I-Mục tiêu :
Giúp học sinh :
1-Về kiến thức :
- Nắm vững định nghĩa đạo hàm tại một điểm;
- Thuộc lòng và vận dụng thành thạo các công thức về phép toán đạo hàm , về đạo hàm của các hàm số thường gặp (hàm số y = xn (n N* ) đa thức và các hàm số lượng giác);
- Hiểu rõ và vận dụng tốt công thức tính đạo hàm của hàm số hợp để giải các bài tập dễ và vừa.
- nắm được đạo hàm cấp hai của một hàm số.
2-Về kĩ năng :
- Biết tính đạo hàm của hàm số tại một điểm bằng định nghĩa đạo hàm;
- Biết vận dụng các công thức để tìm đạo hàm của các hàm số và giải các bài tập liên quan;
- Biết tìm đạo hàm cấp hai của các hàm số và ứng dụng đạo hàm trong các bài toán cơ học,
11 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 3177 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số lớp 11 - Chương V: Đạo hàm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 20/ 03/ 2008
I-Mục tiêu :
Giúp học sinh :
1-Về kiến thức :
- Nắm vững định nghĩa đạo hàm tại một điểm;
- Thuộc lòng và vận dụng thành thạo các công thức về phép toán đạo hàm , về đạo hàm của các hàm số thường gặp (hàm số y = xn (nN* ) đa thức và các hàm số lượng giác);
- Hiểu rõ và vận dụng tốt công thức tính đạo hàm của hàm số hợp để giải các bài tập dễ và vừa.
- nắm được đạo hàm cấp hai của một hàm số.
2-Về kĩ năng :
- Biết tính đạo hàm của hàm số tại một điểm bằng định nghĩa đạo hàm;
- Biết vận dụng các công thức để tìm đạo hàm của các hàm số và giải các bài tập liên quan;
- Biết tìm đạo hàm cấp hai của các hàm số và ứng dụng đạo hàm trong các bài toán cơ học,vật lí.
II- Nội dung :
Bài 1 : Định nghĩa và ý nghĩa của đạo hàm (3 tiết )
Bài 2 : Các quy tắc tính đạo hàm (3 tiết )
Bài 3 : Đạo hàm của các hàm số lượng giác (3 tiết )
Kiểm tra 1 tiết (1 tiết )
Bài 4 : Vi phân (1 tiết )
Bài 5 : Đạo hàm cấp hai (1 tiết )
Câu hỏi và bài tập ôn tập chương (1 tiết )
Câu hỏi và bài tập ôn tập cuối năm (1 tiết )
Kiểm tra cuối năm (1 tiết )
Trả bài kiểm tra cuối năm (1 tiết )
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 63 : ĐỊNH NGHĨA VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐẠO HÀM
I-Mục tiêu :
Giúp học sinh:
1-Về kiến thức :
- Hiểu rõ định nghĩa đạo hàm tại một điểm qua các bài toán vận tốc tức thời và cường độ tức thời tại một điểm; hiểu rõ đạo hàm của một hàm số tại một điểm là một số xác định;
- Nắm được các bước tính đạo hàm bằng định nghĩa;
- Nắm được quan hệ giữa sự tồn tại của đạo hàm và tính liên tục của hàm số.
2-Về kĩ năng :
- Biết tính đạo hàm của hàm số tại một điểm bằng định nghĩa;
- Biết xét mối quan hệ giữa đạo hàm và tính liên tục của hàm số để giải một số bài tập liên quan.
II- Tiến trình bài giảng:
1-Ổn định lớp,kiểm tra sĩ số
2-Bài mới :
Hoạt động 1 : Xây dựng khái niệm đạo hàm
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng – Trình chiếu
-Suy nghĩ và trả lời câu hỏi trong hoạt động 1- SGK
-Phát hiện công thức tính vận tốc tức thời của chuyển động tại thời điểm t0.
-Phát hiện công thức tính cường độ tức thời của dòng điện tại thời điểm t0.
-Phát hiện khái niệm đạo hàm tại một điểm x0
-Ghi nhận kiến thức.
