Bài1: EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT(tiết1).
I-Mục tiêu:
1.Kiến thức:Hs biết được: Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học. Vào lớp
một các em sẽ có thêm nhiều bạn mới, có thầy cô giáo mới, trường lớp mới.
Các em sẽ được dạy bảo, học hỏi nhiều điều mới lạ .
2.Kĩ năng : Biết yêu quý bạn be, thầy cô giáo, trường lớp.
3.Thái độ :Vui vẻ phấn khởi khi đi học.
II-Đồ dùng dạy học:
.GV: -Điều 7,28 trong công ước quốc tế về quyền trẻ em.
.HS : -Vở BT Đạo đức 1.
III-Hoạt động daỵ-học:
1.Khởi động: Hát tập thể.
2.Kiểm tra bài cũ:
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1166 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Đạo đức 1 kì 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần1
Ngày dạy : ...............................
Bài1: EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT(tiết1).
I-Mục tiêu:
1.Kiến thức:Hs biết được: Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học. Vào lớp
một các em sẽ có thêm nhiều bạn mới, có thầy cô giáo mới, trường lớp mới.
Các em sẽ được dạy bảo, học hỏi nhiều điều mới lạ .
2.Kĩ năng : Biết yêu quý bạn be, thầy cô giáo, trường lớp.
3.Thái độ :Vui vẻ phấn khởi khi đi học.
II-Đồ dùng dạy học:
.GV: -Điều 7,28 trong công ước quốc tế về quyền trẻ em.
.HS : -Vở BT Đạo đức 1.
III-Hoạt động daỵ-học:
1.Khởi động: Hát tập thể.
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
TG
Hoạt đông của GV
Hoạt đông của HS
3.1-Hoạt động 1:
Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp bài trong sgk.
3.2-Hoạt động 2: Bài tập 1:
“Vòng tròn g/thiệu tên”.
+Mục tiêu: Giúp Hs biết tự g/thiệu & g/thiệu bạn.
Biết trẻ em có quyềm có họ tên.
+Cách tiến hành: Hs đứng thành vòng tròn tự g/thiệu
tên mình các bạn, rồi sau đó g/thiệu tên củabạn.
Gv hỏi:
.Trò chơi giúp em điều gì?
. Em có thấy sung sướng, tư hào khi tự g/t hay khi
nghe bạn g/t tên mình không?
+Kết luận: Mỗi người đều có một cái tên.
Trẻ em cũng có quyền có họ tên.
3.3-Hoạt động 3: Bài tập 2
+Mục tiêu: Hãy g/t với bạn bên cạnh những điều mà
em thích.
+Cách tiến hành:
Gv hỏi:
.Những điều mà bạn thích có hoàn toàn giống với em
không?
+Kết luận: Mỗi người đều có những điều mà mình
thích và không thích. Những điều đó có thể giống
nhau hoặc khác nhau. Chúng ta cần phải biết tôn
trọng sở thích riêng của người khác.
- Giải lao.
3.4-Hoạt động 4: Bài tập3:
+Mục tiêu: Hs kể về ngày đầu tiên đi học của mình.
+Cách tiến hành:
-Gv hướng dẫn Hs kể bằng một số câu hỏi gợi ý:
.Em có mong chờ ngày đầu tiên đi học của mình
không? Em mong ntn?
.Gia đình có quan tâm đến sự chuẩn bị cho ngày đầu
tiên đi học của em không? Em tự chuẩn bị ntn?
.Em đến trường lúc mấy giờ? Không khí ở trường ra
sao? Em đã làm gì hôm đó ?
.Em có thấy vui khi mình là Hs lớp một không?
.Em có thấy thích trường lớp mới, bạn mới,thầy cô,
giáo mới ?
.Em sẽ làm gì để xứng đáng là 1 Hs lớp một?
+ Kết luận:
→Được đi học là niềm vui, là quyền lợi của trẻ em.
→Các em sẽ được họctập nhiều điều mới lạ cùng bạn
bè và với thầy cô giáo.
→Các em phải cố gắng ngoan ngoãn, học tập thật tốt để xứng đáng với những gì mà xã hội, gđ và nhà trường giành cho các em.
3.5- Hoạt động 5:
+Củng cố: Gv nhận xét & tổng kết tiết học.
+Dặn dò: về nhà xem lại các BT đã làm.
-Hs làm theo yêu cầu của Gv.
-Hs trả lời câu hỏi của Gv
-Hs tự g/t về sở thích của mình.
