I. Mục tiêu: Học xong bài giảng này, HS có khả năng:
1. Kiến thức: Nhắc lại được phép trừ các phân thức (cùng mẫu, không cùng mẫu). Áp dụng thực hiện phép trừ theo qui tắc
2. Kỹ năng: Trình bày được lời giải của phép tính trừ các phân thức. Vận dụng thành thạo việc chuyển tiếp phép trừ 2 phân thức thành phép cộng 2 phân thức theo qui tắc đã học. Vận dụng được tính chất đổi dấu các phân thức một cách linh hoạt để thực hiện phép trừ các phân thức hợp lý đơn giản hơn.
3. Thái độ: Hình thành tính cẩn thận, tư duy linh hoạt.
II. Chuẩn bị của GV - HS:
1. Giáo viên: Bài soạn, bảng phụ ,SGK.
2. Học sinh: bảng nhóm, SGK, vở ghi.
III. Phương pháp: Vấn đấp gợi mở, giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục:
1. Ổn định lớp: (1 ph)
2. Kiểm tra bài cũ: (7 ph)
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 847 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số lớp 8 - Trường THCS xó Hiệp Tựng - Tuần 18 - Tiết 35, 36, 37, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 12/12/2013
Ngày dạy: 17/12/2013
Tuần: 18
Tiết : 35
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Học xong bài giảng này, HS có khả năng:
1. Kiến thức: Nhắc lại được phép trừ các phân thức (cùng mẫu, không cùng mẫu). Áp dụng thực hiện phép trừ theo qui tắc
2. Kỹ năng: Trình bày được lời giải của phép tính trừ các phân thức. Vận dụng thành thạo việc chuyển tiếp phép trừ 2 phân thức thành phép cộng 2 phân thức theo qui tắc đã học. Vận dụng được tính chất đổi dấu các phân thức một cách linh hoạt để thực hiện phép trừ các phân thức hợp lý đơn giản hơn.
3. Thái độ: Hình thành tính cẩn thận, tư duy linh hoạt.
II. Chuẩn bị của GV - HS:
1. Giáo viên: Bài soạn, bảng phụ ,SGK.
2. Học sinh: bảng nhóm, SGK, vở ghi.
III. Phương pháp: Vấn đấp gợi mở, giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục:
1. Ổn định lớp: (1 ph)
2. Kiểm tra bài cũ: (7 ph)
Giáo viên
Học sinh
GV nêu câu hỏi kiểm tra:
HS1:Phát biểu qui tắc trừ các phân thức đại số.
áp dụng: Thực hiện phép trừ:
HS2: Thực hiện phép trừ:
HS nhận xét, GV nhận xét, ghi điểm.
HS1:Qui tắc trừ các phân thức đại số(SGK/49)
= 6
HS 2:
=
3. Giảng bài mới: (36')
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
Làm các phép tính sau:
HS lên bảng trình bày
GV: chốt lại :
Khi nào ta đổi dấu trên tử thức?
Khi nào ta đổi dấu dưới mẫu?
HS trả lời.
GV gọi HS nhắc lại các bước qui đồng mẫu thức các phân thức.
HS nhắc lại.
Gv chốt lại nội dung chính của qui tắc.
Bài tập 33(SGK/50)
a)
b)
=
Hoạt động 2
GV cho 2HS lên bảng thực hiện
HS lên bảng trình bày.
HS khác làm nháp và nhận xét.
GV nhận xét, bổ sung.
GV: Nhắc lại việc đổi dấu và cách nhân nhẩm các biểu thức ?
HS nhắc lại.
Bài tập 34 (SGK/ 50)
a)
b)
Hoạt động 3
Gv yêu cầu HS ngiên cứu đề.
GV gọi 1 Hs lên bảng giải
HS lên bảng giải, cả lớp thực hiện vào vở.
HS nhận xét kết qủa.
HS nhận xét cách trình bày.
GV chốt lại cách đổi dấu.
Bài tập 35a (SGK/50)
a)
Hoạt động 4
GV cho HS hoạt động nhóm làm bài tập 36 trong 5’.
Đại diện các nhóm lên bảng trình bày câu a, b.
Các nhóm khác nhận xét, GV nhận xét, sửa sai ( nếu có).