-Hướng dẫn học sinh nghiên cứu hoạt động 1-SGK (trang 146)
-Nêu bài toán tìm vận tốc tức thời của chuyển động tại thời điểm t0
-Nêu bài toán tìm cường độ tức thời của dòng điện tại thời điểm t0
-Hình thành khái niệm đạo hàm của hàm số tại 1 điểm
-Chính xác hoá định nghĩa
ĐỊNH NGHĨA VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐẠO HÀM
I-Đạo hàm tại một điểm:
1-Các bài toán dẫn đến khái niệm đạo hàm:
a)Bài toán vận tốc tức thời
Cho c/đ: s = s(t) .Khi đó:
được gọi là vận tốc tức thời của c/đ tại thời điểm t0
b)Bài toán cường độ tức thời
2-Định nghĩa đạo hàm tại một điểm:
Định nghĩa :SGK
Chú ý : SGK
Hoạt động 2 : Cách tính đạo hàm bằng định nghĩa
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng – Trình chiếu
-Thực hiện hoạt động 2 -(SGK)
-Hình thành các bước tính đạo hàm bằng định nghĩa
-Hoạt động nhóm và làm các ví dụ giáo viên cho
-Đại diện nhóm trình bày kết quả
-Nhận xét và ghi nhận kết quả
-Yêu cầu học sinh thực hiện hoạt động 2-SGK
-Từ đó cho học sinh phát biểu các bước tính đạo hàm bằng định nghĩa
-Chính xác hoá
-Chia nhóm và cho học sinh làm các ví dụ áp dụng
-Chính xác hoá các kết quả
3-Cách tính đạo hàm bằng định nghĩa
Quy tắc : SGK
Ví dụ : tính đạo hàm của các hàm số sau:
y = f(x) = tại x0=2
y = 2x2 + 3x -2 tại x0= - 1
y = tại x0 = 4
Hoạt động 3 : Quan hệ giữa sự tồn tại của đạo hàm và tính liên tục của hàm số
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng – Trình chiếu
-Nêu định nghĩa hàm số liên tục tại một điểm
-Ghi nhận định lí
-Theo dõi ví dụ và trả lời câu hỏi của giáo viên
-Nêu mối quan hệ giữa tính liên tục và đạo hàm của hàm số tại một điểm
-Cho học sinh làm ví dụ và phân tích ví dụ cho học sinh
4-Quan hệ giữa sự tồn tại của đạo hàm và tính liên tục của hàm số :
Định lí : SGK
Ví dụ : SGK
3-Củng cố :
Câu hỏi : Em hãy nêu định nghĩa đạo hàm tại một điểm và các bước tính đạo hàm bằng định nghĩa ?
4-Hướng dẫn về nhà : Bài tập 1,2,3,4:SGK – trang 156
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn : 26/03/2008
Tiết 64 : ĐỊNH NGHĨA VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐẠO HÀM (tiếp )
I-Mục tiêu :
Giúp học sinh :
1-Về kiến thức :
- Nắm được ý nghĩa hình học và ý nghĩa vật lý của đạo hàm;
- Nắm được khái niệm đạo hàm trên một khoảng.
2-Về kĩ năng :
- Biết vận dụng đạo hàm vào dạng bài tập viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại một điểm và các bài tập vật lý ;
- Biết tìm đạo hàm của một hàm số trên một khoảng để vận dụng vào học bài sau .
II-Tiến trình bài giảng:
1-Ổn định lớp,kiểm tra sĩ số .
2-Kiểm tra bài cũ :
Câu hỏi:Hãy nêu định nghĩa đạo hàm tại một điểm và các bước tính đạo hàm bằng định nghĩa ?
3-Bài mới :
Hoạt động 1 : Ý nghĩa hình học của đạo hàm
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng – Trình chiếu
-Thực hiện hoạt động 3 SGK –trang 150
Tính f’(1)
Vẽ đường thẳng d
-Ghi nhận khái niệm tiếp tuyến của đường cong phẳng và phương trình tiếp tuyến của đường cong
-Làm ví dụ SGK
-Cho học sinh thực hiện HĐ3-SGK: Gọi học sinh lên bảng tính f’(1) và vẽ đường thẳng d.