-Hs trả lời câu hỏi của Gv
-Mỗi Hs kể về ngày đầu tiên đi học của mình theo hướng dẫn của Gv .
→Hs kể thứ tự sự việc của ngày đầu tiên đi học, nhớ phải nêu cảm xúc của mình về ngày ấy và nhiệm vụ của mình khi là Hs lớp một.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Tuần 2
Ngày dạy : ...............................
Bài1: EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT(tiết 2).
I-Mục tiêu:
1.Kiến thức:Hs biết được: Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học. Vào lớp
một các em sẽ có thêm nhiều bạn mới, có thầy cô giáo mới, trường lớp mới.
Các em sẽ được dạy bảo, học hỏi nhiều điều mới lạ .
2.Kĩ năng : Biết yêu quý bạn be, thầy cô giáo, trường lớp.
3.Thái độ :Vui vẻ phấn khởi khi đi học.
II-Đồ dùng dạy học:
.GV: -Điều 7, 28 trong công ước quốc tế về quyền trẻ em.
.HS : -Vở BT Đạo đức 1.
III-Hoạt động daỵ-học:
1.Khởi động: Hát tập thể.
2.Kiểm tra bài cũ:- Tiết trước em học bài đạo đứcnào?
- Em sẽ làm gì để xứng đáng là 1 Hs lớp một?
.Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới:
TG
Hoạt đông của GV
Hoạt đông của HS
3.1-Hoạt động 1:
Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp bài trong sgk.
3.2-Hoạt động 2: Bài tập 4
+Mục tiêu: Quan sát tranh và kể chuyện theo tranh.
+Cách tiến hành: Yêu cầu Hs quan sát tranh và kể
chuyện theo tranh.
.Gv vừa chỉ vào tranh vừa gợi ý để giúp Hs kể chuyện
.Gv gợi ý thứ tự từng tranh 1,2,3,4,5→dẫn dắt Hs kể
đến hết câu chuyện.
Tranh 1:Đây là bạn Mai. Mai 6 tuổi. Năm nay Mai
vào lớp 1. Cả nhà vui vẻ chuẩn bị cho Mai đi học.
Tranh 2: Mẹ đưa Mai đến trường. Trường Mai thật là
Đẹp. Cô giáo tươi cười đón Mai và các bạn vào lớp.
Tranh 3: Ở lớp Mai được cô giáo dạy bao điều mới
lạ. Rồi đây em sẽ biết đọc, biết viết, biết làm toán.
Em sẽ đọc truỵen báo cho ông bà nghe và viết được
thư cho bố khi đi công tác xa.
Tranh 4: Mai có thêm nhiều bạn mới, cả trai lẫn gái.
Giờ ra chơi em cùng các bạn chơi đùa ở sân trường
thật là vui.
Tranh 5: Về nhà Mai kể với bố mẹ về trường lớp mới
Về cô giáo và các bạn của em. Cả nhà đều vui: Mai
đã là Hs lớp 1.
- Giải lao.
3.3-Hoạt động 3: Bài tập 2
+Mục tiêu: Hướng dẫn Hs múa, hát, đọc thơ, vẽ tranh
chủ đề “Trường em”
+Cách tiến hành:
→ Cho Hs hoạt động theo nhóm.
→ Thi đua giữa các nhóm cho lớp sinh động.
.Cho Hs đọc bài thơ “Trường em”
→ Đọc diễn cảm.
.Cho Hs hát bài : “Đi đến trường”
→ Thi giữa các tổ.
.Có thể cho chúng em vẽ tranh trường của các em.
→Cho các em quan sát trường trước khi vẽ.
+Gv tổng kết thi đua giữa các tổ và khen thưởng.
3.4-Hoạt động 4:
+Củng cố: Gv nhận xét & tổng kết tiết học.
+Dặn dò: về nhà xem trước bài: Gọn gàng , sạch sẽ.
-Hs làm theo yêu cầu của Gv.
-Hs kể chuyện theo tranh theo nội dung bên cạnh.
-Hs tự g/t về sở thích của mình.
-Hs trả lời câu hỏi của Gv
-Các nhóm thi đua tham gia hoạt động này: múa hát theo chủ đề này.
-Hs theo dõi hoạt động và cho lời nhận xét.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Tuần 3
Ngày dạy : ...............................
Bài2: GỌN GÀNG, SẠCH SẼ (tiết 1).
I-Mục tiêu:
1.Kiến thức: Hs biết được: Thế nào là ăn mặc gọn gàng và sạch sẽ.
Ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng và sạch sẽ.
