Giáo án Đại số lớp 10 - Tiết 9 -10: Hàm số

I_MỤC ĐÍCH:

1.Về kiến thức:

- Hiểu khái niệm hàm số, tập xác định của hàm số, đồ thị của hàm số.

- Hiểu khái niệm hàm số đồng biến, nghịch biến; hàm số chẵn, lẻ.

- Hiểu được tính chất đói xứng của đồ thị hàm số chẵn, đồ thị hàm số lẻ.

 2.Về kĩ năng:

- Biết tìm tập xác định của hàm số đơn giản.

- Biết cách chứng minh tính đồng biến, nghịch biến của một hàm số trên một khoảng cho trước.

- Biết cách lập bảng biến thiên của một số hàm số đơn giản.

- Biết xét tính chẵn, lẻ của một hàm số đơn giản.

 3.Về tư duy:

- Biết quy lạ về quen.

 4. Về thái độ :

- Cẩn thận, chính xác.

II_PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 1. Thực tiễn: Học sinh đã được làm quen với khái niệm hàm số ở lớp 7 và lớp 9.

 2. Phương tiện: Chuẩn bị các hình vẽ, bảng phụ.

III_PHƯƠNG PHÁP:

- Gợi mở vấn đáp đan xen hoạt động nhóm.

IV_ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG

A. Các tình huống học tập:

- Tình huống 1: Ôn tập về hàm số.

ã Hoạt động 1: Ôn tập khái niệm về hàm số.

ã Hoạt động 2: Các cách cho hàm số.

ã Hoạt động 3: Ôn tập về đồ thị hàm số.

 - Tình huống 2: Sự biến thiên của hàm số.

ã Hoạt động 4: Khái niệm hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến .

ã Hoạt động 5: Tiếp cận bảng biến thiên của một hàm số.

 - Tình huống 3: Tính chẵn, lẻ của hàm số.

 

