I- Mục tiêu:
1- Về kiến thức:
- Hs hiểu khái niệm hàm số.
- Nhận biết được đại lượng này có phải là hàm số của đại lượng kia hay không trong những cách cho cụ thể, đơn giản (bằng bảng , bằng công thức.)
2- Về kỹ năng:
- Tìm giá trị tương ứng của hàm số khi biết giá trị của biến số.
3- Về tư duy thái độ:
- Cẩn thận chính xác trong tính toán
- Phát triển tư duy lôgíc cho HS
II- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên: - Bảng phụ ghi sẵn các bài tập, thước thẳng
Học sinh: Phiếu học tập, bảng nhóm, bút dạ
III. Phương pháp dạy học
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1240 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số lớp 7 - Tiết 29: Hàm số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:...../....../2009
Ngày giảng:...../....../2009
GV dạy: Ngô Minh Tuyến – Trường THCS Phù Ninh
Tiết 29: Hàm số
I- Mục tiêu:
1- Về kiến thức:
Hs hiểu khái niệm hàm số.
Nhận biết được đại lượng này có phải là hàm số của đại lượng kia hay không trong những cách cho cụ thể, đơn giản (bằng bảng , bằng công thức.)
2- Về kỹ năng:
Tìm giá trị tương ứng của hàm số khi biết giá trị của biến số.
3- Về tư duy thái độ:
- Cẩn thận chính xác trong tính toán
- Phát triển tư duy lôgíc cho HS
II- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên: - Bảng phụ ghi sẵn các bài tập, thước thẳng
Học sinh: Phiếu học tập, bảng nhóm, bút dạ
III. Phương pháp dạy học
- Phương pháp gợi mở vấn đáp, đan xen HĐ nhóm
IV- Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 7A: ……../ ………………………………………...............
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Một số ví dụ về hàm số
Ví dụ 1: Nhiệt độ T(0C) tại thời điểm t(giờ) trong cùng một ngày được cho trong bảng sau: (Bảng phụ)
t(giờ)
0
4
8
12
16
20
T(0C)
20
18
22
26
24
21
GV: Trong bảng nhiệt độ cao nhất, thấp nhất vào thời điểm nào?
Ví dụ 2: Khối lượng m(g) của một thanh kim loại đồng chất có khối lượng riêng là 7,8g/cm3 tỉ lệ thuận với thể tích V(cm3) theo công thức m = 7,8V
GV:Một thanh KL có D = 7,8. Vậy m và V quan hệ thế nào?
GV: Tìm giá trị m khi V = 1, 2, 3, 4, và điền bảng.
Ví dụ 3: Thời gian t(h) của một vật chuyển động đều trên quãng đường 50km tỉ lệ nghịch với vận tốc(km/h) của nó theo công thức t = 50/v
GV: Hãy lập công thức tính t biết chuyển động đều vận tốc v; S = 50.
GV: Cho biết v = 5, 10, 25, 50.Tìm thời gian tương ứng ?
GV: ở ví dụ 1 nhiệt độ T(0C) phụ thuộc vào sự thay đổi của thời gian t(giờ)
Ta nói nhiệt độ là hàm số của thời gian
GV: Tương tự ví dụ 2, 3 ?
GV: Vậy đại luợng y là hàm số của đại lương x khi nào?
Hoạt động 2: Khái niệm hàm số
GV treo bảng phụ khái niệm hàm số
Khái niệm: SGK/63
GV: Giới thiệu hàm hằng và cách viết:
Ví dụ: Hàm hằng: y = 4 ; x = -7
y = 2x + 3 có thể viết y = f(x) = 2x + 3
Hoạt động 3: Củng cố – Luyện tập
Bài 24
GV cho đại lượng y và đại lượng x bằng bảng sau. y có là hàm số của x?
a,
x
1
2
3
4
5
y
10
10
10
10
10
b,
x
1
2
1
3
4
y
2
4
3
6
8
GV: nhấn mạnh từ chỉ một trong k/n. Nêu chú ý SGK.
GV: Cần những đk gì để đại lượng y là hàm số của đại lượng x?
HS: Cùng GV xây dựng khái niệm hàm số
HS: Trả lời
HS: Đọc nội dung ví dụ 2
HS: Trả lời
V(cm3)
1
2
3
4
m (g)
7,8
15,6
23,4
31,2
HS: t =
v(km/h)
5
10
25
50
t(h)
10
5
2
1
HS: Tương tự ở VD2, 3 khối lượng là hàm số của thể tích, thời gian là hàm số của vận tốc.
HS: Trả lời
HS: 3 HS phát biểu khái niệm hàm số.
a, y là hàm số của x
b, y không là hàm số của x.
HS: 3 điều kiện:
+ x và y nhận giá trị số.
+ Đại lượng y phụ thuộc vào x
+ Mỗi giá trị của x có 1 giá trị tương ứng của y.
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà
- Nắm vững khái niệm hàm số.
- Làm bài tập 26-30 SGK
- GV hướng dẫn cách làm để HS nắm
File đính kèm:
- Tiet 29.doc