2.Kĩ năng : Biết giữ vệ sinh cá nhân ăn mặc gọn gàng và sạch sẽ.
3.Thái độ : Có ý thức tự giác giữ vệ sinh cá nhân ăn mặc gọn gàng và sạch sẽ.
II-Đồ dùng dạy học:
.GV: - chuẩn bị bài hát “Rửa mặt như mèo”.
- Gương & lược chải đầu.
.HS : -Vở BT Đạo đức 1, bút chì hoặc sáp màu.
III-Hoạt động daỵ-học:
1.Khởi động: Hát tập thể.
2.Kiểm tra bài cũ:-Tiết trước em học bài đạo đứcnào?
-Em có thấy vui khi mình là Hs lớp một không?
-Em sẽ làm gì để xứng đáng là 1 Hs lớp một?
.Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới:
TG
Hoạt đông của GV
Hoạt đông của HS
3.1-Hoạt động 1:
Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp bài trong sgk.
3.2-Hoạt động 2:
+Mục tiêu:Y/c Hs tìm ra trong lớp hôm nay bạn nào
có đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ.
+Cách tiến hành: Yêu cầu Hs quan sát và nêu tên
những bạn có đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ. →Mời các bạn đó đứng lên cho các bạn khác xem có
đúng không.
.Vì sao em cho rằng bạn đó gọn gàng, sạch sẽ?
.Gv chốt lại những lý do Hs nêu & khen những em Hs có nhận xét chính xác.
- Giải lao.
3.3-Hoạt động 3: Bài tập
+Mục tiêu: Hướng dẫn các em làm BT.
+Cách tiến hành: Giải thích tại sao em cho là bạn ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ hoặc ntn là chưa gọn gàng, sạch sẽ, nên sửa ntn để trở thành người gọn gàng, sạch sẽ.
→ Theo em bạn cần phải sửa chữa những gì để trở thành người gọn gàng, sạch sẽ?
- Giải lao.
3.4-Hoạt động 4: Bài tập
+Mục tiêu: Hướng dẫn các em làm BT.
+Cách tiến hành: Y/c Hs chọn áo quần phù hợp cho bạn nam và bạn nữ trong tranh.
3.5-Hoạt động 5:
+Củng cố:
.Các em học được gì qua bài này?
.Mặc ntn gọi là gọn gàng sạch sẽ?
.Gv nhận xét & tổng kết tiết học.
+Dặn dò: Hôm sau học tiếp bài này.
-Hs làm theo yêu cầu của Gv.
→Hs nêu lý do của mình để trả lời câu hỏi của Gv: áo quần sạch, không có vết bẩn, ủi thẳng, tém thùng và đeo thắc lưng. Dép sạch sẽ, không dính bùn đất…
→ Cả lớp bổ xung ý kiến.
-Hs đọc Y/c BT.
-Hs nhắc lại giải thích trên và nêu VD một bạn
chưa gọn gàng, sạch sẽ.
→ủi áo quần cho phẳng, chà rửa giầy dép…
-Hs làm BT→lý giải cho sự lựa chọn của mình.
-Cả lớp theo dõi và cho lời nhận xét.
→ Cần phải biết ăn mặc gọn gàng sạch sẽ và giữ vệ sinh cá nhân khi đi học cũng như ở nhà .
→ Áo quần phẳng phiu, gọn gàng, không rách, không nhàu, tuột chỉ, đứt khuy, hôi bẩn, xộc xệch…
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Tuần 4
Ngày dạy : ...............................
Bài2: GỌN GÀNG, SẠCH SẼ (tiết 2).
I-Mục tiêu:
1.Kiến thức: Hs biết được: Thế nào là ăn mặc gọn gàng và sạch sẽ.
Ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng và sạch sẽ.
2.Kĩ năng : Biết giữ vệ sinh cá nhân ăn mặc gọn gàng và sạch sẽ.
3.Thái độ : Có ý thức tự giác giữ vệ sinh cá nhân ăn mặc gọn gàng và sạch sẽ.
II-Đồ dùng dạy học:
.GV: - chuẩn bị bài hát “Rửa mặt như mèo”.
- Gương & lược chải đầu.
.HS : -Vở BT Đạo đức 1, bút chì hoặc sáp màu.
III-Hoạt động daỵ-học:
1.Khởi động: Hát tập thể.
2.Kiểm tra bài cũ:-Tiết trước em học bài đạo đứcnào?
-Mặc ntn gọi là gọn gàng sạch sẽ?
-Ăn mặc gọn gàng sạch sẽ có ích lợi gì ?
.Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới:
TG
Hoạt đông của GV
Hoạt đông của HS
3.1-Hoạt động 1:
Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp bài trong sgk.
3.2-Hoạt động 2: Bài tập 3
+Mục tiêu:Y/c Hs quan sát tranh BT3 & trả lời câu
hỏi của Gv.
+Cách tiến hành: Gv hỏi Hs trả lời.
. Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ?
. Bạn ấy có gọn gàng sạch sẽ không ?
. Em có muốn làm như bạn không ?
-Cho Hs thảo luận theo cặp rồi phát biểu ý kiến.
-Gv dẫn dắt nội dung của các câu trả lời của Hs đến
phần kết luận bài.
+ Kết luận: Các em nên làm như các bạn trong tranh
1,3,4,5,7,8 →vì đó là những hoạt động giúp chúng ta
trở nên gọn gàng sạch sẽ.
- Giải lao.
3.3-Hoạt động 3: Hát tập thể.
+Mục tiêu: Cho các em hát các bài hát có nội dung
nhắc nhở ăn mặc sạch sẽ & giữ gìn vệ sinh cá nhân
như bài : “Rửa mặc như mèo”
+Cách tiến hành: Bắt nhịp bài hát có nội dung nhắc
nhở ăn mặc sạch sẽ & giữ gìn vệ sinh cá nhân như
bài : “Rửa mặc như mèo”.
-Giáo dục các em qua nội dung bài hát :
.Mèo rửa mặt ntn trong bài hát ?
.Rửa mặt như mèo bẩn hay sạch?
.Lớp mình trông có bạn nào giống mèo không nhỉ ?
.Em có nên học tập mèo cách rửa mặt không?Vì sao?
- Giải lao.
3.4-Hoạt động 4: Đọc thơ
+Mục tiêu: Hướng dẫn các em đọc thơ có tính giáo
dục đạo đức.
+Cách tiến hành: Y/c Hs đọc thơ có tính giáo
dục đạo đức: …“ Đầu tóc em chải gọn gàng
Ao quần sạch sẽ, trông càng thêm yêu…”
-Giáo dục các em qua nội dung 2 câu thơ:
.Câu thơ khuyên các em phải như thế nào? Vì sao?
3.5-Hoạt động 5:
+Củng cố:
.Các em học được gì qua bài này?
.Gv nhận xét & tổng kết tiết học.
+Dặn dò: Xem bài mới “Giữ gìn sách vở, dồ dùng
học tập”
→Hs trả lời câu hỏi của Gv.
→Hs thảo luận,phát biểu ý kiến.
→ Cả lớp bổ xung ý kiến.
-Hát tập thể.
-Hs trả lời câu hỏi của Gv và tự rút ra cách vệ sinh cá nhân cho sạch sẽ (phải rửa mặt cho sạch sẽ không được bắt chước mèo: lười nhát, cẩu thả nên bẩn thỉu.
-Hs trả lời câu hỏi của Gv và tự rút ra cách vệ sinh cá nhân cần phải làm để dược mọi người yêu mến.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Tuần 5
Ngày dạy : ...............................
Bài3: GIỮ GÌN SÁCH VỞ, ĐỒ DÙNG HỌC TẬP(tiết 1).
I-Mục tiêu:
1.Kiến thức: Hs biết được: Trẻ em có quyền được học hành. Giữ gìn sách vở, đồ dùng
học tập giúp các em thực hiện tốt quyền được học hành của mình.
2.Kĩ năng : Biết giữ sách vở, đồ dùng học tập.
3.Thái độ : Có ý thức tự giác giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập để học tập tốt.
II-Đồ dùng dạy học:
.GV: - Tranh BT1, BT3; bài hát “Sách bút thân yêu ơi ”.
- Điều 28 trong công ước Quốc tế về quyền trẻ em.
- Phần thưởng cho các Hs có sách vở đẹp nhất.
.HS : -Vở BT Đạo đức 1, bút chì hoặc sáp màu.
III-Hoạt động daỵ-học:
1.Khởi động: Hát tập thể.
2.Kiểm tra bài cũ:-Tiết trước em học bài đạo đứcnào?
- Thế nào là ăn mặc gọn gàng và sạch sẽ ?
- Em phải làm gì để ăn mặc gọn gàng và sạch sẽ ?
.Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới:
TG
Hoạt đông của GV
Hoạt đông của HS
3.1-Hoạt động 1:
Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp bài trong sgk.
3.2-Hoạt động2: Bài tập 1
+Mục tiêu: Hướng dẫn Hs làm BT1.
