I/ Mục tiêu:
- Giúp hs hệ thống kiến thức về cộng, trừ, nhân, chia các số tự nhiên, dấu hiệu chia hết, BCNN, ƯCLN.
- Đánh giá năng lực học tập của hs thông qua chương 1
II/ Nội dung
A. Trắc nghiệm
1/ Đánh dấu "x" vào ô thích hợp
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1030 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số lớp 6 tuần 14 năm học 2007- 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14 Tiết: 40
NS: ND:
KIỂM TRA 1 TIẾT
I/ Mục tiêu:
- Giúp hs hệ thống kiến thức về cộng, trừ, nhân, chia các số tự nhiên, dấu hiệu chia hết, BCNN, ƯCLN.
- Đánh giá năng lực học tập của hs thông qua chương 1
II/ Nội dung
A. Trắc nghiệm
1/ Đánh dấu "x" vào ô thích hợp
Câu
Đúng
Sai
Một số chia hết cho 2 thì chữ số tận cùng là số 4
Một số có chữ số tận cùng là 5 thì chia hết cho 5
Số chia hết cho 2 là hợp số
Nếu một thừa số của tích chia hết cho 6 thì chia hết cho 6
Chọn câu đúng trong các câu sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu
2/ Cho hai tập hợp: A = {a, b, c} ; B = {c, d, e}. Khẳng định nào sau đây là đúng:
A. A B = {c} B. A B = {Ø }
C. A B = {a, b, d, e} D. A B = {d, e}
3/ Trong các số sau, số nào là số nguyên tố :
A. 1 B. 0 C. 7 D. Cả ba ý đều sai
4/ Khẳng định nào sau đây là đúng:
A. 34 = 12 B. 34 = 81 C. 34 = 7 D. Cả ba ý đều đúng 5/ Số nào sau đây chia hết cho 3 :
A. 23450 B . 54320 C. 20435 D. Cả ba ý đều sai
B/ Tự luận: 6đ
1/ Thự hiện phép tính (Tính nhanh nếu có thể): (2đ)
a. 4 .52 - 3. 23
b. 28. 76 + 24 .28
2/ Tìm số tự nhiên x biết rằng: x 8 , x 10 , x 15
300 < x < 400 (3đ)
3/ Tìm số tự nhiên x biết : 2x - 138 = 23 . 22 (1đ).
III/ ĐÁP ÁN:
TRẮC NGHIỆM:
1/
Sai
Đúng
Đúng
Đúng
2/ a
3/ c
4/ b
5/ d
TỰ LUẬN:
1/ a. 4 .52 - 3. 23 = 4.25 - 3.8
= 100 - 24
= 66
b. 28. 76 + 24 .28 = 28.( 76 + 24)
= 28. 100
= 28000
2/ x BC ( 8, 10, 15) 300 < x < 400
8 = 23
10 = 2 .5
15 = 3. 5
BCNN ( 8, 10, 15) = 23 . 3 . 5 = 120
BC ( 8, 10, 15) = { 0; 120; 240; 360; ...}
Kết luận: x = 360
Rút kinh nghiệm:
Tuần: 14 Tiết: 41
NS: ND:
Chương II: SỐ NGUYÊN
§ 1 Làm quen với số nguyên âm
I/ Mục tiêu:
- Hs biết được nhu cầu cần thiết phải mở rộng tập N.
- Nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua ví dụ thực tiễn
- Biểu diễn được các số tự nhiên và nguyên âm trên trục số
II/ Chuẩn bị:
Sgk, nhiệt kế có chia độ âm.
III/ Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
3/ Luyện tập
HĐGV
HĐHS
Nội dung
Bổ sung
HĐ1: Các ví dụ:
* trong thực tế ngoài số tự nhiên người ta còn dùng dấu "-" đặt trước các số
-1; -2; -3; ....
* yêu cầu hs quan sát sgk và đọc các chỉ số trên nhiệt kế
* yêu cầu hs làm ?1
* yêu cầu 1hs khác đọc ví dụ 2
?2 ?3 gv cho hs đọc trước cả lớp nghe.
HĐ2: Trục số
* gv yêu cầu hs vẽ trục số tự nhiên sau đó biểu diễn các số khác
* Gv yêu cầu hs làm ?4
- ta có thể vẽ trục số dưới dạng đứng.
* Nghe gv giới thiệu
* Đọc là âm một, âm hai, âm ba,...( hoặc trừ một, trừ hai, trừ ba...)
* - 100 C, ...
* 1 hs đứng lên đọc các chỉ số trong sgk
* 1 hs đọc ví dụ 2
* hs đọc ?2, ?3:
- Ông Bảy có - 150 000 đồng
Ông Năm có 200 000 đồng.
Cô Ba có - 30 000 đồng
* hs vẽ trục số tự nhiên vào tập sau đó xem gv trình bày
* hs lên biểu diễn các chữ cái trên trục số
- hs vẽ trục số trong sgk vào
1. Các ví dụ
sgk
Ví dụ 1:
* Để đo nhiệt độ người ta dùng nhiệt kế. Chẳng hạn: 00C, 1000C. Nhiệt độ dưới 00 C ta viết có trừ đằng trước.
vd: - 30 C đọc là âm ba độ C
?1: sgk
* ví dụ 2: sgk
?2, ?3 : sgk
2. Trục số
-5 -4 -3 -2 -1 0 1
?4:sgk
* chú ý: sgk
2
4/ Củng cố:
Bài tập 1
Đáp: a/ -3 b/ -2
c/ 0 d/ 2 e/ 3
5/ Dặn dò:
- Về nhà học bài và làm các bài tập trong sgk
- Xem trước bài mới
6/ Rút kinh nghiệm:
Tuần:14 Tiết: 42
NS: ND:
§ 2 Tập hợp các số nguyên
I/ Mục tiêu:
- Hs biết được tập hợp các số nguyên , biểu diễn số nguyên a trên trục số
- Bước đầu có thể sử dụng số nguyên để nói về hai đại lượng ngược hướng nhau.