-Nêu khái niệm tiếp tuyến và tiếp điểm,hệ số góc của tiếp tuyến và phương trình tiếp tuyến tại một điểm;
-Cho học sinh làm ví dụ
5-Ý nghĩa hình học của đạo hàm:
a)Tiếp tuyến của đường cong phẳng
b) Ý nghĩa hình học của đạo hàm: Hệ số góc của tiếp tuyến của đường cong tại điểm M(x0,y0) là : k=y’(x0)
c)Phương trình tiếp tuyến:
y – y0 = y’(x0)(x – x0)
Ví dụ :SGK
Hoạt động 2 : Ý nghĩa vật lí của đạo hàm
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng – Trình chiêú
-Trả lời câu hỏi của giáo viên và nhớ lại kiến thức cũ
-Ghi nhận kiến thức
-Làm bài tập 7-SGK
-Hãy nêu công thức tính vận tốc tức thời và cường độ tức thời đã học trong tiết trước ?
-Gọi học sinh trả lời
-Công thức trên có giống công thức đạo hàm tại một điểm không ?
-Chính xác hoá kiến thức
-Yêu cầu học sinh làm bài tập 7 –SGK
-Gọi học sinh trình bày
-Nhận xét và chính xác hoá
6-Ý nghĩa vật lí của đạo hàm:
a)Vận tốc tức thời:
v(t0) = s’(t0)
b)Cường độ tức thời:
I(t0) = Q’(t0)
Bài 7 – SGK:
a)vtb = 49,49 m/s ; 49,245m/s ; 49,005 m/s
b)49 m/s
Hoạt động 3 : Đạo hàm trên một khoảng
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng – Trình chiếu
-Trả lời các câu hỏi của giáo viên
-Nhận xét câu trả lời của bạn
-Hồi tưởng lại kiến thứccũ
-Ghi nhận kiến thức mới
-Làm các ví dụ giáo viên cho
-Hãy nêu định nghĩa hàm số liên tục trên một khoảng và định nghĩa đạo hàm của hàm số tại một điểm ?
-Dẫn dắt tới khái niệm đạo hàm trên một khoảng và yêu cầu học sinh phát biểu định nghĩa phát hiện ra .
-Cho học sinh làm các ví dụ
II-Đạo hàm trên một khoảng:
Định nghĩa : SGK
Ví dụ : Tìm đạo hàm của các hàm số sau:
+) y = 4x+5
+) y = x2
+) y =
4-Củng cố :
Câu hỏi :
Em hãy nêu phương trình tiếp tuyến của đường cong tại một điểm thuộc đường cong đó ?
Em hãy nêu định nghĩa đạo hàm trên một khoảng và các bước tính đạo hàm trên một khoảng ?
5-Hướng dẫn về nhà : Bài tập 1,2,3,4,5,6 – SGK (trang 156)
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 65 : BÀI TẬP - ĐỊNH NGHĨA VÀ Ý NGHĨA ĐẠO HÀM
I-Mục tiêu :
Giúp học sinh :
1-Về kiến thức :
-Củng cố các kiến thức về đạo hàm tại một điểm và đạo hàm trên một khoảng
- Củng cố về phương trình tiếp tuyến tại một điểm của đường cong
- Làm thành thạo các bài tập SGK
2-Về kĩ năng :
- Biết tìm đạo hàm của hàm số tại một điểm và trên một khoảng một cách thành thạo
- Biết viết phương trình tiếp tuyến của đường cong phẳng tại một điểm
II-Tiến trình bài giảng :
1-Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2-Kiểm tra bài cũ :
Câu hỏi :
Em hãy nêu định nghĩa đạo hàm tại một điểm và trên một khoảng ? Nêu các bước tìm đạo hàm theo định nghĩa ?
3-Bài tập:
Hoạt động 1 : Tìm đạo hàm của hàm số và các đối tượng liên quan
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng – Trình chiếu
-Lên bảng làm bài tập 1 và 2 theo yêu cầu của gv
-Nhận xét bài làm của bạn
-Ghi nhận kết quả
-Lên bảng làm bài 3 và 4 (SGK)
-Nhận xét và ghi nhận kết quả
-Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài tập 1 và 2 (hs1:bài 1
hs2:bài 2a,c;hs3:bài 2bd)
-Gọi hs khác nhận xét
-Chính xác hoá các lời giải
-Gọi tiếp 4 học sinh lên bảng làm bài 3 và 4
-Chính xác hoá và nhấn mạnh bài 4.