+Cách tiến hành: Yêu cầu Hs đọc Y/c BT1→ hướng dẫn làm BT theo nhóm 2 em .
→Gv hướng dẫn sửa bài .
3.3-Hoạt động 3: Bài tập 2
+Mục tiêu: Hướng dẫn các em làm BT2.
+Cách tiến hành: Yêu cầu Hs đọc Y/c BT2→ hướng dẫn làm BT theo nhóm 2 em→ cho Hs thảo luận về đồ dùng học tập của mình:
.Tên đồ dùng học tập.
.Công dụng của đồ dùng đó.
.Cách giữ gìn đồ dùng đó.
.Vì sao em phải giữ gìn các đồ dùng học tập của
mình?
+Kết luận: Được đi học là quyền lợi của các em.
Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập giúp các em thực
hiện tốt quyền được học hành của mình.
-Giải lao.
3.4-Hoạt động 4: Bài tập3
+Mục tiêu: Hướng dẫn các em làm BT3.
+Cách tiến hành:Yêu cầu Hs đọc Y/c BT3→ hướng
dẫn Hs làm BT:
.Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ?
.Việc làm của bạn ấy đúng hay sai? Vì sao ?
-Gv sửa BT:
.Hành động của các bạn trong bức tranh1,2,6 là đúng.
.Hành động của các bạn trong bức tranh3,4,5 là sai.
+Kết luận: Phải biết giữ gìn và bảo vệ sách vở, đồ
dùng học tập:
.Không xé sách vở, vẽ bậy lên sách vơ.
.Không làm nhàu nát sách vơ.
.Không vứt đồ dùng học tập lung tung hay dùng
chúng để nghịch. Phải cất giữ chúng cẩn thận sau
khi đã sử dụng xong.
→ Chúng là phương tiện giúp ta học tập tốt nên chúng
ta phải biết giữ gìn và bảo vệ.
3.5-Hoạt động 5:
+Củng cố:
.Các em học được gì qua bài này?
.Các em cần phải làm gì để giữ gìn đồ dùng học tập?
.Gv nhận xét & tổng kết tiết học.
+Dặn dò: Hôm sau học tiếp bài này.
Về nhà sửa sang lại sách vở chuẩn bị triển lãm tiết
Sau.
-Hs đọc Y/c BT.
-Hs làm việc theo nhóm 2 em →tìm và tô màu các đồ dùng học tập tranh 1.
→Hs trao đổi bài để sửa.
- Hs đọc Y/c BT.
-Nhóm cử đại diện trình bày trước lớp các đồ dùng học tập của mình.
→Hs khác cho nhận xét.
- Hs đọc Y/c BT.
- Hs làm BT.
-Hs trả lời một số câu hỏi của Gv để xây dựng kết luận .
-Hs trả lời Gv dưới hình thức nhắc lại các phần kết luận đã học.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Tuần 6
Ngày dạy : ...............................
Bài3: GIỮ GÌN SÁCH VỞ, ĐỒ DÙNG HỌC TẬP (tiết 2).
I-Mục tiêu:
1.Kiến thức: Hs biết được: Trẻ em có quyền được học hành. Giữ gìn sách vở, đồ dùng
học tập giúp các em thực hiện tốt quyền được học hành của mình.
2.Kĩ năng : Biết giữ sách vở, đồ dùng học tập.
3.Thái độ : Có ý thức tự giác giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập để học tập tốt.
II-Đồ dùng dạy học:
.GV: - Tranh BT1, BT3; bài hát “Sách bút thân yêu ơi ”.
- Điều 28 trong công ước Quốc tế về quyền trẻ em.
- Phần thưởng cho các Hs có sách vở đẹp nhất.
.HS : -Vở BT Đạo đức 1, bút chì hoặc sáp màu.
III-Hoạt động daỵ-học:
1.Khởi động: Hát tập thể.
2.Kiểm tra bài cũ:-Cả lớp hát bài “Sách bút thân yêu ơi”
-Tiết trước em học bài đạo đứcnào?
-Cần phải làm gì để giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập cho tốt?
.Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới:
TG
Hoạt đông của GV
Hoạt đông của HS
3.1-Hoạt động 1:
+Mục tiêu: Thi “Sách vở ai đẹp nhất”
+Cách tiến hành: Gv nêu yêu cầu cuộc thi & công bố
thành phần ban giám khảo gồm :Gv, lớp trưởng, lớp
phó, 4 tổ trưởng.
