I. MỤC TIÊU
– HS nắm khái niệm nghiệm phương trình bậc nhất hai ẩn và nghiệm của nó
– Hiểu tập hợp nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn và biểu diễn hình học của nó
– Biết cách tìm công thức nghiệm tổng quát và vẽ đường thẳng biểu diễn tập hợp nghiệm của một phương trình bậc nhất hai ẩn
II. CHUẨN BỊ
* Giáo viên: Giáo án, SGK, phấn, thước thẳng.
* Học sinh: Vở ghi, dụng cụ học tập, chuẩn bị bài
7 trang |
Chia sẻ: quoctuanphan | Lượt xem: 945 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số Lớp 9 Tuần 16 - Nông Văn Khoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:29/11/2013
Ngày dạy: 02/12/2013
CHƯƠNG III
HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
TIẾT 30 : PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
I. MỤC TIÊU
– HS nắm khái niệm nghiệm phương trình bậc nhất hai ẩn và nghiệm của nó
– Hiểu tập hợp nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn và biểu diễn hình học của nó
– Biết cách tìm công thức nghiệm tổng quát và vẽ đường thẳng biểu diễn tập hợp nghiệm của một phương trình bậc nhất hai ẩn
II. CHUẨN BỊ
* Giáo viên: Giáo án, SGK, phấn, thước thẳng.
* Học sinh: Vở ghi, dụng cụ học tập, chuẩn bị bài
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn
GV: Dùng bài tốn cổ để cho HS thấy những tình huống thực tế cần phải có phương trình hai ẩn số.
GV: Vậy phương trình bậc nhất hai ẩn số có dạng như thế nào?
GV: Giới thiệu phương trình: x+ y = 36; 2x+4y +100 là các phương trình bậc nhất hai ẩn
Gọi a là hệ số của; b là hệ số của y; c là hằng số Tổng quát
GV: Hãy cho ví dụ về phương trình bậc nhất hai ẩn?
GV: Trong các phương trình sau phương trình nào là phương trình bậc nhất hai ẩn
a)4x – 0,5y = 0 ; b) 2x2 +x ; c) 0x +3y =3
d) 5x +0y = 0 ; e) 0x +0y = 4 ; f) x –y +z = 3
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm thực hiện ?1 và ?2
GV: Cho HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài tốn.
GV: Để kiểm tra xem cặp số có là nghiệm của phương trình hay không ta làm như thế nào?
GV: Cho HS lên bảng trình bày cách thực hiện.
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm.
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh.
GV: Vậy khi nào cặp số (x0 ; y0) được gọi là một nghiệm của phương trình
Hoạt động 3: Tìm hiểu tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn.
GV: Cho HS thực hiện ?3
GV: Cho HS lên bảng trình bày cách thực hiện.
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm.
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh.
GV: Giới thiệu nghiệm tổng quát của phương trình (2), đừơng thẳng biểu diễn nghiệm của phương trình (2) trên mặt phẳng tọa độ
HS vẽ đường thẳng 2x - y =1 hay y = 2x - 1
trên mặt phẳng tọa độ
GV: Hãy chỉ ra vài nghiệm của phương trình(2)
GV: Vậy nghiệm tổng quát của phương trình (2) biểu thị như thế nào?
GV: Hãy biểu diễn tập hợp nghiệm của phương trình (2) bằng đồ thị
GV: Hứớng dẫn HS giải trường hợp b); c) tương tự trường hợp đầu và đưa hình vẽ trên bảng phụ
GV: Giới thiệu cho học sinh các dạng và tập nghiệm của mỗi phương trình
GV: Hướng dẫn HS vẽ đồ thị hàm số trong mỗi trường hợp.