Bài tập
Bài 1:
Bài 2:
Bài 3:
Bài 4:
Hoạt động 2 : Viết phương trình tiếp tuyến của đường cong
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng – Trình chiếu
-Trả lời câu hỏi của giáo viên về tiếp tuyến
-Lên bảng làm bài tập
-Nhận xét bài làm của bạn
-Ghi nhận kết quả
-Hãy nêu phương trình tiếp tuyến của đường cong phẳng tại một điểm ?
-Gọi 2 hs lên bảng tìm đạo hàm của hàm số y = x3 và y =
-Gọi 2 hs lên bảng làm bài 5 (hs1:câu a,b ;hs 2: câu c )
-Chính xác hóa kết quả và hướng dẫn hs về nhà làm bài 6 .
Bài 5: Viết phương trình tiếp tuyến của đường cong y = x3 :
a)Tại điểm (- 1 ; -1)
b)Tại điểm có hoàng độ bằng 2
c)Biết hệ số góc của tiếp tuyến bằng 3
4-Củng cố :
Nhấn mạnh cho học sinh cách tìm đạo hàm của hàm số theo định nghĩa và viết phương trình tiếp tuyến của đường cong tại một điểm .
5-Hướng dẫn về nhà : Hoàn chỉnh các bài tập SGK
Bài tập : Tìm đạo hàm của các hàm số sau:
a) y = x b) y = xn (với n >1 và n N ) c) y = d) y = c (c-hằng số )
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 66 : QUY TẮC TÍNH ĐẠO HÀM
I-Mục tiêu :
Giúp học sinh :
1-Về kiến thức :
- Nắm được đạo hàm của một số hàm số thường gặp y = xn (với n >1 và n N) ;y =; y = x ;y = c (c-hằng số )
- Nắm được các công thức tính đạo hàm của tổng , hiệu , tích , thương các hàm số .
2-Về kĩ năng :
- Biết tính đạo hàm của các hàm số đơn giản bằng công thức tính đạo hàm của các hàm số thường gặp và đạo hàm của tổng , hiệu , tích , thương các hàm số.
II-Tiến trình bài giảng :
1-Ổn định lớp,kiểm tra sĩ số
2-Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng – Trình chiếu
-Lên bảng làm bài tập đã chuẩn bị ở nhà
-Nhận xét bài làm của bạn
-Phát hiện quy tắc tính đạo hàm của các hàm số đó
-Gọi hs lên bảng làm bài tập cho về nhà tiết trước
-Yêu cầu học sinh khác nhận xét và đãn dắt để học sinh phát hiện quy tắc t ính đạo hàm của các hàm số đó
Bài tập : Tính đạo hàm của các hàm số:
a) y = x
b) y = xn (với n >1 và n N ) c) y =
d) y = c (c-hằng số )
3-Bài mới :
Hoạt động 1 : Đạo hàm của một số hàm số thường gặp
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng – Trình chiếu
-Nêu các quy tắc tính đạo hàm vừa phát hiện được
-Ghi nhận kiến thức
-làm các ví dụ
-Yêu cầu học sinh phát biểu quy tắc tính đạo hàm ở trên
-Chính xác hoá
-Cho học sinh làm ví dụ
1-Đạo hàm của một số hàm số thường gặp: (SGK)
Ví dụ :Tìm đạo hàm của :
y = x10 ;y = x2008 ; y = 2007
y = tại x = 4.
