1/- MỤC TIÊU:
a/ Kiến thức: Nắm được định nghĩa căn bậc ba và kiểm tra được một số có là căn bậc ba của số khác hay không.
b/ Kỹ năng: Vận dụng các tính chất của căn bậc ba để tính toán.
c/ Thái độ: Thấy được ứng dụng của căn bậc ba ở thực tế.
2/- CHUẨN BỊ:
a/- Giáo viên: Bảng phụ ghi bài toán mở đầu, máy tính, bảng phụ ghi nội dung kiểm tra bài cũ, bảng căn bậc ba.
b/- Học sinh: Máy tính, bảng nhóm, ôn tập theo dặn dò ở tiết 14, bảng căn bậc ba.
9 trang |
Chia sẻ: quoctuanphan | Lượt xem: 1083 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 9 Tuần 8 - Nguyễn Thị Ý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CĂN BẬC HAI
TUẦN: 8
Tiết: 15
Ngày dạy: 15/10/07
1/- MỤC TIÊU:
a/ Kiến thức: Nắm được định nghĩa căn bậc ba và kiểm tra được một số có là căn bậc ba của số khác hay không.
b/ Kỹ năng: Vận dụng các tính chất của căn bậc ba để tính toán.
c/ Thái độ: Thấy được ứng dụng của căn bậc ba ở thực tế.
2/- CHUẨN BỊ:
a/- Giáo viên: Bảng phụ ghi bài toán mở đầu, máy tính, bảng phụ ghi nội dung kiểm tra bài cũ, bảng căn bậc ba.
b/- Học sinh: Máy tính, bảng nhóm, ôn tập theo dặn dò ở tiết 14, bảng căn bậc ba.
3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Nêu và giải quyết vấn đề, chia nhóm nhỏ, luyện tập, trực quan.
4/- TIẾN TRÌNH:
4.1/- Ổn định tổ chức: Kiểm diện.
4.2/- KTBC:
- Học sinh 1:
1/ Tìm căn bậc hai số học rồi suy ra căn bậc hai của mỗi số sau: 25; 0,01; ; -4; 0; 2.(6 đ)
2/ Sự khác nhau giữa căn bậc hai số học và căn bậc hai của một số dương a như thế nào? (4 đ)
Đáp án:
1/ Căn bậc hai của 25 là 5 và -5.
Căn bậc hai của 0,01 là 0,1 và -0,1.
Căn bậc hai của là và .
- 4 không có căn bậc hai.
Căn bậc hai của 0 là 0.
Căn bậc hai của 2 là và .
(mỗi câu đúng 1 đ)
2/ Mỗi số dương a có hai căn bậc hai là và nhưng mỗi số dương a chỉ có một căn bậc hai số học là . ( 4 đ)
4.3/- Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Giáo viên giới thiệu bài:
Hỏi: Điều kiện để xác định là gì?
Giáo viên nói: Điều kiện để xác định là gì? Có gì khác với căn bậc hai hay không hôm nay ta tìm hiểu bài “Căn bậc ba”.
Giáo viên nói và đưa ra bài toán: Để hiểu được căn bậc ba là gì và cách tính căn bậc ba của một số như thế nào, trước hết ta xét bài toán sau:
Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài ở sách giáo khoa và đưa hình vẽ lên bảng.
Hỏi: Bài toán cho biết gì và tính gì?
Học sinh: Thể tích của thùng hình lập phương v = 64 lít = 64 dm3 và tính độ dài cạnh thùng.
Hỏi: Thể tích hình lập phương cạnh x được tính theo công thức nào?
Học sinh: v = x3.
Giáo viên ghi tóm tắt lời giải bài toán lên bảng:
Giáo viên nói: Từ 43 = 64, người ta gọi 4 là căn bậc ba của 64 là 4 vì 43 = 64.
