I. MỤC TIÊU:
-Học sinh hiểu thế nào là phân tích đa thức thành nhân tử
-Biết cách tìm nhân tử chung và cách đặt nhân tử chung
II.CHUẨN BỊ:
-Gv: Bảng phụ ghi ví dụ1, ?1 SGK, phấn màu.
-Hs: Ôn tập các HĐT, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ :
-Hs1: Viết 7 HĐT đáng nhớ,
Ap dụng: ( 3x2 + 1)2 ; (2x – y2)2
-Hs2: bài tập 37 ( 3 HĐT đầu )
-Hs3: bài tập 37 ( 4 HĐT sau)
3. Giảng bài mới:
-Gv: Cho hs tính nhanh 37. 52 + 37. 48
-Hs: Thực hiện : 37.(52 + 48) = 37. 100 = 3700
Ap dụng tính chất phân phối phép nhân đối với phép cộng -Gv: Ở bt này ta áp dụng tính chất phân phối phép nhân đối với phép cộng. Vì thấy có số 37 giống nhau ở hai số hạng, đưa về thành một tích của hai đa thức. Hôm nay ta áp dụng tính chất đó để phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 8 Tuần 5 Tiết 9 Bài 6 Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 5 Ngày soạn: 8/9/2008
Tiết: 9 Bài 6. PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ Ngày giảng: 15/9/2008
BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐẶT NHÂN TỬ CHUNG GV: Trần Thái Bình
I. MỤC TIÊU:
-Học sinh hiểu thế nào là phân tích đa thức thành nhân tử
-Biết cách tìm nhân tử chung và cách đặt nhân tử chung
II.CHUẨN BỊ:
-Gv: Bảng phụ ghi ví dụ1, ?1 SGK, phấn màu.
-Hs: Ôn tập các HĐT, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ :
-Hs1: Viết 7 HĐT đáng nhớ,
Aùp dụng: ( 3x2 + 1)2 ; (2x – y2)2
-Hs2: bài tập 37 ( 3 HĐT đầu )
-Hs3: bài tập 37 ( 4 HĐT sau)
3. Giảng bài mới:
-Gv: Cho hs tính nhanh 37. 52 + 37. 48
-Hs: Thực hiện : 37.(52 + 48) = 37. 100 = 3700
Aùp dụng tính chất phân phối phép nhân đối với phép cộng -Gv: Ở bt này ta áp dụng tính chất phân phối phép nhân đối với phép cộng. Vì thấy có số 37 giống nhau ở hai số hạng, đưa về thành một tích của hai đa thức. Hôm nay ta áp dụng tính chất đó để phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
Nội dung
Bổ sung
-Gv: Cho hs đọc vd1 sgk
2x2 – 4x = 2x . x – 2x . 2
-Gv: giữa hai hệ số 2 và 4 tìm ƯCLN và ƯCLN của x2 và x
-Hs: ƯCLN của 2x2 và 4x là 2x(x – 2)
-Gv: ta đã biến đổi 2x2 – 4x thành gì?
-Hs: thành một tích hai đa thức 2x và (x – 2)
-Gv: cách làm như vậy gọi là phân tích đa thức thành nhân tử. Vậy thế nào phân tích đa thức thành nhân tử ?
-Hs: Là biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa thức
-Gv cho vd2: ƯCLN 15, 5, 10 là ?
ƯCLN (x3, x2 , x) là ?
Đặt nhân tử chung
-Hs thực hiện
-Gv: cho hs làm ?1 ( làm trên phim trong )
-Hs: a) x2 – x = x(x – 1)
b) 5x2 (x- 2y) – 15x (x – 2y)
Ta thấy có nhân tử chung nào?
-Hs: biểu thức trong dấu ngoặc viết ra ngoài thành nhân tử chung
-Gv: giữa 5x2 và 15x có nhân tử chung không?
-Hs: có 5x . Hs thực hiện tiếp
-Gv câu c: 3(x – y) – 5x (y – x)
( x – y) và (y – x) có giống nhau không? muốn giống nhau ta làm sao?
-Hs: Đổi dấu để phân thức trong ( ) giống nhau
-Gv: Đôi khi để làm xuất hiện nhân tử chung ta phải đổi dấu các hạng tử
-Gv cho hs làm ?2
Tìm x sao cho 3x2 – 6x = 0
Gọi hs nêu cách làm?
-Hs: đặt nhân tử chung vế trái
3x ( x – 2 ) = 0
-Gv: Ta có A.B = 0 =>?
-Hs: hoặc A = 0 hoặc B = 0
3x = 0 => x = 0
Hoặc x – 2 = 0 => x = 2
1.ví du:ï
-Ví dụ1: hãy viết 2x2 – 4x thành một tích của những đa thức
2x2 – 4x = 2x. x – 2x. 2
= 2x (x -2)
*Phân tích đa thức thành nhân tử (hay thừa số) là biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa thức.
-Ví dụ2: Phân tích đa thức thành nhân tử:
15x3 – 5x2 + 10x
= 5x (3x2 – x + 2)
2. Aùp dụng:
a/ x2 – x = x.x – 1.x = x( x – 1 )
b/ 5x2 (x- 2y) – 15x(x – 2y)
= (x – 2y)(5x2 – 15 x)
= 5x(x – 2y)(x – 3)
c/ 3(x – y) -5x (y – x)
= 3(x – y) + 5x(x – y)
= (x – y)(3 + 5x)
* Chú ý: sgk
4. Củng cố:
-Gv: phân tích đa thức thành nhân tử làgì? muốn phân tích đa thức thành nhân tử ta làmsao?
- Hs: phân tích các hạng tử để xuất hiện nhân tử chung đưa ra ngoài lập thành một tích những đa thức.
- Hs: Làm các bài tập 39, 41 sgk theo nhóm:
-Bài tập 39 (tr.19)
a/ 3x – 3y = 3(x – y)
b/ 2x2 + 5x2 + x2y = x2(2 + 5x + y)
c/ 14x2y – 21xy2 + 28x2y2 = 7xy(2x – 3y + 4xy)
d/ x(y – 1) – y(y – 1) = (y – 1)(x – y)
e/ 10x(x – y) – 8y(y – x) = 10x(x – y) + 8y(x – y) = (x – y)(10x + 8y)
-Bài tập 41: 5x(x – 2000) – x + 2000 = 0
5x(x – 2000) – (x – 2000) = 0
(x – 2000)(5x – 1) = 0
hoặc x – 2000 = 0 => x = 2000
hoặc 5x – 1 = 0 => x = 1/5
5. Dặn dò:
-Nắm vững cách đặt nhân tử chung.
-xem lại các ví dụ và các bài tập đã làm ở trên.
-Về nhà làm các bt: 40; 42 sgk/19.
-Ôn tập lại các HĐT.
iv.rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Dai So 8 T9.doc