A. Mục đích yêu cầu :
Nắm được khái niệm về phương trình bậc nhất hai ẩn và tập nghiệm của nó
Viết được tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn và biểu diễn nó trên mặt phẳng toạ độ
Thấy được tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn là một đường thẳng
B. Chuẩn bị :
Sgk, giáo án, phấn, thước, bảng phụ, phiếu học tập
C. Nội dung :
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 918 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 9 năm học 2008- 2009 - Tuần 15 - Tiết 30 : Phương trình bậc nhất hai ẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Ngày soạn :
Tiết 30 Ngày dạy :
Chương 3 : HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
1. Phương trình bậc nhất hai ẩn
A. Mục đích yêu cầu :
Nắm được khái niệm về phương trình bậc nhất hai ẩn và tập nghiệm của nó
Viết được tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn và biểu diễn nó trên mặt phẳng toạ độ
Thấy được tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn là một đường thẳng
B. Chuẩn bị :
Sgk, giáo án, phấn, thước, bảng phụ, phiếu học tập
C. Nội dung :
TG
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
Nội dung
1p
0p
35p
15p
20p
8p
1p
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Dạy bài mới :
Giới thiệu bài toán cổ để đưa ra hệ thức x+y=36 và 2x+4y=100
Các hệ thức trên là những ví dụ về phương trình bậc nhất hai ẩn
Ta xét xem tập nghiệm của một phương trình bậc nhất hai ẩn có gì mới lạ
Trước đây, các em đã học qua về phương trình bậc nhất một ẩn. Trong thực tế, còn có các tình huống dẫn đến phương trình có nhiều hơn một ẩn ví dụ như : x+y=36 và 2x+4y=100
Từ những ví dụ trên các em có thể nêu tổng quát về phương trình bậc nhất hai ẩn
Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, mỗi nghiệm của phương trình được biểu diễn bởi một điểm. Nghiệm (xo;yo) được biểu diễn bởi điểm có toạ độ (xo;yo)
Hãy làm bài tập ?1
Hãy làm bài tập ?2
Đối với phương trình bậc nhất hai ẩn, khái niệm tập nghiệm và khái niệm phương trình tương đương cũng tương tự như đối với phương trình một ẩn. Ngoài ra, ta vẫn có thể áp dụng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân để biến đổi
Hãy làm bài tập ?3
Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, tập hợp các điểm biểu diễn các nghiệm của phương trình là đường thẳng y=2x-1. ta nói : tập nghiệm của phương trình được biểu diễn bởi đường thẳng d hay đường thẳng d được xác định bởi phương trình 2x-y=1
Đường thẳng d còn gọi là đường thẳng 2x-y=1 và được viết gọn là (d):2x-y=1
Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, tập hợp của phương trình là đường thẳng đi qua điểm A(0;2) và song song với trục hoành ta gọi đó là đường thẳng y=2
Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, tập hợp của phương trình là đường thẳng đi qua điểm B(1,5;0) và song song với trục tung ta gọi đó là đường thẳng x=1,5
4. Củng cố :
Hãy làm bài 1a trang 7 ( gọi hs lên bảng )
Hãy làm bài 2a, 2e, 2f trang 7 ( gọi hs lên bảng )
5. Dặn dò :
Làm bài 3 trang 7
Phương trình bậc nhất hai ẩn x và y là hệ thức dạng ax+by=c, trong đó a, b và c là các số đã biết (a0 hoặc b0)
(1;1) và (0,5;0) là nghiệm của phương trình 2x-y=1
Vô số nghiệm
x
-1
0
0,5
1
2
2,5
y=2x-1
-3
-1
0
1
3
4
(0;2), (4;-3)
a.
e.
f.
1. Khái niệm về phương trình bậc nhất hai ẩn :
Phương trình bậc nhất hai ẩn x và y là hệ thức dạng ax+by=c, trong đó a, b và c là các số đã biết (a0 hoặc b0)
Vd1: 2x-y=1, 3x+4y=0, 0x+2y=4, x+0y=5
+ Nếu giá trị của vế trái tại x=xo và y=yo bằng vế phải thì cặp số (xo ; yo) được gọi là một nghiệm của phương trình. Ta viết : Phương trình (1) có nghiệm là (x;y)=(xo;yo)
Vd2: (3;5) là một nghiệm của phương trình 2x-y=1 vì 2.3-5=1
2. Tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn :
a. Xét phương trình : 2x-y=1
y=2x-1
S={(x;2x-1)|xR}
Ta nói phương trình có nghiệm tổng quát là (x;2x-1) với x tuỳ ý hoặc
b. Xét phương trình : 0x+2y=4
Phương trình có nghiệm tổng quát là (x;2) với x tuỳ ý hay
c. Xét phương trình : 4x+0y=6
Phương trình có nghiệm tổng quát là (1,5;y) với y tuỳ ý hay
Tổng quát : (sgk)
File đính kèm:
- Tiet 30.doc