Giáo án Đại số và Giải tích 11 - Tiết 29, 30: Phép thử và biến cố

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

1.Về kiến thức: HS nắm được

- Định nghĩa phép thử và không gian mẫu

- Định nghĩa biến cố

2.Về kỹ năng:

- Kỹ năng xác định không gian mẫu

- Xác định các biến cố và biết mô tả chúng dưới dạng mệnh đề

3.Về thái độ, tư duy:

- Thái độ cẩn thận, chính xác.

- Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgíc và sáng tạo

- Thấy được ứng dụng thực tiễn của toán học

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2130 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số và Giải tích 11 - Tiết 29, 30: Phép thử và biến cố, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ...../...../2012 Ngày dạy: ...../...../2012 Dạy lớp:11D Ngày dạy: ...../...../2012 Dạy lớp:11E Ngày dạy: ...../...../2012 Dạy lớp:11G Tiết 29: PHÉP THỬ VÀ BIẾN CỐ (tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI DẠY: 1.Về kiến thức: HS nắm được Định nghĩa phép thử và không gian mẫu Định nghĩa biến cố 2.Về kỹ năng: Kỹ năng xác định không gian mẫu Xác định các biến cố và biết mô tả chúng dưới dạng mệnh đề 3.Về thái độ, tư duy: Thái độ cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgíc và sáng tạo Thấy được ứng dụng thực tiễn của toán học II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên: + SGK, TLHDGD, Giáo án. + Một số câu hỏi, bài tập áp dụng. 2. Học sinh: + SGK, vở ghi, đồ dùng học tập. + Chuẩn bị bài ở nhà. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1. Ổn định tổ chức: 1’ - Nắm tình làm bài, học bài của học sinh ở nhà. 2. Kiểm tra bài cũ Không kiểm tra 3. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Định nghĩa phép thử (10’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng - GV dẫn dắt bằng những ví dụ thực tiễn để đi đến định nghĩa phép thử - VD: Khi rút một quân bài có biết đó là quân bài nào không? nhưng có biết được tất cả các khả năng có thể xảy ra không? - Tương tự GV lấy các VD khác và gọi HS lấy VD - Lưu ý HS khi nhắc đến việc gieo một đồng xu là chỉ có hai khả năng xảy ra: Hoặc mặt sấp(S) hoặc mặt ngửa (N) - Một thí nghiệm, một phép đo, một sự quan sát hiện tượng… được gọi là một phép thử - GV cho HS ghi nhận đinh nghĩa phép thử - GV nhấn mạnh: Phép thử ngẫu nhiên được gọi tắt là phép thử. Trong toán học phổ thông ta chỉ xét các phép thử có hữu hạn một số kết quả Không, nhưng chỉ có 52 khả năng có thể xảy ra HS lấy VD HS ghi nhận định nghĩa phép thử I. Phép thử, không gian mẫu 1. Phép thử: SGk Hoạt động 2: Không gian mẫu (10’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng GV tổ chức cho HS thực hiện HĐ1: Hãy liệt kê tất cả các kết quả có thể của phép thử gieo một con súc sắc? - GV dẫn dắt HS đi đến định nghĩa không gian mẫu, ký hiệu không gian mẫu và cách đọc - GV nêu các ví dụ - tương tự đối với VD2 và VD3 S thực hiện HĐ1: Các kết quả bao gồm các mặt có số chấm là: 1, 2, 3, 4, 5, 6 - HS ghi nhận kiến thức trong đó: S-mặt sấp, N-mặt ngửa 2. Không gian mẫu Đn: SGK KH: VD1: Gieo một