-Có 2 vòng thi:
.Vòng 1: thi ở tổ→ Ban giám khảo thực hiện vòng sơ
tuyển sách vở ai đẹp nhất của từng tổ, rồi sau đó
cho vào vòng 2(mỗi tổ chọn ra 2bộ).
.Vòng 2: Thi ở lớp→ Ban giám khảo chọn ra những
bộ sách vở và đồ dùng học tập đẹp nhất, đầy đủ nhất
(cả lớp chọn ra 3 bộ: nhất, nhì, ba).
-Tiêu chuẩn đánh giá:
.Có đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập theo qui định.
.Sách vở được giữ gìn cẩn thận, không bị bẩn, quăn
góc,xộc xệch, được bao bộc cẩn thận và có nhãn.
.Đồ dùng học tập được bảo quản cẩn thận, sạch sẽ và
ngăn nắp trong hộp.
→BGK làm việc rồi công bố kết quả và trao giải
thưởng cho Hs đạt giải nhằm khuyến khích các em
có ý thức giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập tốt.
- Giải lao.
3.2-Hoạt động 2:
+Mục tiêu: Hs vui văn nghệ theo chủ đề.
+Cách tiến hành:
-Gv cho Hs múa hát theo chủ đề:
“sách vở, đồ dùng học tập”
- Cho các em đọc thơ
3.3-Hoạt động 3:
+Củng cố:
.Các em học được gì qua bài này?
.Gv nhận xét & tổng kết tiết học.
+Dặn dò:
-Thực hiện bài vừa học.
-Xem bài mới “Gia đình em”
→Hs xếp tất cả đồ dùng học tập và sách vở của mình lên bàn.
-Hs trật tự cho BGK làm việc.
→Hs vui văn nghệ: hát múa và đọc thơ.
→Cần giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập vì chúng giúp các em thực hiện tốt quyền được học hành của mình.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Tuần 7
Ngày dạy : ...............................
Bài4: GIA ĐÌNH EM (tiết 1).
I-Mục tiêu:
1.Kiến thức: Hs hiểu: Trẻ em có quyền có gia đình, có cha mẹ, được cha mẹ yêu thương
chăm sóc, trẻ em có bổn phận phải lễ phép, vâng lời ông ba, cha mẹ, anh
chị.
2.Kĩ năng : Biết yêu quí gia đình của mình, yêu thương, kính trọng, lễ phép với ông
bà, cha mẹ, anh chị.
3.Thái độ : Tỏ ra ngoan ngoãn, quí trọng gia đình của mình và học tập những tấm
gương tốt về yêu thương, kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ, anh chị.
II-Đồ dùng dạy học:
.GV: - Điều 5,7,9,10,18,20,21,27 trong công ước Quốc tế về quyền trẻ em.
- Đồ dùng hoá trang, Bộ tranh về quyền có gia đình.
- 1 số bài hát: Mẹ yêu không nào; Cả nhà thương nhau; Gia đình…
.HS : -Vở BT Đạo đức 1.
III-Hoạt động daỵ-học:
1.Khởi động: Hát tập thể.
2.Kiểm tra bài cũ:
-Tiết trước em học bài đạo đứcnào?
- Em phải làm gì để giữ gìn đồ dùng học tập và sách vở cho tốt ? Vì sao?
.Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới:
TG
Hoạt đông của GV
Hoạt đông của HS
3.1-Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Ai sinh ra các em? Gia đình em gồm những ai? Em
có yêu quí gia đình của mình không? Vì sao?
→Dẫn bài.
3.2-Hoạt động2:
+Mục tiêu: Hướng dẫn Hs kể về gia đình mình.
+Cách tiến hành: Chia Hs thành từng nhóm & hướng dẫn cách kể: G/thiệu về cha mẹ, anh chị,…
→Gv sửa bài .
+Kết luận: chúng ta ai cũng có một gia đình.
3.3-Hoạt động 3:
+Mục tiêu: Hướng dẫn các em kể chuyện theo tranh.
+Cách tiến hành:
.Gv chia Hs thành từng nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ.
.Cho Hs thảo luận theo nhóm về nội dung tranh.
.Gọi đại diện nhóm lên kể.
.Gọi Hs nhận xét bổ xung.
.Chốt nội dung.
.Cho Hs làm hội thoại theo câu hỏi.
+Kết luận: Các em thật hạnh phúc, sung sướng khi sống cùng gia đình, được gia đình yêu thương chăm sóc. Chúng ta cần phải cảm thông chia sẻ với các bạn thiệt thòi, không có gia đình và không ai chăm sóc.
-Giải lao.
