Giáo án Đại số khối 9 - Tiết 20: Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số

 

I- Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Các khái niệm về “hàm số”, “biến số”; hàm số có thể được cho bằng bảng, bằng công thức.

- Khi y là hàm số của x thì có thể viết y = f(x), y = g(x). Giá trị của hàm số y=f(x) tại x0,x1. được ký hiệu là f(x0), f(x1).

- Đồ thị của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x;f(x)) trên mặt phẳng toạ độ.

-Bước đầu nắm được khái niệm hàm số đồng biến trên R, nghịch biến trên R.

2. Kĩ năng: tính thành thạo các giá trị của hàm số khi cho biết trước biến số, biết biểu diễn các cặp số (x;y) trên mặt phẳng toạ độ, biết vẽ thành thạo đồ thị hàm số y= ax.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số khối 9 - Tiết 20: Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 20: NHẮC LẠI VÀ BỔ SUNG CÁC KHÁI NIỆM VỀ HÀM SỐ Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan Những kiến thức mới cần hình thành -Hàm số, đồ thị của hàm số -Khái niệm hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến I- Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Các khái niệm về “hàm số”, “biến số”; hàm số có thể được cho bằng bảng, bằng công thức. - Khi y là hàm số của x thì có thể viết y = f(x), y = g(x)... Giá trị của hàm số y=f(x) tại x0,x1... được ký hiệu là f(x0), f(x1)... - Đồ thị của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x;f(x)) trên mặt phẳng toạ độ. -Bước đầu nắm được khái niệm hàm số đồng biến trên R, nghịch biến trên R. 2. Kĩ năng: tính thành thạo các giá trị của hàm số khi cho biết trước biến số, biết biểu diễn các cặp số (x;y) trên mặt phẳng toạ độ, biết vẽ thành thạo đồ thị hàm số y= ax. 3. Thái độ: Rèn luyện tính sáng tạo, tinh thần học tập nghiêm túc. II- Chuẩn bị 1. Đồ dùng dạy học GV: SGK, phấn mầu, bảng phụ HS: Ôn kiến thức về hàm số, máy tính casio 2. Phương pháp dạy học Thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, quan sát, hoạt động nhóm III- Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: (5') Cho hàm số a) y=f(x)=5x. Tính f(-1); f(0); f(1) b) y=g(x)=-5x. Tính g(-1); g(0); g(1) Đáp án: a) f(-1)=-5; f(0)=0; f(1)=5 b) g(-1)=5; g(0)=0; g(1)=-5 2. Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hàm số đồng biến, nghịch biến GV: treo bảng phụ có nội dung ?3, gọi hs lên bảng làm ?3 GV: nhận xét GV: gọi HS nhận xét tính tăng giảm của dãy giá trị của biến số và dãy giá trị tương ứng của hàm số . GVđưa ra khái niệm về hàm số đồng biến và nghịch biến HS: lên bảng làm, hs khác làm bài vào vở HS: trả lời HS: đọc tổng quát 3. Hàm số đồng biến, nghịch biến: ?3: x -1,5 -1 -0,5 0 0,5 1 y=2x+1 y=-2x+1 a) Xét hàm số y = 2x+1 Xác định với mọi x R. khi cho x giá trị tuỳ ý tăng lên thì các giá trị tương ứng của y=2x+1 cũng tăng lên, ta nói rằng hàm số y = 2x+1 đồng biến trên R b) Xét hàm số y = -2x+1 Xác định với mọi x R. Khi cho giá trị x tuỳ ý tăng lên thì các giá trị tương ứng của y=-2x+1 giảm đi, ta nói rằng hàm số y=-2x+1 nghịch biến trên R. Tổng quát: SGK x1,x2 bất kỳ thuộc R: Nếu x1<x2 mà f(x1)<f(x2) thì hàm số y=f(x) đồng biến trên R. Nếu x1f(x2) thì hàm số y=f(x) nghịch biến trên R. Luyện tập GVcho học sinh đọc đầu bài và lên bảng tính các giá trị tương ứng của y theo các giá trị của x rồi điền vào bảng.... GV:Hàm số đã cho là đồng biến hay nghịch biến GV: cho hs làm bài tập 3 GV hướng dẫn phương pháp vẽ đồ thị của các hàm số cho trong bài sau đó yêu cầu học sinh tự giải. GV: gọi 1 hs lên bảng vẽ đồ thị GV:Nêu nhận xét về tính đồng biến nghịch biến của các hàm số. Giáo viên nhận xét cho điểm. HS: lên bảng thực hiện y/c của gv, các hs khác làm bài vào vở HS: trả lời HS: đọc y/c bài HS: vẽ đồ thị theo sự hướng dẫn của gv HS: thực hiện theo y/c của gv HS: trả lời Bài tập số 2: Cho hàm số: y = - a) điền các giá trị tương ứng... b) Khi x lần lượt nhận các giá trị tăng lên thì giá trị tương ứng của hàm số lại giảm. Vậy hàm số đã cho là nghịch biến trên R. Bài 3/45_SGK - Vẽ đường thẳng đi qua gốc toạ độ O(0;0) và điểm A(1;2) ta được đồ thị hàm số y = 2x - Vẽ đường thẳng đi qua gốc toạ độ O(0;0) và điểm B(1;-2) ta được đồ thị của hàm số y = -2x. b) Khi giá trị của biến x tăng lên thì giá trị tương ứng của hàm số y=2x cũng tăng lên, do đó hàm số y = 2x đồng biến trên R. -nhận xét tương tự thì hàm số y = -2x nghịch biến trên R. 3. Củng cố: (4’) Nhắc lại về hàm số, đồ thị hàm số, hàm số đồng biến nghịch biến 4. Dặn dò: (1’) Giáo viên hướng dẫn cho học sinh phương pháp giải bài tập Số 4,5, Bài tập về nhà 4,5,6,7/SGK_45

File đính kèm:

  • docdai-t20.doc