GV: Cho HS nêu tổng quát SGK
GV: nhấn mạnh lại tổng quát SGK
1. Khái niệm về phương trình bậc nhất hai ẩn
* Phương trình bậc nhất hai ẩn x và y là hệ thức dạng: ax + by = c (1)
trong đó a, b và c là các số đã biết
(hoặc b)
Ví dụ 1: (SGK)
* Trong phương trình (1) nếu giá trị của vế trái tại x = x0 và y = y0 bằng vế phải thì cặp số (x0;y0) được gọi là một nghiệm của phương trình (1)
Ví dụ 2: (SGK)
Ø Chú ý:
(SGK)
?1 Hướng dẫn
a) Thay x=1 y=1 vào vế trái của phương trình: 2x –y =1 được: 2.1 -1 =1(= vế phải)
Cặp số (1 ; 1) là một nhiệm của phương trình đã cho
Tương tự cặp số (0,5 ; 0) cũng là một nghiệm của pt trên
b) Ví dụ: Các cặp số (0;1) ; (2 ;3) cũng là nghiệm của phương trình : 2x-y =1
?2 Hướng dẫn
Phương trình 2x –y = 1 có vô số nghiệm, mỗi nghiệm là một cặp số
Lưu ý : (SGK)
2. Tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn
?3 Hướng dẫn
a) Xét phương trình: 2x-y =1 (2)
2x-y =1 y =2x-1
Điền bảng (SGK)
x
-1
0
0,5
1
2
2,5
y=2x-1
-3
-1
0
1
3
4
Tập hợp nghiệm của phương trình (2) là
Nghiệm tổng quát của phương trình (2) là
* Tập hợp nghiệm của phương trình (2) được biểu diễn bởi đường thẳng (d), hay đường thẳng (d) được xác định bởi phương trình 2x –y = 1
Viết gọn (d) : 2x – y =1
b) Xét phương trình 0x +2y = 4 (2)
+ PT có nghiệm tổng quát
+ Trên mặt phẳng tọa độ tập hợp nghiệm của pt (2) là đường thẳng y = 2 (song song với trục Ox)
4x+0y = 6 (3)
c) Xét phương trình: 4x + 0y = 6 (3 )
+ PT có nghiệm tổng quát
+ Trên mặt phẳng tọa độ tập hợp nghiệm của phương trình (3) là đường thẳng x =1,5 (song song với trục Oy)
y
1,5 x
O B
Tổng quát (SGK)
4. Củng cố
– Phương trình bậc nhất hai ẩn là gì? Tập nghiệm của phương trình trên có gì đặc biệt?
– Hãy kiểm tra các cặp số (-2; 1); (0; 2); (-1; 0); (1,5; 3) và (4; -3) cặp số nào là nghiệm của phương trình sau: a. 5x + 4y = 8; b. 3x + 5y = –3
5. Dặn dò
– Học sinh về nhà học bài và làm bài tập 2; 3 SGK;
– Chuẩn bị bài mới.
**************************************
Ngày soạn:29/11/2013
Ngày dạy: 04/12/2013
TIẾT 31: HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
I. MỤC TIÊU
– HS nắm được khái niệm nghiệm của hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.
– Phương pháp minh hoạ hình học nghiệm của hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.
– Khái niệm hai hệ phương trình tương đương.
II. CHUẨN BỊ
* Giáo viên: Giáo án, SGK, phấn, thước thẳng.
* Học sinh: Vở ghi, dụng cụ học tập, chuẩn bị bài
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Bài cũ: Phương trình bậc nhất hai ẩn là gì?
3. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm hệ hai phương trình
GV: Trong bài tập trên hai phương trình bậc nhất hai ẩn x + 2y = 4 và x – y = 1 có cặp số (2 ; 1) vừa là nghiệm của phương trình thứ nhất vùa là nghiệm của phương trình thứ hai Ta nói rằng cặp số (2 ; 1) là một nghiệm của hệ phương trình:
GV: Yêu cầu HS làm ?1 hoạt động khoảng 2’
GV: Ta nói cặp số (2 ; 1) là một nghiệm của hệ phương trình
GV: Yêu cầu HS đọc phần tổng quát SGK
GV: Nhấn mạnh lại tổng quát SGK
Hoạt động 2: Minh hoạ bằng hình vẽ nghiệm của hệ phương trình
GV: Yêu cầu HS đọc phần suy ra từ ?2 trang 9 SGKû.
GV: Mỗi điểm thuộc đường thẳng x + 2y = 4 có toạ độ như thế nào với phương trình
x + 2y= 4
GV: Toạ độ điểm M thì sao?
GV: Cho HS tham khảo ví dụ 1 SGK
GV: Yêu cầu HS biến đổi các phương trình về dạng hàm số bậc nhất rồi xét vị trí tương đối của hai đường thẳng ntn với nhau? Sau đó vẽ 2 đường thẳng biểu diễn hai phương trình trên cùng một mặt phẳng toạ độ
GV: Hãy xác định toạ độ giao điểm của 2 đường thẳng ?
GV: Tương tự các bước trong ví dụ 1 yêu cầu HS nghiên cứu ví dụ 2 sau 1’
GV: Gọi 1 HS đứng tại chỗ trình bày.
GV: Có nhận xét gì về hai đường thẳng này
Chúng có bao nhêu điểm chung? Kết luận gì về số nghiệm của hệ?
GV: Có nhận xét gì về hai phương trình của hệ?
GV: Hai đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của hai phương trình như thế nào?
GV: Vậy hệ phương trình có bao nhiêu nghiệm? Vì sao?
GV: Một cách tổng quát một hệ phương trình bậc nhất hai nghiệm có thể có bao nhiêu ngiệm ?
GV: Ứng với vị trí tương đối nào của hai đường thẳng ?
Hoạt động 3: Tìm hiểu hệ hai phương trình tương đương
GV: Hãy nhắc lại khái niệm hai phương trình tương đương?
GV: Thế nào là hai phương trình tương đương? Tương tự hãy định nghĩa hai hệ phương trình tương đương ?
GV: Nêu kí hiệu tương đương ““
I. Khái niệm về hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
?1 Hướng dẫn
Ta thấy (x;y) =(2;-1) vừa là nghiệm của phương trình thứ nhất vừa là nghiệm của phương trình thứ hai.
Ta nói rằng cặp số (2 ; 1) là một nghiệm của hệ phương trình
* Tổng quát :
(SGK )
II. Minh hoạ hình học tập nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn :
?2 Hướng dẫn
Từ cần điền : --- nghiệm ---
* Tập nghiệm của hệ phương trình
được biểu diễn bởi tập hợp các điểm chung của hai đường thẳng (d) và (d’)
Ví dụ1 :
(SGK)
Hai đường thẳng này
cắt nhau tại một
điểm duy nhất
M (2 ; 1 )
Vậy hệ Pt đã cho có
một nghiệm duy
nhất là (x ; y ) = ( 2 ; 1 )
Ví dụ 2 :
( SGK)
Hai đường thẳng này
song song với nhau
nên chúng không có
điểm chung
Vậy hệ Pt đã cho vô
 nghiệm.
Ví dụ 3 :
(SGK)
?3 Hướng dẫn
Hêï phương trình trong ví dụ 3 có vô số nghệm vì bất kì
- Hai đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của hai phương trình trùng nhau.
- Bất kì điểm nào trên đường thẳng đó cũng có toạ độ là nghiệm của hệ phương trình
* Tổng quát :
(SGK)
III. Hệ phương trình tương đương
* Định nghĩa:
(SGK)
4. Củng cố
– Nghiệm của hệ hai phương trình là gì? Một hệ có thể có bao nhiêu cặp nghiệm? Hệ hai phương trình tương đương là gì?
– Hướng dẫn HS làm bài tập 3 SGK;
5. Dặn dò
– Học sinh về nhà học bài và làm bài tập 4; 5 SGK;
– Chuẩn bị bài mới.
***********************************
Ngày soạn:29/11/2013
Ngày dạy: 05/12/2013
TIẾT 32: GIẢI HỆ PHƯƠNG TRÌNH
BẰNG PHƯƠNG PHÁP THẾ
I. MỤC TIÊU
– Giúp HS hiểu cách biến đổi hệ phương trình bằng qui tắc thế.
– HS nắm vững cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế.
– HS không bị lúng túng khi gặp trường hợp đặc biệt (hệ vô nghiệm hoặc hệ có vô số nghiệm).
II. CHUẨN BỊ
* Giáo viên: Giáo án, SGK, phấn, thước thẳng.
* Học sinh: Vở ghi, dụng cụ học tập, chuẩn bị bài
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Bài cũ: Thế nào là hai hệ phương trình tương đương?
3. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu quy tắc thế.
GV: Giới thiệu quy tắc thế gồm hai bước thông qua ví dụ 1: Xét hệ phương trình:
(I)
GV: Từ phương trình (I) em hãy biểu diễn x theo y ?
GV: Vừa thực hiện vừa hướng dẫn HS các bước trình bày theo quy tắc SGK.
GV: Chú ý HS bước rút ẩn từ một phương trình đã cho ẩn đó phải thuận lợi cho cách thực hiện.
Hoạt động 2: Vận dụng làm bài tập
GV: Cho HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của ví dụ 2 SGK.
GV: Cho một Hs đứng tại chỗ trình bày các bước thực hiện của SGK.
GV: Vì sao người ta lại rút ẩn đó?
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm thực hiện ?1
GV: Cho HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài tốn.
GV: Hướng dẫn HS cách trình bày
GV: Cho HS đại diện nhóm lên bảng trình bày cách thực hiện.
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm.
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh.
GV: Cho HS nêu chú ý SGK
GV: Nhấn mạnh lại chú ý
GV: Cho HS thực hiện ví dụ 3 SGK
Hoạt động 4: Hoạt động nhóm thực hiện ?2 và ?3
GV: Cho HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài tốn.
GV: Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế có mấy bước? Đó là những bước nào?
GV: Cho HS lên bảng trình bày cách thực hiện.
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm.
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh.
GV: Vẽ hình minh hoạ cho mỗi trường hợp trên.
GV: Cho HS tóm tắt cách giải SGK
GV: Nhấn mạnh lại phương pháp giải
I. Quy tắc thế:
(SGK)
Ví dụ 1: Xét hệ phương trình
Vậy hệ phương trình đã cho có một nghiệm số duy nhất là ( -1,3; -5)
II. Áp dụng:
Ví dụ 2 :
(SGK)
?1 Hướng dẫn
ØChú ý :
(SGK)
Ví dụ 3 :
Phương trình (*) nghiệm đúng vơi mọi xR
Vậy hệ phương trình đã cho có vô số nghiệm
Dạng nghiệm tổng quát
?2 Hướng dẫn
Trên mp toạ độ hai đường thẳng 4x – 2y=-6 và -2x + y = 3 trùng nhau nên hệ phương trình đã cho có vô số nghiệm.
?3 Hướng dẫn
Phương trình (*) vô nghiệm. Vậy hệ phương trình đã cho vô nghiệm
Trên mặt phẳng tạo độ hai đường thẳng 4x + y =2 và 8x + 2y = 1 song song với nhau. Vậy hệ phương trình đã cho vô nghiệm.
Tóm tắt cách giải hệ phương trình bằng phương pháp thế :
(SGK)
4. Củng cố
– Hãy tóm tắt cách giải hệ phương trình bằng phương pháp thế.
Aùp dụng giải hệ
– GV nhấn mạnh lại phương pháp giải hệ phương trình bằng phương pháp thế.
5. Dặn dò
– Học sinh về nhà học bài và làm bài tập 7; 8 SGK
– Chuẩn bị bài ôn tập.
File đính kèm:
- Giao an dai 9 tuan 16.doc