I/ Các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình (Treo bảng phụ):
B1: Đặt ẩn (điểu kiện, đơn vị)
B2: Biểu diễn các mối quan hệ của các đại lượng theo ẩn (Lập bảng tóm tắt)
B3: Lập hệ phương trình
B4: Giải hệ phương trình
B5: Đối chiếu giá trị của ẩn tìm được với ĐKXĐ và kết luận
II/ Các ví dụ
Ví dụ 1
- Gọi chữ số hàng chục là x, chữ số hàng đơn vị là y (x,y là số nguyên; )
- Số cần tìm là: 10x + y
- Số mới sau khi viết các chữ số ngược lại là:10y + x
- Do số mới hơn số đã cho 27 đơn vị nên ta có:
hay x - y = 3
Nên có hệ pt:
Vậy số cần tìm là 74
Ví dụ 2:
- Thời gian xe khách đã đi là:
1h 48’ =
- Thời gian xe tải đã đi:
1 + =
- Gọi vận tốc xe tải là x (km/h) và vận tốc xe khách là y (km/h) (ĐK:x; y là
3 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số Lớp 9 - Tiết 40: Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình - Năm học 2020-2021 - Chu Thị Thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 40: Giải bài toán bằng cách
lập hệ phương trình (tiết 1)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I/ Mục tiêu
1. Kiến thức:
+ Mô tả được cách giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình.
+ Hệ thống các dạng bài bài toán đưa về lập hệ phương trình: Toán cấu tạo số, toán chuyển động (đường bộ, đường thủy, toán năng suất, toán vòi nước, )
+ Hs so sánh được phương pháp giải đưa về lập hệ phương trình với cách giải đưa về lập phương trình, điểm chung và khác của 2 phương pháp giải.
2. Kĩ năng:
Học sinh vận dụng các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
+ Biết giải các bài toán theo thứ tự các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình.
+ Với từng bài toán cụ thể, học sinh có kĩ năng lập bảng tóm tắt, từ đó thiết lập mối quan hệ giữa các đại lượng để lập 2 phương trình đưa về hệ phương trình.
3. Thái độ:
+ Rèn tính cẩn thận cho HS khi trình bày, rèn khả năng tổng hợp các phạm vi kiến thức cơ bản đã học giữa các chương kiến thức, rèn khả năng tư duy logic.
4. Về PTNL: Tính toán, tư duy logic, hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề
II/ Chuẩn bị của GV – HS
1. GV: sách giáo khoa, giáo án, phiếu học tập, thước, phấn màu, bảng phụ ghi các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình.
2. HS: + sách giáo khoa, sách bài tập, đồ dung học tập, máy tính casio.
+ Ôn lại các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
III/ Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp (1 phút): Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
+ H: Nêu các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình đã học ở lớp 8.
- Gv chốt lại các lưu ý trong từng bước giải (Treo bảng phụ 1)
3. Nội dung tiết dạy
* Giới thiệu (5 phút): + Tương tự với các bước giải toán bằng cách lập phương trình, các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình. Nhưng điểm khác ở đây là gì? (Cho hs suy nghĩ và phát biểu). GV chốt: Lập PT (cần 1 ẩn), lập hệ PT bậc nhất 2 ẩn (cần 2 ẩn)
+ Các dạng bài: Toán cấu tạo số, toán chuyển động (đường bộ, đường thủy, toán năng suất, toán vòi nước, ). Dạng toán này học trong 2 tiết, tiết 1 chúng ta tìm hiểu ví dụ về toán cấu tạo số và toán chuyển động trên đường bộ.
HĐ của giáo viên
HĐ của HS
HĐ của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu các ví dụ giải toán bằng cách lập hệ phương trình
* H: Dựa vào các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình (Lớp 8), hãy nêu các bước giải bài toán bằng cách lập hệ Phương trình?
* GV chốt, treo bảng phụ.
* GV nhắc lại kiến thức cơ bản về cấu tạo số
- GV: nêu ví dụ 1 SGK cho HS tóm tắt nội dung bài toán theo yêu cầu:
- Nếu số đã cho có dạng ,
- GV: khi đổi chỗ hai chữ số cho nhau số mới vẫn là số có hai chữ số, Từ đây, hãy nêu điều kiện của các ẩn x, y.
