Giáo án Đại số 9 Trường THCS Đông Thành - Tuần 10 - Tiết 19 : Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số

A/ MỤC TIÊU:Qua bài này học sinh cần phải nắm:

1.Về kiến thức:

- Nắm vững các kn “hàm số”, “biến số”. Hiểu hàm số có thể cho bằng bảng hoặc công thức.

- Hàm số và đồ thị của h.số.

2. Về kỹ năng:

- Nhận biết hàm số đồng biến, nghịch biến.

- Có kỹ năng tính giá trị của hàm số.

-Vẽ được đồ thị hàm số.

3. Về tư duy và thái độ:

Cẩn thận, chính xác trong tính toán, lập luận.

Biết được toán học có liên hệ thực tiễn, liên môn.

B/ PHƯƠNG PHÁP:

Phương pháp - nhóm, trực quan, làm việc với sách, đàm thoại gợi mở.

C/ CHUẨN BỊ:

GV:- Bảng phụ ghi , ví dụ 1, vẽ sẳn hệ trục tọa độ Oxy phục vụ , ghi

HS: - Ôn k.niệm h.số (ĐS7 tập 1 trang 62,63)

D/ TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1113 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 9 Trường THCS Đông Thành - Tuần 10 - Tiết 19 : Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 10 Tiết: 19 CHƯƠNG II: HÀM SỐ BẬC NHẤT §1.NHẮC LẠI VÀ BỔ SUNG CÁC KHÁI NIỆM VỀ HÀM SỐ Soạn: 22/10 A/ MỤC TIÊU:Qua bài này học sinh cần phải nắm: 1.Về kiến thức: - Nắm vững các kn “hàm số”, “biến số”. Hiểu hàm số có thể cho bằng bảng hoặc công thức. - Hàm số và đồ thị của h.số. 2. Về kỹ năng: - Nhận biết hàm số đồng biến, nghịch biến. - Có kỹ năng tính giá trị của hàm số. -Vẽ được đồ thị hàm số. 3. Về tư duy và thái độ: Cẩn thận, chính xác trong tính toán, lập luận. Biết được toán học có liên hệ thực tiễn, liên môn. B/ PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp - nhóm, trực quan, làm việc với sách, đàm thoại gợi mở. C/ CHUẨN BỊ: GV:- Bảng phụ ghi , ví dụ 1, vẽ sẳn hệ trục tọa độ Oxy phục vụ , ghi HS: - Ôân k.niệm h.số (ĐS7 tập 1 trang 62,63) D/ TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động1 (3’) GIỚI THIỆU BÀI GV:ở lớp 7 chúng ta đã biết những khái niệm gì về hàm số? Trong tiết học này ta sẽ tìm hiểu thêm những khái niệm mới . HS:ví dụ về hàm số , khái niệm mặt phẳng toạ độ, đồ thị của hàm số y=ax. Hoạt động 2 :(15’) 1/ KHÁI NIỆM HÀM SỐ -Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được một gia trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x và x gọi là biến số . GV ôn lại khái niệm về hàm số: -Khi nào đại lượng y được gọi là hàm số của đại lượng thay đổi x ? -HS: Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x và x được gọi là biến số . - Hàm số có thể cho bằng bảng hoặc bằng công thức . -Hàm số có thể cho bằng những cách nào ? -GV treo bảng phụ vd1 : +y là hàm số của x được cho bằng bảng ,hãy giải thích ? x 3 4 3 5 8 y 6 8 4 8 46 - Hàm số có thể cho bằng bảng hoặc bằng công thức . + Vì có đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được một và chỉ một giá trị tương ứng của y . -Khi hàm số đươc cho bằng công thức y=f(x) ,ta hiểu rằng biến số x chỉ lấy giá trị mà tại đó f(x) xác định. + Em hãy giải thích vì sao công thức y = 2x ; y = 2x + 3 ; y = là một hàm số ? +HS trả lời như trên; nhưng hs y=biến số x chỉ lấy giá trị khác 0 . Khi y là hàm số của x, ta có thể viết y = f(x) , y = g(x), + Công thức y = 2x ta còn viết như thế nào ? +Em hiểu thế nào về kí hiệu f(0), f(1) , , f(a)? + y=f(x)=2x. +là giá trị của hàm số tại x = 0 ; 1 ; ; a. - Khi x thay đổi mà y luôn nhận một giá trị không đổi thì hàm số y được gọi là hàm hằng. + Thế nào là hàm hằng ? Cho ví dụ? + Khi x thay đổi mà y luôn nhận một giá trị không đổi thì hàm số y được gọi là hàm hằng. VD:y=2 là một hàm hằng. Củng cố : Cho Hs làm theo nhóm . Cho hàm số y=0,5x +5 Tính f(0), f(1), f(2),f(3),f(-2), f(-10) GV nhận xét . HS giải : f(0)= 0,5 . 