I. MỤC TIÊU BÀI DẠY.
+ HS được củng cố phương pháp biến đổi phương trình (quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân) để đưa phương trình về dạng ax + b = 0. Nắm vững các phương pháp giải phương trình, vận dụng 2 QT và phép thu gọn để đưa chúng về phương trình bậc nhất.
+ Rèn cho HS có kỹ năng thành thạo khi biến đổi phương trình theo 2 quy tắc đã học.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi thực hiện các phép biến đổi và vận dụng làm bài tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
GV: + Bảng phụ ghi các ví dụ và BT.
HS: + Làm các BT cho về nhà.
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1025 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số lớp 8 Tiết 43 Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : ..../ ....../ 200 …..
Ngày dạy : ..../ ....../ 200 …..
Tiết 43: phương trình đưa được về dạng ax + b = 0
========&========
I. Mục tiêu bài dạy.
+ HS được củng cố phương pháp biến đổi phương trình (quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân) để đưa phương trình về dạng ax + b = 0. Nắm vững các phương pháp giải phương trình, vận dụng 2 QT và phép thu gọn để đưa chúng về phương trình bậc nhất.
+ Rèn cho HS có kỹ năng thành thạo khi biến đổi phương trình theo 2 quy tắc đã học.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi thực hiện các phép biến đổi và vận dụng làm bài tập.
II. chuẩn bị của GV và HS.
GV: + Bảng phụ ghi các ví dụ và BT.
HS: + Làm các BT cho về nhà.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
GV: Nêu cách giải
phương trình bậcnhất 1 ẩn ax + b = 0?
áp dụng:
Giải phương trình sau:
a) 3x – 15 = 0
b) 25x – 25 = 0
5 phút
+ HS trình bày cách giải phương trình bậc nhất 1 ẩn như trong SGK:
+ Vận dụng:
b) 25x – 25 = 0
Û 25x = 25
Û x = 25 : 25 = 1
Û x = 1
a) 3x – 15 = 0
Û 3x = 15
Û x = 15 : 3 = 5
Û x = 5
IV. tiến trình bài dạy.
Hoạt động 1: Cách giải phương trình đưa được về dạng ax = b = 0.
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
Ví dụ 1: Giải phương trình
2x – (3 – 5x) = 4(x + 3)
+ GV cho HS quan sát các bước giải trong SGK để HS tiếp thu và yêu cầu HS lên bảng trình bày lời giải liên tục.
Bước 1: (bỏ ngoặc)
Bước 2: (chuyển các hạng tử chứa biến sang vế trái, các hằng số sang vế phải)/
Bước 3: (thu gọn 2 vế và chia vế phải cho hệ số của x ta được kết quả)
* GV cho nhận xét và củng cố lại kiến thức bằng cách hỏi từ phương trình này có được phương trình tiếp theo ta đã làm gì?
Ví dụ 2: Giải phương trình
Bước1: (quy đồng mẫu 2vế) ta có mẫu thức chung là 6.
Bước 2: khử mẫu bằng cách nhân 2 vế với 6.
Bước 3: bỏ ngoặc, chuyển vế.
Bước 4: rút gọn tìm kết quả.
* Sau khi HS thực hiện xong 2 VD, GV cho HS làm ?3:
Hãy nêu các bước chủ yếu để giải phương trình trong 2 ví dụ nêu trên?
GV cho nhận xét, bổ sung và củng cố để HS ghi vào vở.
15 phút
+ HS quan sát cách giải VD1 trong SGK sau đó lên bảng trình bày lại:
2x – (3 – 5x) = 4(x + 3)
Û 2x – 3 + 5x = 4x + 12
Û 2x – 3 + 5x = 4x + 12
Û 2x – 4x + 5x = 12 + 3
Û 3x = 15 Û x = 5.
Vậy x = 5 là nghiệm của phương trình đã cho.
+ HS xét VD2 tương tự:
Û
Û =
Û 10x – 4 + 6x = 6 + 15 – 9x
Û 10x + 6x + 9x = 6 + 15 + 4
Û 25x = 25 Û x = 1
Vậy x= 1 là nghiệm của phương trình đã cho.
HS trả lời câu hỏi: Các bước chủ yếu để giải phương trình qua 2 ví dụ trên là:
* Q/đồng mẫu thức của phương trình để khử mẫu (nếu có)
* Bỏ dấu ngoặc nếu có trong phương trình.
* Chuyển vế và thu gọn và giải phương trình tìm kết quả.
Hoạt động 2: Các bài tập áp dụng
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
Ví dụ 3: Giải phương trình
GV cho HS quan sát lời giải trong SGK và trả lời câu hỏi, để giải phương trình trong VD3 thì ta đã thực hiện các bước biến đổi nào?