- GV :treo bảng phụ cho HS quan sát cách trình bày GV đã chuẩn bị sẵn
- GV cho HS thực hiện ?2
+ GV nhận xét kết quả bài làm
- nêu ví dụ 2, cho HS đọc trong SGK sau đó thực hiện ?3 . Bằng cách biểu diễn vào bảng phụ: Bảng tóm tắt biểu diễn các đại lượng theo ẩn.
+ Gọi hs lên bảng điền vào bảng tóm tắt, yêu cầu hs dưới lớp nhận xét và diễn giải cách lập bảng.
+ GV nhận xét.
+ Gọi hs lên bảng trình bày lời giải, hs dưới lớp làm vào vở.
* Hs nêu các bước giải toán bằng cách lập hệ phương trình.
+ Theo dõi trên bảng phụ và ghi vở.
- HS tóm tắt
2y hơn x là 1 đơn vị
bé hơn số là 27
(tức là:
10x + y – (10y + x) = 27
Hay x – y = 3.
+ hs làm ?2 (sgk)
+ Hs kiểm tra kết quả.
+ đọc đề bài ví dụ 2.
+ hs lên bảng điền vào bảng tóm tắt trong bảng phụ.
+ Hs theo dõi kết quả, nhận xét và chú ý (sửa lỗi, nếu sai).
+ Hs trình bày lời giải vào vở, 1 hs lên bảng trình bày.
I/ Các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình (Treo bảng phụ):
B1: Đặt ẩn (điểu kiện, đơn vị)
B2: Biểu diễn các mối quan hệ của các đại lượng theo ẩn (Lập bảng tóm tắt)
B3: Lập hệ phương trình
B4: Giải hệ phương trình
B5: Đối chiếu giá trị của ẩn tìm được với ĐKXĐ và kết luận
II/ Các ví dụ
Ví dụ 1
- Gọi chữ số hàng chục là x, chữ số hàng đơn vị là y (x,y là số nguyên;)
- Số cần tìm là: 10x + y
- Số mới sau khi viết các chữ số ngược lại là:10y + x
- Do số mới hơn số đã cho 27 đơn vị nên ta có:
hay x - y = 3
Nên có hệ pt:
Vậy số cần tìm là 74
Ví dụ 2:
- Thời gian xe khách đã đi là:
1h 48’ =
- Thời gian xe tải đã đi:
1 + =
- Gọi vận tốc xe tải là x (km/h) và vận tốc xe khách là y (km/h) (ĐK:x; y là số dương)
- Mỗi giờ xe khách nhanh hơn xe tải 13km nên có phương trình:
y - x = 13
- S xe tải đã đi là: (km)
- S xe khách đã đi: (km)
- Do hai xe đi ngược chiều và gặp nhau nên ta có PT:
Vậy ta có hệ phương trình:
Vậy vận tốc xe tải là 34km/h, vận tốc xe khách là 45km/h
Hoạt động 2: Luyện tập
* Bài tập 28 trang 20 SGK
GV cho hs thảo luận nhóm và trình bày bài và cho hs trình bày vào phiếu học tập cá nhân
+ Yc đổi chéo bài làm của nhóm, theo dõi lời giải chính xác trên bảng phụ và chấm, chữa chéo.
(Treo bảng phụ)
+ Hs thảo luận và trình bày vào phiếu học tập (10 phút).
+ Các nhóm đổi chéo phiếu bài tập, kiểm tra đối chiếu lời giải, tìm lỗi sai và sửa (nếu có).
- Gọi số tự nhiên lớn là x, số tự nhiên nhỏ là y (x > y; y > 124)
Ta có: x + y= 1006
Theo đề bài có: x = 2y + 124
hay x – 2y = 124
Vậy ta có hệ PT:
Vậy hai số cần tìm là 712 và 294
4. Củng cố bài học (2 phút): Ôn lại các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình.
5. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Xem lại các bài tập đã làm; Làm các bài tập SGK và SBT
- Xem trước bài để học tiếp bài “Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình”.
IV. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- giao_an_dai_so_lop_9_tiet_40_giai_bai_toan_bang_cach_lap_he.doc