Giáo viên dùng phấn màu ghi phía dưới số 64 là a, dưới số 4 là x, 43 (x3) và 64 là a. Sau đó học sinh nêu định nghĩa căn bậc ba của số a (3 học sinh).
Giáo viên ghi bảng định nghĩa.
Giáo viên giới thiệu ví dụ 1 – học sinh trả lời ghi bảng.
Giáo viên hỏi: Mỗi số a dương có 2 căn bậc hai. Các em có kết luận gì về căn bậc ba của số a?
Học sinh: Mỗi số a bất kỳ đều có duy nhất một căn bậc ba.
Giáo viên ghi kết quả ở bảng.
Giáo viên nêu ký hiệu căn bậc ba của 1 số a và chú ý.
Giáo viên ghi lại ví dụ 1 bằng ký hiệu:
Và giải thích chú ý:
Cho học sinh thực hành ?1
+ Một học sinh lên bảng giải.
+ Cả lớp làm vào vở.
Giáo viên cho thêm bài tập trắc nghiệm: Xác định tính đúng, sai?
Hỏi: Qua các bài tập ở ví dụ 1 và ?1 các em cho biết dấu của số lấy căn bậc ba và dấu của căn bậc ba của số đó (số dưới căn và kết quả) có liên hệ với nhau như thế nào? (cùng dấu).
Giáo viên chốt lại: Từ định nghĩa ta có x và a luôn cùng dấu (theo tính chất của lũy thừa bậc lẻ). sau đó đưa ra nhận xét.
Giáo viên đưa trực tiếp các tính chất như sách giáo khoa, mỗi tính chất cho học sinh lấy ví dụ minh họa.
Giáo viên chốt lại: Đưa vào các tính chất trên ta có thể so sánh, tính toán, biến đổi các biểu thức chứa căn bậc ba.
Giáo viên cho học sinh thực hành ví dụ 2:
+ Cả lớp hoạt động nhóm.
+ Giáo viên nhận xét bài làm của các nhóm.
+ Giáo viên đưa bài giải lên bảng.
Giáo viên nói: Ta có thể dùng máy tính hoặc bảng số để tìm căn bậc ba của các số (xem bài đọc thêm).
1/ Khái niệm căn bậc ba:
a/ Bài toán: sgk –tr.34
Giải:
Gọi độ dài của cạnh thùng là x (dm).
Theo đề bài ta có: x3 = 64 = 43.
Ta thấy x = 4 vì 43 = 64
Vậy độ dài của cạnh thùng là 4 dm.
b/ Định nghĩa:
Căn bậc ba của một số a là một số x sao cho x3 = a.
c/ Ví dụ 1:
Căn bậc ba của 8 là 2 vì 23 = 8.
Căn bậc ba của -125 là -5 vì (-5)3 = -125.
Căn bậc ba của 0 là 0.
* Mổi số a đều có duy nhất một căn bậc ba.
d/ Kí hiệu:
Sgk – tr.35.
* Chú ý:
?1 (sgk –tr.35)
Giải:
* Nhận xét: sgk –tr.35
2/ Tính chất:
Ví dụ 2:
a/ So sánh 2 và
b/ Rút gọn:
Giải:
a/ Ta có:
Vì 8 > 7 nên
b/
4.4/- Củng cố - luyện tập:
- Bài tập: Tính:
a/
b/
đáp án:
a/ -4
b/ -5 – 4 + 9 = 0
4.5/- Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học thuộc định nghĩa và các tính chất của căn bậc ba của một số a.
- Làm bài tập 67, 68, 69 (sgk –tr.36).
Hướng dẫn: 68 (b): nhân chia trước trừ sau.
- Tiết sau ôn tập chương I:
+ Làm các câu hỏi 1, 2, 3 và các bài tập 70, 71, 72, 74 (sgk –tr.40).
+ Ôn lại các hằng đẳng thức: bình phương một tổng (hiệu), lập phương một tổng (hiệu), hiệu (tổng) hai lập phương.
