I. MỤC TIÊU:
-Củng cố kiến thức về các quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức.
-HS thực hiện thành thạo phép nhân đơn thức, đa thức.
II.CHUẨN BỊ:
-gv: Chuẩn bị các bài tập cần thiết phù hợp với hs.
-HS: On tập bài 1, 2. Làm trước các bài tập đã cho về nhà.
II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
-HS1: Phát biểu qui tắc nhân đơn thức với đa thức. Nhân đa thức với đa thức. Làm bt 8a.
-HS2: Làm bt 7b.
3. Luyện tập:
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 940 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 8 Tuần 2 Tiết 3 Luyện Tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:2
Tiết: 3 LUYỆN TẬP
Ngày soạn: 18/8/2008
Ngày giảng: 25/8/2008
Gv: Trần thái Bình
I. MỤC TIÊU:
-Củng cố kiến thức về các quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức.
-HS thực hiện thành thạo phép nhân đơn thức, đa thức.
II.CHUẨN BỊ:
-gv: Chuẩn bị các bài tập cần thiết phù hợp với hs.
-HS: Oân tập bài 1, 2. Làm trước các bài tập đã cho về nhà.
II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
-HS1: Phát biểu qui tắc nhân đơn thức với đa thức. Nhân đa thức với đa thức. Làm bt 8a.
-HS2: Làm bt 7b.
3. Luyện tập:
HOẠT ĐỘNG THẦY- TRÒ
GHI BẢNG
BỔ SUNG
-Gv: cho hs làm bt 10 a, b trên bảng phụ của nhóm.
-HS: Nhóm 1, 2, 3 làm bài 10a.
Nhóm 4, 5, 6 làm bài 10b.
-Các nhóm hs kiểm tra kết quã lẫn nhau.
- Đại diện 2 nhóm trình bày kết quả.
-Gv: giải thích phương pháp và nhận xét các sai sót của hs.
-Gv: Ta có thể tính nhanh ra ngay kết quả tích các hạng tử không cần ghi bước trung gian: b/ x.x2- x(2xy) + y2x - y(x2) -2xy(-y) + y2( -y)
-Gv: cho hs đọc bài tập 11/ 8 sgk.
Muốn chứng minh giá trị biểu thức không phụ thuộc vào biến ta làm như thế nào?
-Hs: ta thực hiện phép nhân 2 đa thức, nhân đơn thức với đa thức rồi thu gọn. Nếu kết quả là một số ( không có biến ) thì ta đã chứng minh được biểu thức đó không phụ thuộc vào biến x.
-Gv cho hs cả lớp thực hiện.
-1 HS lên bảng làm bài tập.
-Các hs khác nhận xét, Gv kết luận.
-Gv: Cho hs đọc bài tập 12 sgk
Muốn tính giá trị biểu thức ta làm thế nào?
-Hs: Ta phải thực hiện các phép tính, rút gọn rồi tính giá trị.
(T.3, Tr.2) HOẠT ĐỘNG THẦY- TRÒ
-Bài tập 10: Thực hiện phép tính:
a/ ( x2 – 2x + 3 ) ( 1/2x – 5 )
= ½ x.x2- 2x(1/2x) + 3( ½ x) - 5. x2- 5(-2x) + 3(-5)
= ½ x3 – x2 + 3/2 x – 5x2 + 10x – 15
= ½ x3 – 6x2 + 23/2 x – 15
b/ ( x2 – 2xy + y2 ) ( x – y )
= x3 – 2x2y + xy2 – x2y + 2xy2 – y3
= x3 – 3x2y + 3xy2 – y3
-Bài tập 11:
Chứng minh giá trị của biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của biến.
( x – 5 ) ( 2x + 3 ) – 2x ( x – 3 ) + x+ 7
= 2x2 + 3x – 10x – 15 – 2x2 + 6x + x + 7
= -7x + 7x – 15 + 7
= - 8
Vậy giá trị của biểu thức không phụ thuộc vào biến x.
-Bài tập 12: Tính giá trị biểu thức
( x2 – 5 ) ( x + 3 ) + ( x + 4 ) ( x – x2)
GHI BẢNG
BỔ SUNG
-Hs thực hiện theo nhóm trên bảng phụ của nhóm và tự kiểm tra lẩn nhau
-Gv: lấy kết quả của 1 nhóm để nhận xét.
-Gv: yêu cầu hs nêu các bước giải bài toán tìm x rồi làm bài tập 13 sgk. theo nhóm trên bảng phụ.
-Hs: Thực hiện các phép toán, chuyển vế, thu gọn, rồi tìm x.
Gv: Nhận xét các kết quả của các nhóm.
= x3 + 3x2 – 5x -15 + x2 – x3 + 4x – 4x2
= - x – 15
Với x = 0 => - x – 15 = 0 – 15 = - 15
x = 15 => - x - 15 = -15 – 15 = - 30
x = -15 => - x – 15 = 15 – 15 = 0
x = 0,15 Þ x – 15 = - 0,15 – 15 = - 15,15
-Bài tập 13: Tìm x
(12x-5)(4x-1)+(3x-7)(1-16x) =81
48x2-12x-20x+5+3x-48x2 -7 +11x=81
0x2 +83x -2 =81
83x =83
x=1
4. Củng cố:
Gv rút ưu khuyết điểm trong luyện tập:
-Khi nhân các em thường quên nhân dấu, khi nhân đơn thức với đa thức ta có thể bỏ các bước trung gian và thực hiện theo thứ tự: nhân dấu, nhân hệ sồ, nhân luỹ thừa cùng cơ số (nếu cùng biến hoặc khác biến) rồi cộng các kết quả, thu gọn đa thức cuối.
-Nhắc lại các bước giải bài toán tìm x. Cần chú ý chuyển các hạng tử chứa biến sang một vế và các hằng số sang vế kia đồng thời nhớ đổi dấu các hạng tử đó.
5. Dặn dò:
-Xem lại các bài tập trên. Xem trước bài 3 SGK.
-Làm các bt: 14, 15 và bt 6; 8 /4 sgk.
-Hướng dẫn BT 14 sgk: Số chẵn là 2a (aỴ N) Þ ba số chẵn liên tiếp nhau là 2a; 2a + 2; 2a + 4 ( vì hai cố chẵn liên tiếp hơn kém nhau 2 đvị ).
IV.RÚT KINH NGHIỆM:
...................................................................................................................................................
…………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
File đính kèm:
- Dai So 8 T3.doc