3.4-Hoạt động 4: Bài tập3
+Mục tiêu: Tổ chức Hs “đóng vai theo tình huống”.
+Cách tiến hành:
Yêu cầu Hs đọc Y/c BT3→ hướng dẫn Hs làm BT:
. Chia Hs thành nhóm và giao nhiệm vụ.
. Cho Hs đóng vai các nhân vật trong bài tập.
. Gv quan sát, giúp đỡ các em hoàn thành tốt BT.
. Gv nhận xét bài làm và dẫn dắt Hs đi đến kết kuận.
→Kết luận về cách ứng xử phù hợp trong các tình
huống.
+Kết luận: Các em phải có bổn phận kính trọng, lễ
phép, vâng lời ông bà cha mẹ.
3.5-Hoạt động 5:
+Củng cố:
.Các em học được gì qua bài này?
.Gv nhận xét & tổng kết tiết học.
+Dặn dò: Hôm sau học tiếp bài này.
Về nhà chuẩn bị đồ hoá trang để tiết sau đóng vai
diễn lại các BT.
-Hs làm theo Y/c của Gv→G/thiệu về cha mẹ, anh chị,…
.
-Hs xem tranh BT2 và tập kể theo tranh.
-Đại diện nhóm lên kể theo tranh.
→Hs khác cho nhận xét & bổ xung.
- Hs đọc Y/c BT.
- Hs làm BT→đóng vai.
-Theo sự h/dẫn của Gv.
-Trả lời các câu hỏi dẫn dắt của Gv để đi đến kết luận bài.
→ Tổng kết các ý của phần kiến thức & các kết luận vừa học để trả lời cho câu hỏi này.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Tuần 8
Ngày dạy : ...............................
Bài4: GIA ĐÌNH EM (tiết 2).
I-Mục tiêu:
1.Kiến thức: Hs hiểu: Trẻ em có quyền có gia đình, có cha mẹ, được cha mẹ yêu thương
chămsóc,tre em có bổn phận phải lễ phép,vâng lời ông bà,cha mẹ,anh chị.
2.Kĩ năng : Biết yêu quí gia đình của mình, yêu thương, kính trọng, lễ phép với ông
bà, cha mẹ, anh chị.
3.Thái độ : Tỏ ra ngoan ngoãn, quí trọng gia đình của mình và học tập những tấm
gương tốt về yêu thương, kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ, anh chị.
II-Đồ dùng dạy học:
.GV: - Điều 5,7,9,10,18,20,21,27 trong công ước Quốc tế về quyền trẻ em.
- Đồ dùng hoá trang, Bộ tranh về quyền có gia đình.
- 1 số bài hát: Mẹ yêu không nào; Cả nhà thương nhau; Gia đình…
.HS : -Vở BT Đạo đức 1.
III-Hoạt động daỵ-học:
1.Khởi động: Hát tập thể.
2.Kiểm tra bài cũ: -Tiết trước em học bài đạo đứcnào?
- Trẻ em có bổn phận gì ?
.Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới:
TG
Hoạt đông của GV
Hoạt đông của HS
3.1-Hoạt động 1:
+Mục tiêu: Chơi trò chơi “Đổi nhà”
+Cách tiến hành: Cho Hs đứng thành vòng tròn, điểm danh 1,2,3. Hai em(số 1&3) đứng dơ tay cao chụm tay vào nhau để tạo thành nhà, em còn lại (số 2) đứng trong nhà (chính giữa 2 bạn), số em số 2 phải nhiều hơn số nhà. Khi nghe quản trò hô “đổi nhà”, lập tức em số 2 phải đổi sang nhà khác, nêu không tìm được nhà nào để vào thì coi như bị thua và không được tiếp tục chơi.
3.2-Hoạt động 2:
+Mục tiêu: Thảo luận.
+Cách tiến hành: Gv đặc câu hỏi cho Hs.
.Em có thích sống với gia đình mình không?
.Em cảm tấy ntn khi luôn có một mái nhà?
.Em cảm thấy ntn khi chúng ta không có một mái nhà?
+Kết luận:
Gia đình là nơi em được cha mẹ và những người trong gia đình che chở, yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo.
-Giải lao.
3.3-Hoạt động 3:
+Mục tiêu: Tổ chức Hs đóng vai theo tiểu phẩm “chuyện của bạn Long”
+Cách tiến hành:
- Cho Hs đóng vai các nhân vật trong tiểu phẩm.
- Sau đó cho Hs thhảo luận về nội dung tiểu phẩm.
