a/ Kiến thức: Học sinh nắm vững các khái niệm về “hàm số”, “biến số”; hàm số có thể được cho bằng bảng số, bằng công thức. Học sinh nắm khi y là hàm số của x thì có thể viết y = f(x); y = g(x) Giá trị của hàm số y = f(x) tại x0, x1 được kí hiệu là f(x0), f(x1). Học sinh nắm đồ thị của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x; f(x)) trên mặt phẳng tọa độ. Bước đầu nắm được khái niệm hàm số đồng biến trên R.
b/ Kỹ năng: Học sinh tính thành thạo các giá trị của hàm số khi cho trước biến số, biết biểu diễn các cặp số (x, y) trên mặt phẳng tọa độ, biết vẽ thành thạo đồ thị hàm số .
c/ Thái độ: Học sinh cẩn thận khi xác định hàm số đồng biến, nghịch biến.
8 trang |
Chia sẻ: quoctuanphan | Lượt xem: 983 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 9 Tuần 10 - Nguyễn Thị Ý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 10 Chương II HÀM SỐ BẬC NHẤT
NHẮC LẠI VÀ BỔ SUNG CÁC
KHÁI NIỆM VỀ HÀM SỐ
Tiết: 19
Ngày dạy: 29/10/07
1/- MỤC TIÊU:
a/ Kiến thức: Học sinh nắm vững các khái niệm về “hàm số”, “biến số”; hàm số có thể được cho bằng bảng số, bằng công thức. Học sinh nắm khi y là hàm số của x thì có thể viết y = f(x); y = g(x) …Giá trị của hàm số y = f(x) tại x0, x1…được kí hiệu là f(x0), f(x1). Học sinh nắm đồ thị của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x; f(x)) trên mặt phẳng tọa độ. Bước đầu nắm được khái niệm hàm số đồng biến trên R.
b/ Kỹ năng: Học sinh tính thành thạo các giá trị của hàm số khi cho trước biến số, biết biểu diễn các cặp số (x, y) trên mặt phẳng tọa độ, biết vẽ thành thạo đồ thị hàm số .
c/ Thái độ: Học sinh cẩn thận khi xác định hàm số đồng biến, nghịch biến.
2/- CHUẨN BỊ:
a/- Giáo viên: Bảng kẻ ô vuông – bảng phụ ghi ?3, máy tính bỏ túi.
b/- Học sinh: Máy tính bỏ túi, bảng nhóm, ôn lại “Hàm số” (lớp 7).
3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Nêu và giải quyết vấn đề, chia nhóm nhỏ, luyện tập.
4/- TIẾN TRÌNH:
4.1/- Ổn định tổ chức: Kiểm diện.
4.2/- KTBC:
- Học sinh 1:
1/ Cho bảng sau:
x
-3
-1
0
2
3
y
7
3
1
-3
-5
Hãy cho biết giá trị của y khi x = -3; -1; 2.
2/ Cho y = 2x
Tính giá trị của y khi x = 0; 2; 3.
Đáp án:
1/ (mỗi câu đúng 1,5 đ)
Khi x = -3 y = 7.
Khi x = -1 y = 3.
Khi x = 2 y = -3
2/
Khi x = 0 y = 0. 1,5 đ
Khi x = 2 y = 2.2 = 4. 2 đ
Khi x = 3y = 2.3 = 6 2 đ
4.3/- Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Giáo viên (hỏi để dẫn vào bài): Qua hai bài tập trên ta thấy đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x. Khi đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x thì y được gọi là gì của x? x gọi là gì? …Đó là nội dung bài học hôm nay.
GV: Ở lớp 7 ta đã được làm quen “Khái niệm hàm số”. Vậy khi nào đại lượng y được gọi là hàm số của đại lượng thay đổi x?
? Hàm số được cho dưới dạng nào?
Giáo viên giới thiệu ví dụ (Trong phần KTBC).
? Em hiểu như thế nào về các kí hiệu ?
? Các kí hiệu … nói lên điều gì?
? Khi y luôn nhận một giá trị không đổi với mọi giá trị của x thì hàm số y được gọi là hàm gì? Cho ví dụ?
Giáo viên chốt lại các vấn đề đã nêu trong sgk. Đặc biệt nêu rõ về khái niệm hàm số cho học sinh trả lời nhanh kết quả bài tập ?1 (sgk).
Giáo viên đưa bảng phụ có kẻ ô vuông và đặt các câu hỏi:
? Khi cho điểm M(4; 5) có nghĩa là gì (hoành độ bằng bao nhiêu? Tung độ bằng bao nhiêu?).