0 +5= 5 f(1)= 0,5 . 1 +5= 5,5 f(2)= 0,5 . 2 +5= 6 f(3)= 0,5 . 3 +5= 6,5 f(-2)= 0,5 .(- 2) +5= 4 f(-10)= 0,5 . (-10) +5= 0 Hoạt động3 .(10’) 2/ ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ GV yêu cầu hai HS lên bảng giải ?2/ (bảng phụ) a/ Biểu diễn các điểm sau trên mặt phẳng toạ độ Oxy: A( , B(, C(1;2) ,D(2;1), E(3;, F(4; B A(;6) HS1 giải câu a/ F(4;) E D(2;1) C(1;2) B(;4) Tập hơp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng(x;f(x)) trên mặt phẳng toạ độ được gọi là đồ thị của hàm số y=f(x). b/ Vẽ đồ thị của hàm số y = 2x . GV và HS cùng kiểm tra bài của hai bạn trên bảng. GV giới thiệu đths: HS2: Vẽ đồ thị của hàm số y=2x :Với x=1 => y = 2 A(1;2) thuộc đths y = 2x y x -Tập hợp tất cả những điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x;f(x)) trên mặt phẳng toạ độ được gọi là dồ thị của hàm số y = f(x). -Thế nào là đồ thị hàm số? -Tập hợp tất cả những điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x;f(x)) trên mặt phẳng toạ độ được gọi là dồ thị của hàm số y = f(x). -Em hãy các cặp số của a là của hàm số nào trong các ví dụ trên ? -Của VD1 a/ được cho bằng bảng tranh 42. -Đồ thị của hàm số đó là gì ? -Là tập hợp các điểm A, B, C, D, E, F trong mặt phẳng toạ độ Oxy. -Đồ thị của hàm số y=2x là gì? -Là đường thẳng OA trong mặt phẳng toạ độ Oxy. Hoạt động 4 (10’) 3/ HÀM SỐ ĐỒNG BIẾN , HÀM SỐ NGHỊCH BIẾN Cho hàm số y=f(x) xác địn với mọi giá trị của x thuộc R. Với x1, x2 bất kỳ thuộc R : *Nếu x1< x2 mà f(x1) < f(x2) thì hàm số y = f(x) đồng biến trên R. *Nếu x1 < x2 mà f(x1) > f(x2) thì hàm số y = f(x) nghịch biến trên R. GV yêu cầu HS làm : +Yêu cầu cả lớp tính toán điền bút chỉ vào bảng ở SGK tr43. HS điền vào bảng tr43 SGK: x -2,5 -2 -1,5 -1 -0,5 0 0,5 1 1,5 y=2x+1 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 y=-2x-1 6 5 4 3 2 1 0 -1 -2 *Xét hàm số y=2x+1 : -Biểu thức 2x+1 xác định với những giá trị nào của x ? HS trả lời: -Biểu thức 2x+1 xác định với mọi xR. -Hãy nhận xét: Khi x tăng dần thì các giá trị tương ứng của y=2x+1 thế nào ? - Khi x tăng dần thì các giá trị tương ứng của y=2x+1 cũng tăng. GV giới thiệu hàm số y=2x+1 đồng biến trên tập R. -Xét hàm số y=-2x+1 tương tự -Biểu thức 2x+1 xác định với mọi xR. - Khi x tăng dần thì các giá trị tương ứng của y = 2x+1 giảm dần. GV giới thiệu hàm số y = -2x+1 nghịch biến trên tập R. HS đọc phần tổng quát tr44 SGK CỦNG CỐ: ( 5’) Cho HS trả lời theo nhóm. Nhóm thi đua trả lời. 1/ Cho hàm số y = f(x) = 2x + 3, ta tính được : A) f(1) = 3 ; B) f(2) = 7 ; C) f(4) = 4 ; D) f(0) = 5. Chọn : B) f(2) = 7 2/ Hàm số nghịch biến là : A) y=3x ; B) y=4x+1 ; C) y= -x +1 ; D) y = 3 + 2x. Chọn : C) y= -x +1 3/ Hàm số đồng biến là : A) y= -3x +2 ; B) y= -3x+1 ; C) y= -x +1 ; D) y = 3 + 2x. Chọn : D) y = 3 + 2x 4/ Cho hàm số y = f(x) = 0,5x + 1 thì f(-1) bằng : A)1 ; B) 2 ; C) 0,5 ; D) -0,5. Chọn : C) 0,5  HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2’) -Nắm vững khái niệm hàm, đồ thị hàm số, hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến. -Về nhà làm bài tập 1; 2; 3; tr44, 45SGK. Tiết sau luyện tập.

File đính kèm:

  • doct19 dai so 9.doc