I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: HS nắm được định nghĩa ước và bội của một số, kí hiệu tập hợp các ước, các bội của một số.
- Kỹ năng: Biết kiểm tra một số có hay không là ước hoặc bội của một số cho trước, biết cách tìm ước và bội của một số trong các trường hợp đơn giản.
- Thái độ: Biết vận dụng dấu hiệu chia hết vào tìm ước.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Máy tính bỏ túi, phấn màu, bảng phụ
- HS: Máy tính bỏ túi, ôn lại các dấu hiệu chia hết
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
Lớp 6A1: / Lớp 6A2: / Lớp 6A3: /
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số Lớp 6 - Tuần 9, Tiết 26: Ước và bội - Hoàng Đình Mạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Hồ Thầu
GV: Hoàng Đình Mạnh
Ngày soạn: 20/10/2009
Ngày giảng: 22/10/2009
Tuần 9
Tiết 26: Ước và bội.
Mục tiêu:
Kiến thức: HS nắm được định nghĩa ước và bội của một số, kí hiệu tập hợp các ước, các bội của một số.
Kỹ năng: Biết kiểm tra một số có hay không là ước hoặc bội của một số cho trước, biết cách tìm ước và bội của một số trong các trường hợp đơn giản.
Thái độ: Biết vận dụng dấu hiệu chia hết vào tìm ước.
Chuẩn bị:
GV: Máy tính bỏ túi, phấn màu, bảng phụ
HS: Máy tính bỏ túi, ôn lại các dấu hiệu chia hết
Tiến trình dạy học:
ổn định tổ chức:
Lớp 6A1: / Lớp 6A2: / Lớp 6A3: /
Kiểm tra bài cũ:
? Nêu các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9
Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Ước và bội
- Khi nào ta nói a chia hết cho b ?
- Giới thiệu quan hệ ước, bội
? Vận dụng kiến thức làm ?1
? Nhận xét bài bạn
- Chốt
? Lấy một VD thể hiện quan hệ ước và bội
GV nhận xét VD của HS
- Khi có một số k sao cho b.k = a
- Làm ?1 theo cá nhân: trả lời miệng
? 1
18 là bội của 3, không là bội của 4
4 là ước của 12, không là ước của 15
- Lấy VD
1. Ước và bội
KN: (SGK)
VD:
24 là bội của 8
8 là ước của 24
Hoạt động 2: Cách tìm ước và bội
- Đọc thông tin cách kí hiệu tập hợp ước và bội của một số.
? Muốn tìm bội của một số khác 0 ta là thế nào.
? Muốn tìm ước của một số a lớn hơn 1 ta là thế nào .
Vận dụng làm ?2
Nhận xét HS
Chốt
Thực hiện VD2
? Nhận xét về cách tìm ước của một số tự nhiên
? Vận dụng làm ?3
? Nhận xét bài bạn
- Chốt kết quả đúng
? Tương tự làm ?4
? Nhận xét bài bạn
- Chốt kết quả đúng
- Nhân số đó lần lượt với 0, 1, 2, ....
- Ta có thể lấy số a lần lượt chia cho các số từ 1 đến a. Nếu a chia hết cho số nào thì a là bội của số đó.
?2
- HS khác nhận xét kết quả
- HS trả lời ?3
- HS khác nhận xét kết quả
- HS trả lời ?4
- HS khác nhận xét kết quả
2. Cách tìm ước và bội
- Ký hiệu tập hợp các ước của a là Ư(a).
- Ký hiệu tập hợp các bội của a là B(a)
Ví dụ 1: SGK
* NX: Tìm bội của 1 số bằng cách nhân số đó lần lượt với 0; 1; 2;....
Ví dụ 2: Tìm Ư(8)
*Nx: Tìm ước của a bằng cách lần lượt chia a cho các số TN từ 1 đến a. a chia hết cho số nào thì số đó là ước của a.
Củng cố luyện tập.
Số 0 có những ước nào ? Có những bội nào ?
Nêu cách tìm ước và bội của một số tự nhiên bất kỳ
? Có bao nhiêu số có một ước, có bao nhiêu số có hai ước.
Bài tập 111/SGK tr44
a, 8; 20
b, {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28}
c, 4k (k ẻ N)
Bài tập 112/SGK tr 44
Ư(4) = {1; 2; 4}
Ư(6) = {1; 2; 3; 6}
Bài tập 113/SGK tr 44
a, 24; 36; 48
b, 15; 30
c, 10; 20
d, 1; 2; 4; 8; 16
Hướng dẫn dặn dò.
- Đọc và làm các bài tập còn lại trong SGK, SBT
- Đọc nội dung bài học tiếp theo
- Chuẩn bị bài mới
File đính kèm:
- giao_an_dai_so_lop_6_tuan_9_tiet_26_uoc_va_boi_hoang_dinh_ma.doc