? Nêu cách biểu diễn điểm M trên lên mặt phẳng tọa độ Oxy?
Học sinh trả lời: Vẽ đường thẳng vuông góc với trục hoành tại điểm 4, vẽ đường thẳng vuông góc với trục tung tại điểm 5, giao của hai đường thẳng đó là điểm M.
Yêu cầu học sinh thực hiện ?2a ở bảng kẻ ô vuông.
Giáo viên hỏi tiếp: Hãy nêu các bước vẽ hàm số y = ax đã được học ở lớp 7?
Học sinh trả lời:
+ Vẽ hệ trục tọa độ Oxy.
+ Xác định trên mặt phẳng tọa độ điểm biểu diễn các cặp giá trị (x; y)của hàm số.
Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện ?2b ở bảng kẻ ô vuông.
Giáo viên cho học sinh nhận xét cách vẽ và nói: Đây là đồ thị của hàm số.
Giáo viên hỏi: Đồ thị của hàm số là gì?
Giáo viên chốt lại và ghi bảng.
Giáo viên đưa ra hai hàm số và rồi yêu cầu:
+ Tính giá trị tương ứng của hàm số và điền vào bảng (Bảng phụ có bài tập ?3).
+ Hãy nhận xét tính tăng giảm của dãy giá trị của dãy giá trị của biến số và dãy giá trị tương ứng của hàm số.
Học sinh nhận xét tính tăng giảm của các giá trị của x và các giá trị tương ứng của y.
Giáo viên chốt lại rồi đưa ra khái niệm hàm số đồng biến, nghịch biến.
1/ Khái niệm hàm số:
* Khái niệm: Đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x. Với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y.
* Hàm số được cho bằng bảng hoặc công thức.
2/ Đồ thị của hàm số:
?2
a/
b/
x
-2
-1
0
1
2
y
-4
-2
0
2
4
* Tâp hợp tất cả các điểm biểu diễm các cặp gia 1trị tương ứng (x; y) trên mặt phẳng trục tọa độ được gọi là đồ thị của hàm số y = f(x).
3/ Hàm số đồng biến, nghịch biến:
?3 (sgk – tr.43)
Giải:
x
-2,5
-2
-1,5
-1
-0,5
0
0,5
1
1,5
y=2x+1
-4
-3
-2
-1
0
1
2
3
4
y=-2x+1
6
5
4
3
2
1
0
-1
-2
* Tổng quát: sgk –tr.44
- Nếu x1<x2 mà f(x1)<f(x2) thì hàm số y = f(x) đồng biến trên R.
- Nếu x1f(x2) thì hàm số y = f(x) nghịch biến trên R.
4.4/- Củng cố - luyện tập:
- Học sinh đứng tại chỗ trả lời bài tập sau:
+ Bài tập: Cho hàm số y = f(x) = , câu nào sau đây sai?
a. f(-2) = 4
b. Hàm số nghịch biến trên R.
c. Điểm A thuộc đồ thị hàm số.
d. Không có câu nào sai.
Đáp án:
c. Sai.
4.5/- Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Nắm vững: Một hàm số được gọi là đồng biến, nghịch biến khi nào?
- Biết cách vẽ cặp số (x; y) trên mặt phẳng tọa độ.
- Làm các bài tập: 1, 2, 3 (sgk –tr.44, 45).
- Chuẩn bị tiết sau: Luyện tập.
+ Ôn lại cách vẽ đồ thị hàm số y = ax (lớp 7).
5/- RÚT KINH NGHIỆM:
-----------------e R f-----------------
LUYỆN TẬP
TUẦN: 10
Tiết: 20
Ngày dạy: 30/10/07
1/- MỤC TIÊU:
a/ Kiến thức: Củng cố các khái niệm “ Hàm số”, “ Biến số”; Hàm số đồng biến trên R; Hàm số nghịch biến trên R.
b/ Kỹ năng: Rèn HS kỹ năng tính giá trị của hàm số, kỹ năng vẽ đồ thị của hàm số.
c/ Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác khi tính toán, vẽ hình.
2/- CHUẨN BỊ:
a/- Giáo viên: Bảng kẻ ô vuông; bảng phụ ghi nội dung bài 1, kiểm tra bài cũ, hình vẽ sẳn của bài 5; máy tính bỏ túi.
b/- Học sinh: Bảng nhóm, máy tính; làm bài tập và ôn tập theo dặn dò ở tiết 19.
3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Trực quan, chia nhóm nhỏ, luyện tập.
4/- TIẾN TRÌNH:
4.1/- Ổn định tổ chức: Kiểm diện.
4.2/- KTBC:
- Học sinh 1:
1/ Một hàm số được gọi là đồng biến khi nào? (4 đ)
2/ Sữa bài tập 2 (sgk –tr.45) (6 đ)
Đáp án:
1/ Sgk –tr.44
2/
a/ Tính giá trị tương ứng của y theo x, ta được:
x
-2,5
-2
-1,5
-1
-0,5
0
0,5
1
1,5
2
2,5
4,25
4
3,75
3,5
3,25
3
2,75
2,5
2,25
2
1,75
b/ Khi x lần lượt nhận các giá trị tăng lên thì giá trị tương ứng của hàm số lại giảm đi. Vậy hàm số đã cho nghịch biến trên R.
4.3/- Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Giáo viên đưa đề bài ở bảng phụ.
Yêu cầu học sinh thực hành..
Một học sinh dùng máy tính bỏ túi lên tính ở bảng.
Lưu ý học sinh: Kết quả câu b dừng lại ở phép cộng để dễ nhận xét.
GV: Qua các kết quả ta có được, các em có nhận xét gì về giá trị của hai hàm số đã cho khi biến x lấy cùng một giá trị?
Học sinh đọc yêu cầu của đề bài ở sách giáo khoa.
GV hỏi: Hãy nêu cách vẽ đồ thị hai hàm số đã cho?
+ Đồ thị hàm số y = ax luôn đi qua điểm nào?
Yêu cầu học sinh lên bảng vẽ đồ thị hàm số .
Một học sinh khác trả lời tại chỗ sau khi học sinh một vẽ xong về tính biến thiên của hàm số.
GV: Đồ thị hàm số y = ax là đường thẳng qua O(0; 0) và A(1; a).
Giáo viên đưa hình vẽ sẳn lên bảng và hỏi học sinh:
+ Ta tìm tọa độ của hai điểm A, B như thế nào?
(Theo đề bài ta có y = 4 vào tìm x).
Học sinh lần lượt trả lời tại chỗ tọa độ các điểm A, B.
+ Để tính chu vi và diện tích của tam giác OAB ta cần làm gì?
(Tính các độ dài: AB, OA, OB theo định lý Pytago).
Học sinh lên bảng tính chu vi và diện tích của tam giác OAB.
Học sinh dưới lớp hoạt động nhóm – sau đó nhận xét bài làm của bạn.
Bài tập 1: (sgk –tr.44)
Giải:
a) Với , ta có:
f(-2) =
f(-1) =
f
f(1) =
f(2) =
f(3) =
b/ Với y = g(x) = -
g(-2) =
g(-1) =
g(0) =
g
g(1) =
g(2) =
g(3) =
c/ Với cùng một giá trị của biến số x, giá trị của hàm số y = g(x) luôn lớn hơn giá trị của hàm số là 3 đơn vị.
Bài tập 3(sgk –tr.45)
Giải:
b/ Khi giá trị của biến x tăng lên thì giá trị tương ứng của hàm số y = 2x cũng tăng lên, do đó hàm số y = 2x đồng biến trên R.
Khi giá trị của biến x tăng lên thì giá trị tương ứng của hàm số y = -2x lại giảm đi, do đó hàm số y = -2x nghịch biến trên R.
Bài tập 5(sgk –tr.45)
Giải:
a/ Vẽ đường thẳng qua gốc tọa độ O(0; 0) và điểm A(1; 2) ta được đồ thị hàm số y = 2x.
Vẽ đường thẳng qua gốc tọa độ O(0; 0) và điểm (1; 1) ta được đồ thị hàm số y = x.
b/
Tìm tọa độ điểm A: Trong phương trình: y = 2x và y = 4 ta tìm được x = 2. Ta có điểm A(2; 4).
Tìm tọa độ điểm B trong phương trình y = x cho y = 4 ta tìm được x = 4 ta có điểm B(4; 4).
- Cho vi tam giác OAB:
Chu vi
Gọi S là diện tích của tam giác OAB:
4.4/- Củng cố - luyện tập:
Củng cố từng phần.
4.5/- Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Xem lại các bài tập đã giải.
- Làm các bài tập: 6, 7 (sgk –tr.46).
+ Hướng dẫn bài tập 7: Để chứng minh hàm số đồng biến hay nghịch biến ta làm như sau:
Giả sử x1<x2:
Nếu thì hàm số đồng biến.
Nếu thì hàm số đồng biến.
- Chuẩn bị bài “Hàm số bậc nhất”
+ Tìm hiểu và gaỉi bài táon (Sgk –tr.46)
5/- RÚT KINH NGHIỆM:
-----------------e R f-----------------
File đính kèm:
- tuan 10.doc