Giáo án Đạo đức 1 tuần 32: Giúp đỡ người khác

I. MỤC TIÊU: HS tìm hiểu

- Cần phải giúp đỡ người khác, khi thấy họ gặp hoạn nạn hoặc khó khăn.

- Cách xử lí tình huống.

- Thái độ:

 + Tôn trọng, nhiệt tình.

 + Tỏ lòng cảm thương đối với những người giúp đỡ mình.

II. TÀI LIỆU VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tài liệu: Sách Tiếng Việt 1, tập 2; Sách Tiếng Việt 2, tập 1; Vở bài tập Đạo Đức và các tình huống thực tế địa phương.

- Vẽ 4 bức tranh:

 + Tranh 1: Bé ngã: Vở bài tập Đạo Đức, trang 26.

 + Tranh 2: Dây đeo cặp của bạn bị tuột: Sách Tiếng Việt 1, tập 2, trang 106.

 + Tranh 3: Hai bạn đang đánh nhau (hư cấu).

 + Tranh 4: Bà già chống gậy đi chập choạn vào nhà (vở BT Đạo đức, trang 50 số XB: 831/4 – 99).

- Vật thật: 1 cái cặp, 1 cây gậy.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3132 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo đức 1 tuần 32: Giúp đỡ người khác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRẦN THỊ DUYÊN GIÁO ÁN TRƯỜNG TH LÊ HỒNG PHONG (DỰ THI) GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN Môn: ĐẠO ĐỨC TIẾT 32: TUẦN 32 (HK2) Bài: GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC Tiết 1: I. MỤC TIÊU: HS tìm hiểu - Cần phải giúp đỡ người khác, khi thấy họ gặp hoạn nạn hoặc khó khăn. - Cách xử lí tình huống. - Thái độ: + Tôn trọng, nhiệt tình. + Tỏ lòng cảm thương đối với những người giúp đỡ mình. II. TÀI LIỆU VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tài liệu: Sách Tiếng Việt 1, tập 2; Sách Tiếng Việt 2, tập 1; Vở bài tập Đạo Đức và các tình huống thực tế địa phương. - Vẽ 4 bức tranh: + Tranh 1: Bé ngã: Vở bài tập Đạo Đức, trang 26. + Tranh 2: Dây đeo cặp của bạn bị tuột: Sách Tiếng Việt 1, tập 2, trang 106. + Tranh 3: Hai bạn đang đánh nhau (hư cấu). + Tranh 4: Bà già chống gậy đi chập choạn vào nhà (vở BT Đạo đức, trang 50 số XB: 831/4 – 99). - Vật thật: 1 cái cặp, 1 cây gậy. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 1. Bài cũ: - Kiểm tra việc tìm hiểu một số tình huống ở nhà của các em. - Ở nhà, em nào đã làm được việc gì giúp đỡ người khác, kể cho cả lớp nghe. - GV khuyến khích vài ba HS kể. 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài Chương trình Đạo Đức hiện nay có ba tiết dành cho địa phương, nay các em cùng cô tìm hiểu làm một số công việc giúp đỡ tại địa phương ta. Qua bài học “Giúp đỡ người khác” sẽ rõ. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS hoạt động - Hoạt động 1: GV lần lượt đính 4 bức tranh lên bảng. * Bước 1: làm việc cả lớp theo gợi ý sau: - Tranh 1: Bạn làm gì? (bạn bị vấp ngã) - Tranh 2: Vