CHƯƠNG III: HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
§1. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
I. MỤC TIÊU:
* Kiền thức: Hs nắm được khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn số và nghiệm của nó. Hiểu tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn và biểu diễn hình học của nó.
* Kỹ năng: Biết cách tìm công thức nghiệm tổng quát và vẽ đường thẳng biểu diễn tập nghiệm
* Thái độ: Cẩn thận trong tính toán.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ, phấn màu, thước, máy tính bỏ túi.
HS: Ôn lại phương trình bậc nhất một ẩn, máy tính bỏ túi, thức kẻ.
3 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số lớp 9 tuần 15 tiết 30: Phương trình bậc nhất hai ẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Tiết 30 Ngày soạn: 3/12/2008
Ngày dạy: 3/12/2008
CHƯƠNG III: HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
§1. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
I. MỤC TIÊU:
* Kiền thức: Hs nắm được khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn số và nghiệm của nó. Hiểu tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn và biểu diễn hình học của nó.
* Kỹ năng: Biết cách tìm công thức nghiệm tổng quát và vẽ đường thẳng biểu diễn tập nghiệm
* Thái độ: Cẩn thận trong tính toán.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụï, phấn màu, thước, máy tính bỏ túi.
HS: Ôn lại phương trình bậc nhất một ẩn, máy tính bỏ túi, thức kẻ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Họat động 1: Ổn định lớp-Đặt vấn đề và giới thiệu nội dung chương III (5phút)
-GV cho hs báo cáo sĩ số lớp
-GV: Đặt vấn đề bằng bài toán cổ vừa gà vừa chó
GV: Ở lớp 8 ta đã biết cách giải bằng cách lẫp pt bậc nhất 1 ẩn. Sau đây ta sẽ được biết thêm cách khác đó là: Nếu gọi x là số gà thì y là số chó. Theo giả hiết ta có x+y=36 và 2x+4y=100.
GV kết luận các hệ thức trên là những ví dụ về pt bậc nhất 2 ẩn mà hôm nay chúng ta đi nghiên cứu!
-Sau đó GV giới thiệu nội dung chương 3
Lớp trưởng báo cáo sĩ số
HS quan sát đề bài.
-HS nghe GV trình bày
-HS mở mục lục Trang137 SGK theo dõi.
Bài toán cổ
Vừa gà vừa chó
Bó lại cho tròn
Ba mươi sáu con
Một trăm chân chăn
Hỏi có bao nhiêu gà, bao nhiêu chó?
Họat động 2: Bài mới (33phút)
Hđ 2.1: Khái niệm về phương trình bậc nhất hai ẩn (15phút ).
-GV nói: Ở lớp 8, chúng ta biết về pt bậc nhất 1 ẩn. Nhưng trên thực tế chúng ta còn có các tình huống dẫn đến pt có nhiều hơn một ẩn đó là pt bậc nhất 2 ẩn. Chẳng hạn pt x + y = 36 và 2x + 4y = 100.
-GV: Nếu gọi a là hệ số của x; b là hệ số của y; c là hằng số thì pt có dạng như thế nào?
GV: Cho ví dụ về phương trình bậc nhất hai ẩn số?
GV: nêu trên bảng phụ và yêu cầu: Phương trình nào là phương trình bậc nhất hai ẩn số?
a) 4x - 0,5y =0
b) 3x2 + x = 5
c) 0x + 8y = 8
d) 3x +0y = 0
e) + 0y = 2
f) x+ y – x = 3
-GV: Cho x + y = 36 ta thấy x = 2; y=34 thì giá trị 2 vế bằng nhau. Vậy cặp số (2;34) là một nghiệm của phương trình!
GV: Hãy chỉ ra một cặp nghiệm khác?
GV: Khi nào thì cặp số (x0;y0) được gọi là một nghiệm của pt?
GV nêu mục chú ý.
-HS cả lớp nghe gv trình bày.
HS cà lớp nghe và một em đọc phần thông tin trong sách.
-HS: Lấy ví dụ: x – y = 3
2x + 6y = 54
-HS trả lời miệng
a) Là pt bậc nhất 2 ẩn.
c) Là pt bậc nhất 2 ẩn.
d) Là pt bậc nhất 2 ẩn.
HS theo dõi gv thực hiện.
-HS: x = 4; y = 3
-HS: Khi giá trị hai vế bằng nhau.
-HS ghi nhận.
1/ Khái niệm về phương trình bậc nhất hai ẩn:
* Một cách tổng quát: Phương trình bậc nhất hai ẩn số x và y là hệ thức có dạng ax + by = c trong đó a, b, c là các số đã biết (a0 hoặc b0)
* Ví dụ: 2x-y=1; 3x+4y=5
0x+4y=7; x+0y=5.
* Nếu giá trị của VT tại x=x0 và y=y0 bằng VP thì cặp (x0;y0) được gọi là nghiệm của phương trình
* Chý ý: Trong mptđ Oxy, mỗi nghiệm của pt được biểu diễn bởi 1 điểm. Nghiệm (x0;y0) được biểu diễn bởi điểm có toạ độ (x0;y0).
GV: nêu ví dụ.
-GV: yêu cầu HS làm ?1
Kiểm tra (1;1) và (0,5;0) có là một nghiệm của phương trình 2x –y=1 hay không?
Tìm thêm một cặp nghiệm khác?
-GV: yêu cầu HS làm tiếp ?2
Hãy nêu nhận xét nghiệm của phương trình?
Cả lớp cùng thực hiện.
HS thực hiện (1;1) là một nghiệm của phương trình 2x-y=1
Cả lớp cùng thực hiện.
Ví dụ: Cặp số (3;5) là một nghiệm của pt 2x-y=1 vì 2.3-5=1.
Hđ2.2: Tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn số (18phút).
GV đặt câu hỏi: Phương trình bậc nhất hai ẩn số có bao nhiêu nghiệm? Làm thế nào để biểu diễn tập nghiệm của phương trình?
GV: Ta xét ví dụ : 2x – y = 1 (1)
Hãy biểu thị y theo x?
GV Yêu cầu HS làm ?3
-GV: Nếu x R thì y = 2x – 1
Vậy nghiệm tổng quát của phương trình (1) là (x;2x-1) với x R.
Như vậy tập nghiệm của phương trình (1) là S={(x;2x-1)/xR}
GV: Hãy vẽ đường thẳng y=2x-1
*Xét phương trình 0x + 2y = 4
GV: Hãy chỉ ra một vài nghiệm của phương trình
GV: Nghiệm tổng quát?
GV: Hãy biểu diễn tập nghiệm của phương trình bằng đồ thị.
*Xét phương trình 4x + 0y =6
GV: Hãy chỉ ra một vài nghiệm của phương trình?
GV: Nghiệm tổng quát?
GV: Hãy biểu diễn tập nghiệm của phương trình bằng đồ thị?
GV: Phương trình có thể thu gọn được không?
-GV: Một cách tổng quát ta có: GV yêu cầu HS đọc phần tổng quát Trang 7 SGK.
-HS: Vô số nghiệm
-HS suy nghĩ tiếp.
-HS: y = 2x – 1
x
-1
0
0,5
1
2
y=2x-1
-3
-1
0
1
3
-HS: Nghe GV giảng
-HS: (0;2); (-2;2); (3;2)
Hs lên bảng vẽ hình.
-HS: 2y = 4 => y = 2
-Đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của phương trình là đường thẳng trùng với trục tung
-Một HS đọc
2/ Tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn số:
Một cách tổng quát:
* Phương trình bậc nhất hai ẩn số ax + by = c có vô số nghiệm, tập nghiệm được biểu diễn bởi đường thẳng.
* Nếu a 0; b 0 thì đường thẳng (d) chính là ĐTHS:
* Nếu a 0 và b = 0 thì phương trình trở thành ax = c => x = c/a
* Nếu a = 0 và b 0 thì phương trình trở thành by = c => y = c/b
Hoạt động 3: Củng cố (5phút)
GV đặt câu hỏi:
Thế nào là phương trình bậc nhất 2 ẩn?
Nghiệm của phương trình bậc nhất là gì?
Phương trính bậc nhất có bao nhiêu nghiệm số.
Gv yêu cầu làm bài tập 2a trang 7 SGK.
Hs cùng trả lời.
Hs thực hiện:
HS1: Nghiệm tổng quát:
HS2 lên vẽ hình.
Bài tập 2a trang 7 SGK.
Tìm nghiệm tổng quát của 3x-y=2 và vẽ hình?
Họat động 4 : Hướng dẫn về nhà (2phút)
GV yêu cầu:
+Học bài theo vở ghi và SGK
+BTVN: 1-3 tr 7 SGK và 1 – 4 tr 3 và 4 SBT
+Chuẩn bị bài mới
GV nhận xét đánh giá tiết học.
File đính kèm:
- tuan 15 tiet 30.ds.doc