+ GV củng cố phương pháp giải cho VD 3 sau đó yêu cầu HS làm tại lớp ?2 :
Giải phương trình:
Û
Û
Û 12x – 10x – 4 = 21 – 9x
Û 12x – 10x + 9x = 21 + 4
Û 11x = 25 Û x =
+ GV cho HS đọc chú ý (1) và đưa lời giải của VD4 cho HS quan sát:
Giải phương trình:
ÛÛ(x – 1) =
Û (x – 1) = 2 : Û x – 1 = 3 Û x = 4
15 phút
+ HS quan sát lời giải trong SGK:
Û (quy đồng)
Û (khử mẫu)
Û (bỏ ngoặc, thu gọn)
Û (bỏ ngoặc, thu gọn)
Û (thu gọn, chuyển vế)
Û 10x = 40 (thu gọn)
Û x = 4 (tìm ra kết quả)
Vậy phương trình có tập nghiệm S = { 4 }.
+ HS lên bảng thực hiện ?2:
Quy đồng với mẫu thức chung bằng 12. Sau đó chuyển vế thu gọn và tìm kết quả.
Vậy phương trình có tập nghiệm S = {}.
+ HS đọc chú ý (1) trong SGK. Sau đó quan sát cách giải trong VD4.
+ HS quan sát phương trình vô nghiệm:
VD5: x + 1 = x – 1 Û x – x = – 1 – 1 Û 0.x = –2
Vậy phương trình vô nghiệm.
+ HS quan sát phương trình vô số nghiệm:
VD5: x + 1 = x +1 Û x – x = 1 – 1 Û 0.x = 0
Vậy phương trình vô số nghiệm. (nghiệm đúng "x)
Hoạt động 3: Luyện tập – Củng cố
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
+ GV treo bảng phụ ghi BT10:
Tìm chỗ sai và sửa lại cho đúng
a) 3x – 6 + x = 9 – x
Û 3x + x – x = 9 – 6
Û 3x = 3
Û x = 1
b) 2t – 3 + 5t = 4t + 12
Û 2t + 5t – 4t = 12 – 3
Û 3t = 9
Û t = 3
* Sau khi HS tìm ra chỗ sai GV yêu cầu sửa lại để được lời giải đúng. Sau đó củng cố cho HS kỹ năng khi thực hiện giải các phương trình phải cẩn thận chính xác.
+ GV cho HS lênbảng thực hiện BT11 a) và d):
a) 3x – 2 = 2x – 3
d) – 6.(1,5 – 2x) = 3.( –15 + 2x)
+ GV cho HS quan sát BT 13: Phát hiện chỗ sai
x.(x + 2) =x.(x + 3)
Û x.(x + 2)– x.(x + 3)= 0
Û x.(x + 2 – x – 3) = 0
Û x.(–1) = 0 Û x = 0
x.(x + 2) =x.(x + 3)
Û x + 2 = x + 3
Û x - x = 3 - 2
Û0.x= 1 (vô nghiệm)
+ GV củng cố toàn bộ nội dung bài học.
10 phút
+ HS đứng tại chỗ quan sát và chỉ ra chỗ sai trong câu a) là: Chuyển vế sai ở hạng tử – x ở bên phải và hạng tử – 6 ở bên trái đã không đổi dấu. Còn sai ở câu b) là: Khi chuyển vế hạng tử – 3 ở vế trái sang vế phải đã không đổi dấu.
b) 2t – 3 + 5t = 4t + 12
Û 2t + 5t – 4t = 12 + 3
Û 3t = 15
Û t = 5
a) 3x – 6 + x = 9 – x
Û 3x + x + x = 9 + 6
Û 5x = 15
Û x = 3
Sửa lại cho đúng 2 câu đó là:
+HS1: làm câu a)
d) – 6.(1,5– 2x) =3.(–15 + 2x)
Û – 9 + 12x = – 45 + 6x
Û 12x – 6x = – 45 + 9
Û 6x = – 36 Û x = – 6
a) 3x – 2 = 2x – 3
Û 3x – 2x = 2 – 3
Û x = –1
+ HS quan sát và chỉ ra các bước:
đ Đã thực hiện chia xả 2 vế cho x (chia cho biến)
Nên thu được phương trình mới không tương đương với phương trình ban đầu
+ HS quan sát và ghi vào vở lời giải đúng.
V. Hướng dẫn học tại nhà.
+ Nắm vững các bước cơ bản để đưa phương trình về dạng phương trình bậc nhất 1 ẩn.
+ BTVN: Hoàn thành các bài tập còn lại trong SGK và SBT. (BT 11 đ BT 20 SGK trang 13 và 14).
+ Chuẩn bị cho tiết sau: Luyện tập.
File đính kèm:
- Dai 8 - Tiet 43.doc