- Gv cho nhận xét và dẫn dắt Hs đi đến kết kuận:
.Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Long?
.Điều gì đã xảy ra khi bạn Long không vâng lời cha mẹ?
+Kết luận: Các em phải biết vâng lời ông bà cha mẹ.
3.4-Hoạt động 4:
+Mục tiêu: Y/c Hs tự liên hệ.
+Cách tiến hành: Gv đặt câu hỏi cho Hs→cho Hs trả lời câu hỏi bằng thực tế của mình.
.Sống trong gia đình em được cha mẹ quan tâm ntn?
.Em đã làm gì để cha mẹ vui lòng?
→Gv khen những Hs lễ phép và biết vâng lời cha mẹ, nêu những tấm gương tốt để cả lớp noi theo.
3.5-Hoạt động 5:
+Củng cố:
.Các em học được gì qua bài này?
.Gv nhận xét & tổng kết tiết học.
+Dặn dò: Về nhà thực hành ngay bài học.
Xem trước bài: “Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ”
-Hs chơi theo hướng dẫn của Gv.
-Hs thảo luận theo sự dẫn dắt của Gv để đi đến kết luận cần chốt lại.
- Hs đóng vai.
-Theo sự h/dẫn của Gv.
-Trả lời các câu hỏi dẫn dắt của Gv để đi đến kết luận bài.
-Hs trả lời câu hỏi.
-Trả lời câu hỏi của Gv.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TUẦN 9
Ngày dạy : ...............................
Bài 5: LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ, NHƯỜNG NHỊN EM NHỎ (tiết 1).
I-Mục tiêu:
1.Kiến thức: Hs hiểu: Đ/v anh chị cần lễ phép, Đ/v em nhỏ cần biết nhường nhịn có như vậy anh chị em mới hoà thuận, cha mẹ mới vui lòng.
2.Kĩ năng : Biết cư xử lễ phép với anh chị. Biết nhường nhịn em nhỏ.
3.Thái độ : Tỏ ra lễ phép với người lớn, nhường nhịn em nhỏ trong gia đình cũng như ngoài
xã hội.
II-Đồ dùng dạy học:
.GV: - Đồ dùng hoá trang để chơi đóng vai.
- 1 số bài hát, câu thơ, câu ca dao, các câu chuyện, tấm gương về chủ đề bài học…
.HS : -Vở BT Đạo đức 1.
III-Hoạt động daỵ-học:
1.Khởi động: Hát tập thể.
2.Kiểm tra bài cũ:
-Tiết trước em học bài đạo đức nào?
-Trẻ em có quyền gì? Bổn phận như thế nào?
-Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới:
TG
Hoạt đông của GV
Hoạt đông của HS
3.1-Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
→ Giới thiệu trực tiếp bài.
3.2-Hoạt động2:
+Mục tiêu: Hướng dẫn Hs quan sát tranh và nhận xét
việc làm của các bạn nhỏ trong 2 tranh vẽ.
+Cách tiến hành: Gv giới thiệu tranh và hướng dẫn Hs cho lời nhận xét về việc làm của các bạn nhỏ trong tranh.
→Gv sửa bài: chốt lại nội dung từng tranh.
.Tranh1: Anh đưa cam cho em ăn, em nói lời cảm ơn.
Anh rất quan tâm đến em, em lễ phép với anh.
.Tranh 2:Hai chị em cùng nhau chơi đồ hàng, chị giúp
em mặt áo búp bê. Hai chị em chơi với nhau rất hoà
thuận.
+Kết luận: Anh chị em trong gia đình phải yêu thương và hoà thuận với nhau.
- Giải lao.
3.3-Hoạt động 3:
+Mục tiêu:thảo luận, phân tích tình huống BT2.
+Cách tiến hành:
. Cho biết tranh BT2 vẽ gì?
.Tranh1: Lan đang chơi với em thì được cô cho quà.
.Tranh 2: Bạn Hùng đang có một chiếc ô tô đồ chơi
nhưng em bé nhìn thấy và đòi mượn chơi.
.Gv hỏi:
.Theo em bạn Lan ở tranh 1 và Hùng ở tranh2 có những
cách giải quyết nào?
→Lan nhận quà và giữ tất cả cho mình.
→Lan chia cho em.
→Lan nhường hết cho em.
→ Hùng cho em mượn đồ chơi…
→Gv chọn câu trả lời hay và chốt lại kết luận cho cả
lớp.
3.4-Hoạt động 4:
+Củng cố:
.Các em học được gì qua bài
File đính kèm:
- TUAN 1 - TUAN 18.doc