doc5 trang | Chia sẻ: liennguyen452 | Lượt xem: 1920 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số lớp 10 - Tiết 9 -10: Hàm số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II: hàm số bậc nhất và Hàm số bậc hai Đ1: hàm số (Tiết 9-10) Ngày soạn:29-09-2006 Ngày dạy: 02-10-2006 I_Mục đích: 1.Về kiến thức: - Hiểu khái niệm hàm số, tập xác định của hàm số, đồ thị của hàm số. - Hiểu khái niệm hàm số đồng biến, nghịch biến; hàm số chẵn, lẻ. - Hiểu được tính chất đói xứng của đồ thị hàm số chẵn, đồ thị hàm số lẻ. 2.Về kĩ năng: - Biết tìm tập xác định của hàm số đơn giản. - Biết cách chứng minh tính đồng biến, nghịch biến của một hàm số trên một khoảng cho trước. - Biết cách lập bảng biến thiên của một số hàm số đơn giản. - Biết xét tính chẵn, lẻ của một hàm số đơn giản. 3.Về tư duy: - Biết quy lạ về quen. 4. Về thái độ : - Cẩn thận, chính xác. II_Phương tiện dạy học: 1. Thực tiễn: Học sinh đã được làm quen với khái niệm hàm số ở lớp 7 và lớp 9. 2. Phương tiện: Chuẩn bị các hình vẽ, bảng phụ. III_Phương pháp: - Gợi mở vấn đáp đan xen hoạt động nhóm. IV_ Tiến trình bài học và các hoạt động Các tình huống học tập: - Tình huống 1: Ôn tập về hàm số. Hoạt động 1: Ôn tập khái niệm về hàm số. Hoạt động 2: Các cách cho hàm số. Hoạt động 3: Ôn tập về đồ thị hàm số. - Tình huống 2: Sự biến thiên của hàm số. Hoạt động 4: Khái niệm hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến . Hoạt động 5: Tiếp cận bảng biến thiên của một hàm số. - Tình huống 3: Tính chẵn, lẻ của hàm số. Hoạt động 6: Tiếp cận khái niệm hàm số chẵn, lẻ. Hoạt động 7: Củng cố kiến thức. Tiến trình bài học: Tiết 1: Hoạt động 1: Ôn tập khái niệm về hàm số. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh ôn lại các khái niệm: hàm số, biến số, tập xác định, giá trị của hàm số. - Đưa ra các ví dụ về hàm số trong thực tế.Cho học sinh tìm TXĐ của hàm số. - Cho học sinh lấy ví dụ về hàm số. - Nhận xét, chính xác hóa. - Ghi nhớ các tên gọi và kí hiệu. - Nghe hiểu nhiệm vụ, tìm TXĐ của hàm số. - Lấy ví dụ về hàm số. Hoạt động 2: Các cách cho hàm số. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Lấy ví dụ về hàm số cho bởi bảng biểu đồ.Qua ví dụ cho học củng cố khái niệm TXĐ của hàm số, giá trị của hàm số. - Lấy ví dụ về hàm số cho bởi:một công thức . - Lấy ví dụ về hàm số cho bởi nhiều công thức và cho học sinh tìm y khi biết x - Chú ý: định nghĩa TXĐ hàm số cho bởi công thức y=: D={ có nghĩa}. - Cho học sinh tìm TXĐ của hàm số sau: a, y= b, y= - Chính xác hóa kết quả: a, D=R\{3} b, D=[-2;) - Tiếp cận tri thức mới. - Nghe hiểu, quan sát tranh vẽ, tìm TXĐ của hàm số, giá trị của hàm số. - Tiếp cận tri thức mới. - Nghe hiểu nhiệm vụ, hoạt động theo nhóm. - Đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày. - Các nhóm còn lại nhận xét bài làm của bạn. Hoạt động 3: Ôn tập về đồ thị hàm số. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Gọi học sinh nhắc lại khái niệm đồ thị của hàm số y = f(x). - Chú ý cho học sinh khái niệm phương trình của đồ thị hàm số. - Cho học sinh quan sát tranh vẽ đồ thị của hàm số y =x2. Từ đó hãy tìm: f(1), f(2), f(-1), f(-2). - Cho học sinh quan sát tranh vẽ đồ thị của hàm số y =x. Từ đó hãy tìm x biết: f(x)=-2 ; f(x)=1. - Củng cố lại cho học sinh cách tìm f(x) theo x và x theo f(x). - Đứng tại chỗ trả lời. - Quan sát hình vẽ. - Nghe hiểu nhiệm vụ, hoạt động nhanh. - Đứng tại chỗ trả lời. - Ghi nhớ cách làm. Củng cố: - Câu hỏi: Tìm TXĐ của các hàm số sau: a, y= b, y= Bài tập về nhà: 1; 2; 3(SGK). Tiết 2: Hoạt động 4: Khái niệm hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến . Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh quan sát tranh vẽ đồ thị của hàm số y =x2. Từ đó: hãy so sánh x1 với x2 và f(x1) với f(x2) lần lượt trên hai khoảng (-; 0) và (0;+). - Khẳng định hàm số y =x2 nghịch biến trên khoảng từ (-; 0) và đồng biến trên khoảng từ (0; +). - Cho học sinh định nghĩa khái niệm hàm số đồng biến và hàm số nghịch biến trên khoảng (a; b). - Cho học sinh nhận thấy hàm số nghịch biến trên khoảng (a; b) thì đồ thị của nó có dạng đi xuống trên khoảng (a; b). - Cho học sinh nhận thấy hàm số đồng biến trên khoảng (a; b) thì đồ thị của nó có dạng đi lên trên khoảng (a; b). - Quan sát hình vẽ; nhận thấy: + Trên khoảng (-; 0): x1f(x2) + Trên khoảng (0; +): x1<x2 và f(x1)<f(x2). - Phát hiện vấn đề. - Đứng tại chỗ định nghĩa khái niệm hàm số đồng biến và hàm số nghịch biến trên khoảng (a; b). - Phát hiện tri thức mới Hoạt động 5: Tiếp cận bảng biến thiên của một hàm số. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Hướng dẫn học sinh lập bảng biến thiên của một hàm số. -Ví dụ :bảng biến thiên của hàm số y =x2. -Chú ý cho học cách sử dụng :mũi tên, các kí hiệu -và +. -Phát hiện tri thức mới. -Tiếp cận tri thức mới.Ghi nhớ các kí hiệu. Hoạt động 6: Tiếp cận khái niệm hàm số chẵn, lẻ. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh quan sát tranh vẽ đồ thị của hàm số y =x2 và y =x. - Từ đó cho học nhận biết hàm số chẵn, lẻ. - Cho học sinh định nghĩa khái niệm hàm số chẵn, lẻ. - Chính xác hóa định nghĩa. - Chú ý :điều kiện: xD và -xD. - Hướng dẫn học sinh cách xác định tính chẵn lẻ của hàm số y=3x2+1 . - Cho học sinh xác định tính chẵn lẻ của hàm số y= . - Theo dõi hoạt động của học sinh. Chính xác hóa kết quả: hàm số lẻ. - Cho học sinh xác định tính chẵn lẻ của hàm số y= . - Hướng dẫn học sinh tìm TXĐ của hàm số. - Cho xD, khi đó -x có thuộc D không. - Chính xác hóa kết quả: hàm số không chẵn, không lẻ. - Quan sát hình vẽ. - Đứng tại chỗ phát biểu định nghĩa. - Ghi nhớ các bước xét tính chẵn lẻ của hàm số. - Hoạt động theo nhóm. - Đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm còn lại nhận xét bài làm của bạn. - Hoạt động nhanh - Đứng tại chỗ trả lời. Nhận thấy: D=[0; +). - Nhận thấy: xD, -xD. Hoạt động 7: Củng cố toàn bài. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Chú ý cho học sinh về đồ thị của hàm số chẵn , lẻ. - Cho học sinh quan sát bảng phụ. - Cho học sinh hoạt động nhóm, thực hiện yêu cầu của bài toán trên bảng phụ. - Nhận xét và chính xác hóa kết quả. - Tiếp nhận tri thức mới. - Quan sát bảng phụ. - Nghe hiểu nhiệm vụ. Hoạt động nhanh theo nhóm. - Đại diện nhóm đứng tại chỗ trả lời, các nhóm còn lại nhận xét. Dặn dò: Bài tập về nhà: 4 (SGK); 1, 2, 3,4, 5, 6 (SBT). Bảng phụ: y Cho hàm số f xác định trên khoảng (-;+) có đồ thị như hình vẽ. Hãy ghép mỗi ý ở cột bên trái với cột bên phải để được một mệnh đề đúng: 1, Hàm số f là 2, Hàm số f đồng biến 3, Hàm số f nghịch biến a, Hàm số chẵn b, Hàm số lẻ c, Trên khoảng (-;0) d, Trên khoảng (0;+ ) e, Trên khoảng (-;+) -2 0 2 x

File đính kèm:

  • docdai so t910.doc