Bài tập 36(SGK/51)
a) Số sản phẩm phải sản xuất 1 ngày theo kế hoạch là: ( sản phẩm)
Số sản phẩm thực tế làm được trong 1 ngày là:
( sản phẩm)
Số sản phẩm làm thêm trong 1 ngày là:
- ( sản phẩm)
b) Với x = 25 thì - có giá trị bằng:
- = 420 - 400 = 20 ( SP)
4. Củng cố: (Thực hiện trong luyện tập)
5. Hướng dẫn HS (1 ph)
- Làm bài tập 34(b), 35 (b), 37
- Xem trước bài phép nhân các phân thức.
V/ Rút kinh nghiệm :
Ngày soạn : 12/12/2013
Ngày dạy: 18/12/2013
Tuần: 18
Tiết : 36
§7. PHÉP NHÂN CÁC PHÂN THỨC ĐẠI SỐ
I. Mục tiêu: Học xong bài giảng này, HS có khả năng:
1. Kiến thức: Phát biểu được qui tắc nhân 2 phân thức, các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng để thực hiện các phép tính cộng các phân thức.
2. Kỹ năng: Trình bày được lời giải của phép nhân phân thức. Vận dụng thành thạo, các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng để thực hiện các phép tính. Vận dụng tính chất các phân thức một cách linh hoạt để thực hiện phép tính.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, niềm say mê môn học.
II. Chuẩn bị của GV - HS:
1. Giáo viên: Bài soạn, bảng phụ ghi tính chất, SGK.
2. Học sinh: vở ghi, SGK, bảng nhóm.
III. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục:
1. Ổn định lớp:(1')
2. Kiểm tra bài cũ: (7 ph)
Giáo viên
Học sinh
- Phát biểu qui tắc trừ các phân thức đại số
* Áp dụng: Thực hiện phép tính
GV gọi HS nhận xét, GV nhận xét, bổ sung. GV ghi điểm cho HS.
HS phát biểu qui tắc(SGK/49)
3. Giảng bài mới: (26 ph)
ĐVĐ: Phép nhân phân thức có gì giống với phép nhân phân số?
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: (18 ph)
- GV: Ta đã biết cách nhân 2 phân số đó là: Tương tự ta thực hiện nhân 2 phân thức, ta nhân tử thức với tử thức, mẫu thức với mẫu thức.
- GV cho HS làm ?1.
- GV: Em hãy nêu qui tắc nhân hai phân thức?
- HS nêu và viết công thức tổng quát.
- GV hướng dẫn HS làm VD.
-HS thực hiện.
- GV chốt lại: Khi nhân một phân thức với một đa thức, ta coi đa thức như một phân thức có mẫu thức bằng 1
- GV cho HS làm ?2.GV cho thêm một số câu để HS làm
- 4HS lên bảng trình bày.
-HS còn lại làm và nhận xét.
-GV nhận xét, bổ sung(nếu cần)
- GV: Chốt lại khi nhâncần lưu ý dấu.
- GV cho HS làm ?3.
- 1HS lên bảng trình bày.
-HS còn lại làm và nhận xét.
-GV nhận xét, bổ sung(nếu cần).
1) Phép nhân hai phân thức đại số
* Qui tắc:
Muốn nhân 2 phân thức ta nhân các tử thức với nhau, các mẫu thức với nhau.
* Ví dụ :
a)
b) =
=
c)
d)
=
Hoạt động 2: (8 ph)
GV: Phép nhân phân thức tương tự phép nhân phân số và có T/c như phép nhân phân số.
HS viết biểu thức tổng quát của phép nhân phân thức.
GV cho HS làm ?4
HS tính nhanh và cho biết áp dụng tính chất nào để làm được như vậy.
GV nhận xét, bổ sung sau khi HS đã nhận xét.
2) Tính chất phép nhân các phân thức:
a) Giao hoán :
b) Kết hợp:
c) Phân phối đối với phép cộng
4. Củng cố: (9 ph)
a) b)
- HS lên bảng , HS dưới lớp cùng làm.
-GV nhận xét, bổ sung sau khi HS đã nhận xét.
a)
b)
5. Hướng dẫn HS (2 ph)
- Làm các bài tập 38, 39, 40 ( SGK).
- Làm các bài 30, 31, 32, 33 ( SBT).
- Ôn lại toàn bộ kỳ I, tiết sau trả bài kiểm tra học kì I.