II/ Chuẩn bị:
Sgk, hình vẽ trục số
III/ Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
Gv: yêu cầu 1 hs lên bảng vẽ trục số, chỉ ra một vài số nguyên âm
HS:
-5 -4 -3 -2 -1 0 1 2
3/ Dạy bài mới
HĐGV
HĐHS
Nội dung
Bổ sung
HĐ1: Số nguyên
* Gv giới thiệu số nguyên âm số nguyên dương như sgk cho
-
* Phần chú ý gv cho hs đọc
* Số nguyên thường được biểu thị các đại lượng có hai hướng ngược nhau. Vd?
* 1 hs đọc vd, gv treo bảng phụ vẽ sẵn trục số
?1 gv cho 1 hs đứng tại chỗ đọc
*gv giải thích rõ ?2 sau đó yêu cầu hs trả lời
?3 hs tự làm
HĐ2: Số đối
* Phần này gv giới thiệu số đối cho hs như sgk sau đó yêu cầu hs làm ?4
* Nghe gv giới thiệu
* ghi gài vào vở
* Hs đọc phần chú ý.
* ví dụ: Nhiệt độ dưới 00C Nhiệt độ trên 00C ... được biểu thị trên trục số như hình vẽ sgk
* Hs đọc vd
* C +4
D -1
E - 4
* Cả hai trường hợp chú Ốc Sên đều cách A 1m
* Đáp: +1m ; -1m
* Nghe gv giới thiệu
* Số đối của 7 và - 3 lần lượt là: -7; 3
2. Số nguyên
* Các số +1; +2; +3; ... gọi là các số nguyên dương
* Các số -1; -2; -3 ; ... gọi là các số nguyên âm
* Tập hợp gồm các số nguyên âm , nguyên dương và số 0 là tập hợp các số nguyên. Kh: Z
* Chú ý: sgk
* Nhận xét : sgk
* VD: sgk
?1: sgk
A
?2: sgk
1m
?3: sgk
2. Số đối:
?4: sgk
4/ Củng cố:
Bài tập 6:
-4 N s 0 Z đ
4 N đ 5 N đ
-1 N s 1 N đ
5/ Dặn dò:
- Về nhà học bài và làm các bài tập trong sgk
- Xem trước bài mới
6/ Rút kinh nghiệm:
Tuần:14 Tiết: 14
NS: ND:
Kiểm tra 1 tiết
Phần hình học
I/ Mục tiêu:
- Giúp hs hệ thống lại kiến thức trong chương I
- Đánh giá lại năng khi học xong chương I.
II/ Nội dung:
A. Phần trắc nghiệm:
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng, nếu muốn chọn lại thì tô đen
1/ Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào đúng ?
A. Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A và B.
B. Có vô số đường thẳng đi qua hai điểm A và B.
C. Cả hai ý trên đều sai.
D. Cả 2 ý trên đều đúng.
2/ Chọn câu đúng trong các câu sau:
A.Khi 3 điểm A, B , C cùng nằm trên một đường thẳng thì chúng thẳng hàng
B.Khi 3 điểm A, B , C cùng nằm trên một đường thẳng thì chúng không thẳng hàng
C.Trong ba điểm thẳng hàng sẽ có một điểm nằm giữa hai điểm còn lại
D.Cả A và C đều đúng.
3/ Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng:
A. Không có điểm chung.
B. Có một điểm chung.
C. Có hai điểm chung.
D. Cả ba ý đều sai.
4/ Dựa vào hình vẽ bên hãy chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Hai tia Ax và By đối nhau. x A B y
D. Hai tia Ay và Bx đối nhau. • •
C. Hai tia Ax và A y đối nhau.
D. Không có hai tia nào đối nhau.
5/ Đoạn thẳng AB là gì ?
A. Là hình gồm điểm A và điểm B
B. Là hình gồm tất cả các điểm nằm giữa A và B
C. Là hình gồm điểm A và điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B
D. Cả 3 ý đều đúng.
6/ Dựa vào hình vẽ hãy chọn câu đúng:
A. CD > EF C. CD < EF C 4cm D
B. CD = EF D. Cả ba ý trên E 3cm F
7/ Nếu độ dài đoạn thẳng AM = 5 cm và AB = 8 cm thì độ dài đoạn thẳng MB bằng:
A. 13 cm B. 3 cm C. -3 cm D. -13 cm
8/ Biết M là trung điểm của đoạn thẳng CD có độ dài là 10 cm. Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. MC = MD = 5 cm.
B. MC = 4cm ; MD = 6cm.
C. MD = 4cm ; MC = 6cm.
D. Cả 4 ý đều sai.
B/ Phần tự luận:
1/ Vẽ đoạn thẳng AB dài 6 cm vẽ trung điểm của đoạn thẳng AB. Nêu cách vẽ 3đ
2/ Cho hình vẽ bên: 5cm
Biết: MP = 5cm M P N
MN = 8 cm 8 cm
Tính: NP = ? 3đ
C/ Đáp án:
A. Phần trắc nghiệm:
A
D
A
C
C
A
B
A
B/ Phần tự luận:
1/ - Vẽ đoạn thẳng AB = 6 cm
- Vẽ đoạn thẳng AB = 3 cm
- M chính là trung điểm của đoạn thẳng AB
A M B
2/ Vì P nằm giữa hai điểm M và N nên:
MP + PN = MN
5 + PN = 8
PN = 3 cm
Vậy PN = 3 cm
Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- tuan 14.doc