏi HS phương pháp làm .
- Cho HS cả lớp làm .GV đi xem xét gúp đỡ cho cả lớp cùng làm bài được .
- Cho HS đứng tại chỗ trìng bày lời giải . ( 3 số đó là 46 ; 48 ; 50 )
- GV :Lưu ý cho học sinh có 2 cách trình bày và nhấn mạnh từng bước theo phương pháp .
- GV : Các em chú ý đề bài toán nói tích hai số đầu nhỏ hơn tích hai số sau, ta có 2 cách giải quyết :
+ Lấy tích hai số đầu cộng 192 thì ra tích hai số sau .
+ Lấy tích hai số sau trừ đi 192 thì ra tích hai số đầu .
Hoạt động 3 : Củng cố
- Phép nhân hai đa thức theo cách trình bày thứ hai chỉ nên dùng trong trường hợp cả hai đa thức cùng chứa chung một biến và đã được sắp xếp. Đối với đa thức từ hai biến trở lên trình bày theo cách này sẽ phức tạp hơn. Trong thực tế, về sau này chúng ta chủ yếu trình bày theo cách thứ nhất .
- Để chứng minh A = B , có thể chứng minh A và B cùng bằng C hoặc chứng minh A – B = 0
Hoạt động 4 : Hường dẫn học ở nhà
Xem lại các dạng bài tập đã sửa
Làm các bài tập 13 ;15 ( Trang 9 SGK )
File đính kèm:
- TIET3.DOC