HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Trả lời các câu hỏi:
- Muốn thu thập các số liệu về một dấu hiệu nào đó, em phải làm những việc gì? Trình bày kết quả thu được theo bảng nào?
- Để có một hình ảnh cụ thể về dấu hiệu, em cần làm gì?
- Tần số của một giá trị là gì? Có nhận xét gì về tổng các tần số?
- Mốt của dấu hiệu là gì? Kí hiệu?
- Em đã biết những loại biểu đồ nào?
- Công thức tính số trung bình cộng?
Ý nghĩa số trung bình cộng?
- Thống kê có ý nghĩa gì trong đời sống của chúng ta?
* HS trả lời, GV nhận xét đánh giá
* GV chốt kiến thức.
Thống kê giúp chúng ta biết được tình hình các hoạt động, diễn biến của hiện tượng. Từ đó dự đoán các khả năng xảy ra, góp phần phục vụ con người ngày càng tốt hơn. I. Hệ thống kiến thức
- Bảng số liệu thống kê ban đầu
- Dấu hiệu điều tra
- Lập bảng “tần số”: tìm các giá trị khác nhau trong bảng giá trị, tìm tần số của mổi giá trị; rút ra nhận xét.
- Vẽ biểu đồ đoạn thẳng, nhận xét từ biểu đồ
- Công thức tính số trung bình cộng
- Ý nghĩa của số trung bvình cộng
- Tìm mốt của dấu hiệu
3 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 46: Ôn tập chương 3 - Năm học 2020-2021 - Thẩm Thị Minh Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: Ngày soạn:
Tiết: 46 Ngày dạy:
ÔN TẬP CHƯƠNG III
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Ôn tập có hệ thống các kiến thức đã học ở chương III về dấu hiệu, tần số, số trung bình cộng, mốt của dấu hiệu .
2. Kĩ năng:Vận dụng các kiến thức đã học để làm các bài toán về thống kê đơn giản.
3. Thái độ: Cần cù trong ôn luyện cẩn thận trong tính toán, biến đổi.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: NL tư duy, NL tính toán, NL tự học, NL sử dụng ngôn ngữ, NL hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Lập bảng tân số, vẽ biểu đồ và tính số trung bình cộng của dấu hiệu..
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Thước, phấn màu, máy tính.
2. Học sinh: Thước, máy tính.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá
Nội dung
Nhận biết
(M1)
Thông hiểu
(M2)
Vận dụng
(M3)
Vận dụng cao
(M4)
Ôn tập chương III
Nhớ các khái niệm tần số, mốt của dấu hiệu.
Hiểu được ý nghĩa và công thức số trung bình cộng.
Lập bảng tần số, vẽ biểu đồ, tính số trung bình cộng.
Thống kê có ý nghĩa gì trong đời sống của chúng ta
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
A.HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU:
* Kiểm tra bài cũ: Lồng vào ôn tập
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Mở đầu
- Mục tiêu: Kích thích hs suy nghĩ về các dạng toán trong chương III
- Phương pháp/kỹ thuật tổ chức: Đàm thoại. gợi mở, vấn đáp
- Hình thức tổ chức: Cá nhân
- Phương tiện: SGK
- Sản phẩm: Các câu trả lời học sinh
Hoạt động của GV
HĐ của HS
?: Qua chương III ta thấy dạng toán thống kê gồm những dạng toán nào?
GV: Tiết ôn tập hôm nay sẽ củng cố lại hững kiến thức đó
- Tìm dấu hiệu, lập bảng tần số, vẽ biểu đồ, tính số trung bình cộng, tìm mốt
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2: Hệ thống kiến thức
- Mục tiêu: Ôn tập củng cố lại kiến thức lí thuyết của chương III
- Phương pháp/kỹ thuật tổ chức: Đàm thoại. gợi mở, vấn đáp
- Hình thức tổ chức: Cá nhân
- Phương tiện: SGK
- Sản phẩm: Các kiến thức và câu trả lời cho câu hỏi ôn tập:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Trả lời các câu hỏi:
- Muốn thu thập các số liệu về một dấu hiệu nào đó, em phải làm những việc gì? Trình bày kết quả thu được theo bảng nào?
- Để có một hình ảnh cụ thể về dấu hiệu, em cần làm gì?
- Tần số của một giá trị là gì? Có nhận xét gì về tổng các tần số?
- Mốt của dấu hiệu là gì? Kí hiệu?
- Em đã biết những loại biểu đồ nào?
- Công thức tính số trung bình cộng?
Ý nghĩa số trung bình cộng?
- Thống kê có ý nghĩa gì trong đời sống của chúng ta?
* HS trả lời, GV nhận xét đánh giá
* GV chốt kiến thức.
Thống kê giúp chúng ta biết được tình hình các hoạt động, diễn biến của hiện tượng. Từ đó dự đoán các khả năng xảy ra, góp phần phục vụ con người ngày càng tốt hơn.
I. Hệ thống kiến thức
- Bảng số liệu thống kê ban đầu
- Dấu hiệu điều tra
- Lập bảng “tần số”: tìm các giá trị khác nhau trong bảng giá trị, tìm tần số của mổi giá trị; rút ra nhận xét.
- Vẽ biểu đồ đoạn thẳng, nhận xét từ biểu đồ
- Công thức tính số trung bình cộng
- Ý nghĩa của số trung bvình cộng
- Tìm mốt của dấu hiệu
C. LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG
Hoạt động 3: Bài tập
- Mục tiêu: HS tìm được dấu hiệu, lập bảng tần số, tính số trung bình cộng, vẽ biểu đồ.
- Phương pháp/kỹ thuật tổ chức: Đàm thoại. gợi mở, thảo luận
- Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm
- Phương tiện: SGK, thước thẳng
- Sản phẩm: Lời giải bài 20 sgk/23
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Trả lời các câu hỏi :
1) Dấu hiệu cần quan tâm ở đây là gì ?
HS: Dấu hiệu cần quan tâm ở đây là năng suất lúa xuân năm 1990 của các tỉnh Nghệ An trở vào
2) Có tất cả bao nhiêu giá trị?
HS: Có 31 giá trị
3) Số giá trị khác nhau ?
HS: Có 7 giá trị khác nhau của dấu hiệu
- Gọi 1 hs lên bảng lập bảng “tần số ”
- Rút ra vài nhận xét từ bảng “tần số “
- Giá trị lớn nhất,giá trị nhỏ nhất ?
- Giá trị có tần số lớn nhất, giá trị có tần số nhỏ nhất
- Mốt của dấu hiệu là giá trị nào ?
b) Dựng biểu đồ đoạn thẳng :
- GV: Yêu cầu hs nêu các bước lập biểu đồ đoạn thẳng từ bảng “tần số “
1 HS vẽ biểu đồ, 1 HS tìm số trung bình cộng, HS dưới lớp làm vào vở.
* GV nhận xét, đánh giá câu trả lời.
* GV chốt kiến thức.
II. Bài tập
Bài tập 20 sgk/23:
a) - Lập bảng “tần số “
c/ Tính số trung bình cộng = 35 tạ / ha
Giá trị (x)
Tần số (n)
Các tích
(x.n)
Số TBC
()
20
25
30
35
40
45
50
1
3
7
9
6
4
1
20
75
210
315
240
180
50
= »35
N = 31
Tổng: 1090
b) Vẽ biểu đồ đoạn thẳng
9
7
6
4
3
1
50
45
40
35
30
25
20
n
x
0
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Xem lại các bài tập đã giải, cách lập bảng “tần số “, vẽ biểu đồ đoạn thẳng, cách tính số TBC để hôm sau ta kiểm tra 1 tiết .
CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH
Câu 1: Hệ thống các kiến thức đã học trong chương III (M1)
Câu 2: Bài 20 sgk (M2, M3)
Câu 3: Thống kê có ý nghĩa gì trong đời sống của chúng ta? (M4)
File đính kèm:
- giao_an_dai_so_lop_7_tiet_46_on_tap_chuong_3_nam_hoc_2020_20.docx