Hoạt động 2 : Đạo hàm của tổng ,hiệu,tích thương
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng – Trình chiếu
-Nghe giảng và ghi nhận kiến thức
-Chứng minh các hệ quả
-Làm các ví dụ theo nhóm học tập
-Đại diện nhóm trình bày kết quả
-Nhận xét và ghi nhận kq
-Nêu nội dung định lí và hướng dẫn học sinh chứng minh một phần của định lí
-Hướng dẫn hs chứng minh các hệ quả
-Cho hs làm ví dụ theo nhóm và yêu cầu các nhóm trình bày kết quả
-Chính xác hoá các kết quả
2-Đạo hàm của tổng,hiệu, tích,thương:
Định lí :SGK
Hệ quả : SGK
Ví dụ : Tìm đạo hàm của các hàm số sau :
y = x2 – x4 +
y = x3(- x5 )
y =
4-Củng cố :
Câu hỏi : Em hãy nêu đạo hàm của các hàm số thường gặp và đạo hàm của tổng,hiệu,tích,thương các hàm số.
5-Hướng dẫn về nhà : Bài tập 1,2,5:SGK (trang 162,163)
Tiết 67 : QUY TẮC TÍNH ĐẠO HÀM (tiếp )
I-Mục tiêu :
Giúp học sinh:
1-Về kiến thức :
- Nhớ được các quy tắc tính đạo hàm của các hàm số thường gặp
- Hiếu được khái niệm hàm số hợp và nắm được công thức tính đạo hàm của hàm số hợp
2-Về kĩ năng :
- Biết tính đạo hàm của các hàm số thường gặp và đạo hàm của các hàm số hợp
II-Tiến trình bài giảng :
1-Ổn định lớp,kiểm tra sĩ số
2-Kiểm tra bài cũ :
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng – Trình chiếu
-Nghe và trả lời câu hỏi
-Nhận xét câu trả lời của bạn
-Hãy nêu đạo hàm của một số hàm số thường gặp và quy tắc tính đạo hàm của tổng,hiệu,tích,thương các hàm số ?
-Nhận xét và chính xác hoá
Quy tắc tính đạo hàm:
(bảng phụ )
3-Bài mới:
Hoạt động 1 : Khái niệm hàm hợp
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng – Trình chiếu
-Nghe giảng và trả lời câu hỏi của giáo viên
-Trả lời các ví dụ
-Ghi nhận kiến thức
-Nêu khái niệm hàm hợp
-Nêu các ví dụ ,phân tích các ví dụ
-Cho học sinh thực hiện HĐ6-SGK
3-Đạo hàm của hàm hợp
a)Hàm hợp:
ĐN:SGK
Ví dụ:
Hoạt động 2 : Đạo hàm của hàm hợp
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng – Trình chiếu
-Nghe giảng và ghi nhận định lí 4 –SGK
-Làm các ví dụ theo nhóm học tập
-Đại diện nhóm trình bày kết quả
-Nhận xét bài làm của bạn
-Ghi nhận kết quả
-Nêu nội dung định lí 4-SGK và nhấn mạnh nội dung định lí cho hs
-Chia nhóm học tập và cho hs làm các ví dụ
-Yêu cầu các nhóm trình bày lời giải và nhận xét
-Chính xác hoá
b) Đạo hàm của hàm hợp
Định lí 4 :SGK
Ví dụ :
4-Củng cố :
Nhấn mạnh cho học sinh quy tắc tìm đạo hàm của hàm số hợp thông qua đạo hàm của cấc hàm số thường gặp
5-Hướng dẫn về nhà : Bài tập 3,4 –SGK (trang 163)
Tiết 68 : QUY TẮC TÍNH ĐẠO HÀM - LUYỆN TẬP
I-Mục tiêu :
Giúp học sinh :
1-Về kiến thức :
- Củng cố định nghĩa đạo hàm và tìm đạo hàm của hàm số tại một điểm
- Củng cố các quy tắc tính đạo hàm của các hàm số thường gặp và đạo hàm của các hàm số hợp
2-Về kĩ năng :
- Biết tìm đạo hàm của các hàm số một cách thành thạo theo quy tắc tính đạo hàm hoặc theo định nghĩa .
II-Tiến trình bài giảng :
1-Ổn định lớp,kiểm tra sĩ số
2-Kiểm tra bài cũ :
Câu hỏi :
*) Em hãy nêu định nghĩa đạo hàm tại một điểm và cách tính đạo hàm theo định nghĩa ?
*) Em hãy nêu các quy tắc tính đạo hàm của một hàm số ?