đồng tiền, hãy liệt kê tất cả các khả năng? Từ đó hãy mô tả không gian mẫu Hoạt động 3: Biến cố (12’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng GV dẫn dắt đi đến định nghĩa và cho HS ghi nhận kiến thức biến cố Nhấn mạnh: - Biến cố là một tập con của không gian mẫu - Biến cố có thể được cho dưới dạng một mệnh đề - Biến cố thường được ký hiệu bằng một chữ cái in hoa - Tập gọi là biến cố không thể, tập được gọi là biến cố chắc chắn - Gv đưa các VD để HS tìm hiểu hơn - GV yêu cầu HS lấy VD về biến cố không thể và biến cố chắc chắn Hs trả lời các câu hỏi GV đưa ra HS ghi nhận kiến thức - HS tự lấy VD II. Biến cố - Biến cố là một tập con của không gian mẫu - Biến cố có thể được cho dưới dạng một mệnh đề - Biến cố thường được ký hiệu bằng một chữ cái in hoa - Tập gọi là biến cố không thể, tập được gọi là biến cố chắc chắn Hoạt động 4: Củng cố toàn bài (9’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng GV tổ chức cho HS làm BT1: Gieo một đồng tiền 3 lần a) mô tả không gian mẫu b) Xác định các biến cố: A: “Lần đầu xuất hiện mặt sấp” B: “Mặt sấp xảy ra đúng một lần” C: “Mặt ngửa xảy ra đúng một lần” Trắc nghiệm: Câu 1: Gieo một đồng tiền hai lần, số phần tử của không gian mẫu là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 2: Gieo một con súc sắc 2 lần, số phần tử của không gian mẫu là: A. 9 B. 36 C.12 D. 8 HS suy nghĩ rồi mỗi HS làm 1 ý của Câu 1: D Câu 2: Bbài tập BT1: a) b) * Củng cố (2’) Nắm chắc định nghĩa phép thử, biến cố và không gian mẫu Hiểu rõ đặc điểm của từng biến cố để vận dụng được vào việc xác định một biến cố 4. Hướng dẫn HS học bài và làm bài ở nhà (1’) Biết cách xác định không gian mẫu Biết cách xác định một biến cố và phát biểu các biến cố dưới dạng một mệnh đề BTVN: 2, 3, 5 * Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………….......... Ngày soạn: ...../...../2012 Ngày dạy: ...../...../2012 Dạy lớp:11D Ngày dạy: ...../...../2012 Dạy lớp:11E Ngày dạy: ...../...../2012 Dạy lớp:11G Tiết 30: PHÉP THỬ VÀ BIẾN CỐ (tiết 2) I. MỤC TIÊU BÀI DẠY: 1.Về kiến thức: - Ôn tập kiến thức về không gian mẫu và biến cố - Nắm được các phép toán trên các biến cố 2.Về kỹ năng: - Thành thạo việc xác định không gian mẫu - Thành thạo việc xác định các biến cố thông qua ngôn ngữ mệnh đề và ngôn ngữ tập hợp - Rèn kỹ năng vận dụng các phép toán về biến cố 3.Về thái độ, tư duy: Thái độ cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề của toán học một cách lôgíc và sáng tạo Thấy được những ứng dụng thực tiễn của toán học II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên: + SGK, TLHDGD, Giáo án. + Một số câu hỏi, bài tập áp dụng. 2. Học sinh: + SGK, vở ghi, đồ dùng học tập. + Chuẩn bị bài ở nhà. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1. Ổn định tổ chức: 1’ - Nắm tình làm bài, học bài của học sinh ở nhà. 2. Kiểm tra bài cũ (7’) a. Câu hỏi: Làm bài tập 2 – SGK b. Đáp án: a) b) Phát biểu các biến cố dưới dạng mệnh đề A: “Lần đầu tiên xuất hiện mặt 6 chấm” B: “ Tổng số chấm hai lần gieo là 8” C: “ Kết quả của hai lần gieo là như nhau” 3. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Các phép toán trên tập hợp (13’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng GV tổ chức cho HS thực hiện HĐ: Gieo một con súc sắc Biến cố A: “Mặt có số chấm nhỏ hơn 3” Biến cố B: “Mặt có số chấm lớn hơn hoặc bằng 3” Hãy xác định A và B? Hãy xác định Từ đó tìm cách xác định biến cố B khi biết không gian mẫu và biến cố A Từ đó dẫn dắt HS đến các phép toán trên biến cố Nhấn mạnh: Phân biệt sự khác nhau giữa hai biến cố đối nhau và hai biến cố xung khắc - GV đưa ra bảng tóm tắt để HS ghi nhớ kiến thức Lấy không gian mẫu trừ đi biến cố A - HS ghi nhớ kiến thức III. Phép toán trên các biến cố - ĐN biến cố đối: SGK - Biến cố đối của biến cố A, KH: - Các phép toán trên các biến cố: SGK Hoạt động 2: Củng cố (22’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Tổ chức cho HS thực hiện VD5: Xét phép thử gieo một đồng xu hai lần với các phép thử A: “Kết quả hai lần gieo là như nhau” B: “Có ít nhất một lần xuất hiện mặt sấp” C: “Lần thứ hai mới xuất hiện mặt sấp” D: “Lần đầu tiên xuất hiện mặt sấp” Hãy xác định A, B, C, D và Bài 3: Một hộp chứa 4 cái thẻ được đánh số 1, 2, 3, 4. Lấy ngẫu nhiên hai cái thẻ a) Mô tả không gian mẫu b) Xác định các biến cố sau: A: “ Tổng các số trên hai thẻ là số chẵn” B: “ Tích các số trên hai thẻ là số chẵn” Bài 5: Từ một hộp chứa 10 cái thẻ, trong đó các thẻ đánh số 1, 2, 3, 4, 5 màu đỏ, thẻ đánh số 6 màu xanh và các thẻ đánh số 7, 8, 9, 10 màu trắng. Lấy ngẫu nhiên một thẻ a) Mô tả không gian mẫu b) Ký hiệu A, B, C là các biến cố sau: A: “Lấy được thẻ màu đỏ” B: “ Lấy được thẻ màu trắng” C: “ Lấy được thẻ ghi số chẵn” Hãy biểu diễn các biến cố A, B, C bởi các tập con tương ứng của không gian mẫu Bài 4: Hai xạ thủ cùng bắn vào bia. Ký hiệu Ak là biến cố: “Người thứ k bắn trúng”, k = 1, 2 Hãy biểu diễn các biến cố sau thông qua biến cố A1, A2 A: “ Không ai bắn trúng” B: “Cả hai đều bắn trúng” C: “Có đúng một người bắn trúng” D: “Có ít nhất một người bắn trúng” Chứng tỏ rằng , B và C xung khắc Bài 7: Từ một hộp chứa 5 quả cầu được đánh số 1, 2, 3, 4, 5, lấy ngẫu nhiên liên tiếp hai lần mỗi lần một quả và xếp theo thứ tự từ trái sang phải. mô tả không gian mẫu Xác định các biến cố A: “Chữ số sau lớn hơn chữ số trước” B: “Chữ số trước gấp đôi chữ số sau” C: “Hai chữ số bằng nhau” HS suy nghĩ và tìm ra phương án trả lời HS suy nghĩ và tìm ra phương án trả lời HS suy nghĩ và tìm ra phương án trả lời, lên bản làm Bt HS suy nghĩ và tìm ra phương án trả lời, lên bản làm Bt HS suy nghĩ và tìm ra phương án trả lời, lên bản làm Bt VD: Bài 3: a) b) Bài 5: a) b) Bài 4: a) b) vì là biến cố không có ai bắn trúng cả nên B và C xung khắc Bài 7: a) b) * Củng cố (2’) Nắm vững các phép toán trên biến cố Nắm vững cách xác định không gian mẫu và biến cố 4. Hướng dẫn HS học bài và làm bài tập ở nhà (1’) Biết cách xác định một biến cố bằng ngôn ngữ mệnh đề và ngôn ngữ tập hợp BTVN: 4, 6, 7 * Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTiet 29+30.doc