Giáo án Đại số lớp 10 - Tập hợp

I_MỤC TIÊU:

 1.Về kiến thức:

- Hiểu được khái niệm tập hợp, tập hợp con, hai tập hợp bằng nhau, tập rỗng.

 2.Về kĩ năng:

- Biết cho tập hợpbằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp hoặc chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử của tập hợp.

- Vận dụng các khái niệm tập hợp con, tập hợp bằng nhau vào giải bài tập.

 3.Về tư duy:

- Biết qui lạ về quen.

- Tư duy logic.

 4.Về thái độ:

-Cẩn thận, chính xác.

II_PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 1.Thực tiễn:

- Học sinh đã học khái niệm tập hợp ở lớp 6.

 2.Phương tiện:

- Chuẩn bị phiếu học tập.

 

doc6 trang | Chia sẻ: liennguyen452 | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số lớp 10 - Tập hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đ2. tập hợp (Tiết 4) Ngày soạn: Ngày dạy: I_Mục tiêu: 1.Về kiến thức: - Hiểu được khái niệm tập hợp, tập hợp con, hai tập hợp bằng nhau, tập rỗng. 2.Về kĩ năng: - Biết cho tập hợpbằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp hoặc chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử của tập hợp. - Vận dụng các khái niệm tập hợp con, tập hợp bằng nhau vào giải bài tập. 3.Về tư duy: - Biết qui lạ về quen. - Tư duy logic. 4.Về thái độ: -Cẩn thận, chính xác. II_Phương tiện dạy học: 1.Thực tiễn: - Học sinh đã học khái niệm tập hợp ở lớp 6. 2.Phương tiện: - Chuẩn bị phiếu học tập. - Chuẩn bị bảng kết quả mỗi hoạt động. III_Phương pháp dạy học: - Cơ bản dùng phương pháp gợi mở vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy, đan xen hoạt động nhóm. IV_Tiến trình bài học và các hoạt động: A_Các tình huống học tập: - Tình huống 1: Ôn tập kiến thức cũ về khái niệm tập hợp .GV nêu vấn đề bằng bài tập. Hoạt động 1: Nêu ví dụ về tập hợp.Dùng các kí hiệu và để viết các mệnh đề . Hoạt động 2: Liệt kê các phần tử của tập hợp. Hoạt động 3: Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp. Hoạt động 4: Nêu ví dụ về tập hợp rỗng. - Tình huống 2: Ôn tập kiến thức cũ về khái niệm tập hợp con. Hoạt động 5: Ôn tập kiến thức về tập hợp con thông qua bài tập. Hoạt động 6: Khái niệm tập hợp con dưới dạng mệnh đề. Chỉ ra các tính chất của tập hợp con - Tình huống 3: Nhận thức khái niệm hai tập hợp bằng nhau. Hoạt động 7: Tiếp cận khái niệm hai tập hợp bằng nhau thông qua ví dụ B_Tiến trình bài học: Hoạt động 1: Nêu ví dụ về tập hợp.Dùng các kí hiệu và để viết các mệnh đề sau: a, không phải là số nguyên. b, là một số thực. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Nghe hiểu nhiệm vụ. - Nhớ lại kiến thức cũ. - Trình bày kết quả. - Ghi nhận kiến thức. - Tổ chức cho học sinh ôn tập kiến thức cũ. - Chú ý cho học sinh cách sử dụng kí hiệu: và . - Cho học sinh nhớ lại các kí hiệu về tập hợp số: tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số thực. Hoạt động 2: Liệt kê các phần tử của tập hợp. - Ví dụ: Liệt kê các phần tử của tập hợp sau: B={ nI n(n+1) <20}. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Hoạt động theo nhóm. - Đại diện nhóm lên bảng trình bày. B={0,2,6,12} - Các nhóm khác theo dõi nhận xét. - Theo dõi hoạt động của học sinh. - Chú ý cho học sinh cách biểu diễn tập hợp dưới dạng liệt kê. Hoạt động 3: Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp sau: A={0, 1, 4, 9, 16, 25}. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Hoạt động theo nhóm. - Đại diện nhóm lên bảng trình bày. A={I n, n<6} - Các nhóm khác theo dõi nhận xét. - Theo dõi hoạt động của học sinh. - Chú ý cho học sinh cách biểu diễn tập hợp bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử. Hoạt động 4: Khái niệm tập hợp rỗng. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Nhận thấy tập hợp B không có phần tử nào. - Phát hiện ra B là tập hợp rỗng. - Nghe hiểu nhiệm vụ . - Tìm các tập hợp rỗng - Cho học sinh liệt kê các phần tử của tập hợp sau: B={ xI +1=0} - Cho học sinh tự lấy ví dụ về tập hợp rỗng. . Hoạt động 5: Ôn tập kiến thức về tập hợp con thông qua bài tập. - Trong các tập hợp sau đây, xét xem tập hợp nào là tập con của tập nào? a, A là tập hợp các tam giác. b, B là tập hợp các tam giác cân. c, C là tập hợp các tam giác đều. Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Nghe hiểu nhiệm vụ. - Hoạt động theo nhóm. - Đại diện nhóm trả lời. CB, BA, CA. - Minh hoạ mối quan hệ giữa các tập hợp trên bằng biểu đồ Ven. - Theo dõi học sinh làm việc, hướng dẫn khi cần thiết. - Cho học sinh minh hoạ mối quan hệ giữa các tập hợp trên bằng biểu đồ Ven. Hoạt động 6: Khái niệm tập hợp con dưới dạng mệnh đề, chỉ ra các tính chất của tập hợp con Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Nhận thấy mỗi phần tử của A đều là phần tử của B. - Ghi nhận kháI niệm,và các kí hiệu. - Phát hiện các tính chất của tập con. - Cho AB, nhận xét mối quan hệ giữa các phần tử của A và B. - Đưa ra khái niệm tập hợp con dưới dạng mệnh đề: AB x (xAxB). - Chú ý cho học sinh cách sử dụng các kí hiệu , và cách đọc các kí hiệu này. - Cho học phát hiện các tính chất của tập hợp con. Hoạt động 7: Tiếp cận khái niệm hai tập hợp bằng nhau thông qua ví dụ. Xét hai tập hợp : A={nI n là ước chung của 24 và 30}. B={nI n là ước của 6}. Hãy kiểm tra các kết luận sau: a, AB b, BA Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Làm việc theo nhóm. - Đại diện nhóm trả lời. A={1,2,3,6} B={1,2,3,6} AB và BA - Phát hiện và ghi nhận tri thức mới. - Hãy liệt kê các phần tử của tập hợp A và B. - Theo dõi hoạt động cua học sinh theo nhóm, giúp đỡ khi cần thiết. - Khẳng định A và B là hai tập hợp bằng nhau. - Cho học sinh định nghĩa khái niệm hai tập hợp bằng nhau. - Giới thiệu khái niệm dưới dạng mệnh đề. - Chú ý cho học sinh: hai tập hợp bằng nhau gồm cùng các phần tử là như nhau. Hoạt động 8: Củng cố toàn bài: - Câu hỏi: tìm tất cả các tập hợp con của tập hợp sau: B={1,2,3}. Hoạt động 9: Bài tập về nhà:18, 19, 20, 21, 22(SBT).

File đính kèm:

  • docdai so t4.doc