V.Rút kinh nghiệm :
Ngày soạn : 12/12/2013
Ngày dạy: 18/12/2013
Tuần: 18
Tiết : 37
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
(PHẦN ĐẠI SỐ)
I. Mục tiêu: Học xong bài giảng này, HS có khả năng:
1. Kiến thức: Phát hiện được những sai sót trong khi làm bài kiểm tra, nhận ra những chỗ kiến thức chưa nắm vững, thấy được ưu điểm, tồn tại trong bài làm của mình.
2. Kỹ năng: Chữa lại bài kiểm tra học kì, trình bày bài kiểm tra một cách hợp lý, phù hợp với yêu cầu của bài tính nhanh, phân tích đa thức thành nhân tử, cộng, trud phân thức...
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, kỹ năng nhận xét đánh giá.
II. Chuẩn bị của GV- HS:
1. Giáo viên: Đề bài, đáp án + thang điểm, bài trả cho HS, GA.
2. Học sinh: đề thi học kỳ, vở ghi.
III. Phương pháp: trực quan, luyện tập thực hành.
IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục :
1 Ổn định lớp: (1 ph)
2. Kiểm tra bài cũ: ( thực hiện trong tiết dạy)
3. Giảng bài mới: (43 ph)
ĐVĐ: Để giúp các em thấy được nhưng ưu điểm tồn tại khi làm bài kiểm tra học kì hôm nay thầy sẽ trả bài làm cho các em.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Trả bài kiểm tra (3')
Trả bài cho các tổ trưởng chia cho từng bạn trong tổ.
4 tổ trưởng trả bài cho từng cá nhân
Các HS nhận bài đọc, kiểm tra lại các bài đã làm.
Hoạt động 2: Nhận xét (10')
GV nhận xét bài làm của HS:
HS nghe GV nhắc nhở, nhận xét rút kinh nghiệm.
* GV tuyên dương một số em điểm cao, trình bày sạch đẹp.
Nhắc nhở, động viên một số em có điểm còn chưa cao, trình bày chưa đạt yêu cầu
Ưu điểm:
- Đã nắm được các kiến thức cơ bản.
- Thực hiện khá tốt các nội dung trắc nghiệm.
- Phần lớn các em đã nhớ được hằng đẳng thức,vận dụng được hằng đẳng thức vào tính nhanh.
- Áp dụng được quy tắc cộng trừ phân thức vào bài toán cụ thể.
- Vận dụng được các phép phân tích đa thức thành nhâ tử để giải toán tìm x.
Nhược điểm:
- Một bộ phận HS còn tính toán chưa phù hợp, tập trung vào những học sinh yếu, thường xuyên đạt điểm kém trong các bài kiểm tra.
- Kỹ năng trình bày bài toán tìm x còn sai sót nhiều.
- Kĩ năng tìm mẫu thức chung còn yếu nên không làm được bài toán về phép cộng các phân thức khác mẫu.
Hoạt động 3: Chữa bài kiểm tra.(30')
GV chữa bài cho HS ( Phần đại số )
GV đưa câu hỏi đề thi phần trắc nghiệm lên đèn chiếu cho HS trả lời, GV yêu cầu giải thích nếu cần.
Phần tự luận GV đưa đề lên bảng, gọi HS đứng tại chỗ xác định dạng bài và lên bảng thực hiện.
GV lưu ý HS những sai sót khi thực hiện phép tính như thiếu dấu ngoặc, sai dấu khi bỏ ngoặc, thực hiện phép trừ, phếp cộng phân thức.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
GV công bố điểm từng phần để HS kiểm tra bài làm của mình.
GV ghi điểm bài thi cho HS.
1) Chữa bài theo đáp án chấm
Theo nội dung đề và đáp án tiết thi học kỳ I
2) Lấy điểm vào sổ
*Thống kê kết quả bài kiểm tra:
Loại
Lớp
Giỏi
Khá
Tb
Yếu
Kém
TB trở lên
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
8A
4. Củng cố : ( thực hiện trong tiết dạy)
5. Hướng dẫn HS: (1')
Xem lại các nội dung đã sữa.
Chú ý đến những sai sót trong bài thi.
Chuẩn bị trước bài "Phép chia phân thức đại số"
V/ Rút kinh nghiệm :
Hiệp Tùng, ngày....tháng...năm 2013
P.HT
Phan Thị Thu Lan
File đính kèm:
- TUẦN 18 .doc