3-Bài tập :
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng – Trình chiếu
-Lên bảng làm bài tập theo yêu cầu của giáo viên
-Theo dõi và nhận xét bài làm của bạn
-Ghi nhận kết quả
-Lần lượt gọi học sinh lên bảng làm bài tập SGK (trang 162,163)
-Yêu cầu hs khác nhận xét
-Chính xác hoá các kết quả
Bài tập:
4-Củng cố :
Nhấn mạnh cho học sinh các quy tắc tính đạo hàm của các hàm số bằng công thức và theo định nghĩa .
5-Hướng dẫn về nhà :Hoàn chỉnh các bài tập SGK và làm các bài tập SBT
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 69 : ĐẠO HÀM CỦA CÁC HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC
I-Mục tiêu :
Giúp học sinh :
1-Về kiến thức:
- Củng cố giới hạn của hàm số và nắm được giới hạn của các hàm số lượng giác thông qua giới hạn của
- Nắm được đạo hàm của hàm số y = sin x ; y = cos x
2-Về kĩ năng :
- Biết tìm giới hạn của các hàm số lượng giác ;
- Biết tìm đạo hàm của các hàm số y = sin x ;y = sin u ; y = cos x; y=cosu
II-Tiến trình bài giảng :
1-Ổn định lớp,kiểm tra sĩ số
2-Bài mới :
Hoạt động 1 : Giới hạn của
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng – Trình chiếu
-Nghe và suy nghĩ trả lời câu hỏi ở HĐ1-SGK
-Phát hiện định lí
-Ghi nhận kết quả
-Làm các ví dụ
-Cho học sinh thực hiện HĐ1-SGK
-Dẫn dắt học sinh phát hiện định lí
-Cho học sinh làm các ví dụ
1-Giới hạn của
Định lí 1:
Ví dụ :
Hoạt động 2 : Đạo hàm của hàm số y = sin x
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng – Trình chiếu
-Tìm đạo hàm của hàm số y = sin x bằng định nghĩa
-Phát hiện định lí 2
-Ghi nhận kiến thức
-Làm ví dụ và phát hiện định lí 3
-Vận dụng định nghĩa ,tính đạo hàm của hàm số y=sinx
-Dẫn dắt hs phát hiện định lí 2 và chú ý
-Cho học sinh làm các ví dụ và dẫn dắt tới định lí 3
2-Đạo hàm của hàm số y=sin x
Định lí 2: SGK
Chú ý : (sin u)’ = u’.cos u
Ví dụ:Tìm đạo hàm của các hàm số:
y = sin(3x-13)
y = sin(4x2+5x-76)
y = sin2 (1-5x)
y = sin( - x )
Hoạt động 3 : Đạo hàm của hàm số y = cos x
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng – Trình chiếu
-Nêu điều vừa phát hiện được ở trên
-Ghi nhận kiến thức
-Làm các ví dụ
-Cho học sinh nêu điều vừa phát hiện được
-Chính xác hoá định lí 3-SGK
-Chia nhóm cho học sinh làm các ví dụ
3-Đạo hàm của hàm số y=cos x
Định lí 3:SGK
Chú ý : (cos u)’ = -u’.sin u
Ví dụ:
3-Củng cố :
Câu hỏi : Em hãy nêu các kiến thức cơ bản đã học trong bài hôm nay ?
4-Hướng dẫn về nhà : Làm các bài tập SGK (trang 168,169 trừ các câu chứa tan x và cot x)
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 70 : ĐẠO HÀM CỦA CÁC HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC (tiếp )
I-Mục tiêu:
Giúp học sinh :
1-Về kiến thức:
- Củng cố đạo hàm của hàm số y = sin x và y = cos x;
- Nắm được đạo hàm của hàm số y = tan x và y = cot x
2-Về kĩ năng :
- Biết tìm đạo hàm của hàm số y = sin x và y = cos x thành thạo ;
- Biết tìm đạo hàm của hàm số y = tan x và y = cot x
II-Tiến trình bài giảng :
1-Ổn định lớp,kiểm tra sĩ số
2-Kiểm tra bài cũ :
Câu hỏi : Em hãy nêu đạo hàm của hàm số y = sin x và y = cos x ? Áp dụng tính đạo hàm của hàm số y = ?