5/- RÚT KINH NGHIỆM:
ÔN TẬP CHƯƠNG I
TUẦN: 8
Tiết: 16
Ngày dạy: 16/8/07
1/- MỤC TIÊU:
a/ Kiến thức: HS nắm được các kiến thức cơ bản về cơ bản về căn thức bậc hai một cách có hệ thống.
b/ Kỹ năng: Biết tổng hợp các kỹ năng đã có về tính toán, biến đổi biểu thức số, phân tích đa thức thành nhân tử, giải phương trình.
c/ Thái độ: Học sinh biết cẩn thận trong tính toán.
2/- CHUẨN BỊ:
a/- Giáo viên: bảng phụ ghi bảng tóm tắt của chương, ghi các bài tập thực hành; máy tính bỏ túi.
b/- Học sinh: Bảng nhóm; máy tính; ôn tập và làm bài ậtp theo dặn dò của giáo viên ở tiết 14.
3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Diễn giải, đàm thoại, chia nhóm nhỏ, luyện tập.
4/- TIẾN TRÌNH:
4.1/- Ổn định tổ chức: Kiểm diện.
4.2/- KTBC:
Lồng vào nội dung ôn tập.
4.3/- Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Giáo viên đặt câu hỏi: Nêu điều kiện để x là căn bậc hai số học của số a không âm?
Nêu hằng đẳng thức đã học trong chương I?
xác định khi nào?
GV đưa đề bài lên.
1/ Nếu căn bậc hai số học của một số là thì số đó là:
A/ 2 B/ 8 C/ 4
D/ Không có số nào.
2/ thì a bằng
A/ 16 ; B/ -16
C/ 8 ; D/ không có số nào.
Giáo viên ghi nội dung bài lên bảng, sau đó gọi học sinh lên bảng giải, cả lớp giải vào tập.
Giáo viên đưa bảng phụ ghi nội dung bài tập:
4/ xác định với các giá trị của x:
A/ x ; B ; C/ x
GV đưa đề bài lên bảng
gọi 1 HS lên bảng làm.
Giáo viên đưa đề bài lên bảng.
Cho học sinh đứng tại chổ trả lời (tận dụng các cách nhóm không hợp lý các hạng tử).
Giáo viên bổ sung hoàn chỉnh.
Cho HS hoạt động nhóm câu c, d.
Nhóm số chẵn làm câu c.
Nhóm số lẻ làm câu d.
Mời đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày.
Giáo viên ghi đề bài lên bảng.
Cho học sinh quan sát đề bài.
Gọi hai học sinh giải ở bảng
Cả lớp giải vào tập.
Cho học sinh nhận xét kết quả, cách trình bày.
x
x2 = a
I/ Lý thuyết:
* x=
( với a
A nếu A0
- A nếu A < 0
*
* xác định A0
II/ Luyện tập:
Bài tập:
Chọn câu B/ 8
Bài tập: Chọn D không có số nào.
Bài 70 SGK/ 40
a/
b/
c/ 2
d/
Bài tập:
Chọn câu B x
Bài 71 SGK/40
(
=
=
Bài 72 SGK/40
Phân tích thành nhân tử
a/ (
b/ (
c/ )
d/ (
Bài tập 74:
a/
b/
4.4/- Củng cố - luyện tập:
Giáo viên lưu ý cho học sinh:
- Khử mẫu của căn thức dạng (a>0)
- Rút gọn biểu t1hưc lưu ý về dấu.
- Tìm x (giải phương trình vô tỷ) có 2 trường hợp a, b.
4.5/- Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Xem lại lý thuyết đã ôn và bài tập đã giải.
- Tiết sau: “ôn tập chương I” với các câu hỏi 4, 5 và bài tập 73, 74 (Sgk –tr.40, 41).
5/- RÚT KINH NGHIỆM:
-----------------e R f-----------------
File đính kèm:
- tuan 8.doc