3-Bài mới :
Hoạt động 1 : Đạo hàm của hàm số y = tan x
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng – Trình chiếu
-Phát hiện đạo hàm của hàm số y = tan x và nêu phát hiện đó
-Ghi nhận kiến thức
-Làm các ví dụ theo nhóm
-Đại diện nhóm trình bày
-Nhận xét và ghi nhận kết quả
-Dẫn dắt học sinh phát hiện ĐL4 – SGK
-Chính xác hoá định lí
-Nêu chú ý
-Cho hs hoạt động nhóm để làm các ví dụ và đại diện nhóm trình bày kết quả
-Yêu cầu hs nhận xét
-Chính xác hoá kết quả
4-Đạo hàm của hàm số y=tan x
Định lí 4:SGK
Chú ý:
Ví dụ : Tìm đạo hàm của :
y = tan(3x2+5); y =
y = tan4 ;
y = tan
Hoạt động 2 : Đạo hàm của hàm số y = cot x
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng – Trình chiếu
-Nêu đạo hàm của hàm số y = cot x ; y = cot u
-Ghi nhận kiến thức
-Làm các ví dụ theo nhóm
-Yêu cầu hs nêu đạo hàm của hàm số y = cot x ; y = cot u
-Chính xác hoá
-Cho hs hoạt động nhóm
5-Đạo hàm của hàm số y = cot x
Định lí 5 :SGK
Chú ý:SGK
Ví dụ:
4-Củng cố :
Câu hỏi : Em hãy nêu đạo hàm của các hàm số lượng giác đã học và dạo hàm của các hàm số hợp của các hàm số lượng giác đó ?
5-Hướng dẫn về nhà : Bài tập SGK (trang 168,169)
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 71 : Bài tập - DẠO HÀM CỦA HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC
I-Mục tiêu :
Giúp học sinh :
1-Về kiến thức:
-Củng cố đạo hàm của các hàm số lượng giác và các hàm hợp của nó
-Chữa các bài tập SGK
2-Về kĩ năng :
- Biết tìm đạo hàm của hàm số lượng giác một cách thành thạo ;
- Giải được các bài tập SGK .
II-Tiến trình bài giảng:
1-Ổn định lớp,kiểm tra sĩ số
2-Kiểm tra bài cũ :
Câu hỏi:Em hãy nêu đạo hàm của hàm số lượng giác và hàm hợp của nó ?
3-Bài tập :
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Ghi bảng – Trình chiếu
-Suy nghĩ và lên bảng làm bài tập theo yêu cầu của giáo viên
-Theo dõi và nhận xét bài làm của các bạn
-Ghi nhận kết quả
-Lần lượt gọi học sinh lên bảng chữa các bài tập SGK:
Bài 1(a,c)Bài 2(b)Bài 3(c,d) Bài 4(c,d,e)Bài 5,Bài 6, Bài7(b),Bài 8 (a)
-Yêu cầu học sinh dưới lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn
-Chính xác hoá và cho điểm
Bài tập
Bài 1(a,c):
Bài 2(b):
Bài 3(c,d):
Bài 4(c,d,e):
Bài 5:
Bài 6:
Bài 7(b):
Bài 8(a):
4-Củng cố :
Nhấn mạnh cho học sinh kĩ ăng tìm đạo hàm của hàm số và giải các bài tập liên quan đến đạo hàm
5-Hướng dẫn về nhà :Hoàn chỉnh các bài tập còn lại
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 72 : Kiểm tra 1 tiết
I-Mục tiêu :
-Kiểm tra được mức độ nắm kiến thức trong chương của học sinh
-Mức độ phù hợp với học sinh từ trung bình trở lên .
II-Đề bài :
A-Trắc nghiệm :
Chọn một phương án đúng nhất trong các phương án trả lời sau:
1-Đạo hàm của hàm số y = 3x3 – 12x +127 là :
A . 9x – 12 B . 9x2 – 139 C .9x2 – 12 D .9x2 – 12x +127
File đính kèm:
- chuong 5cb.doc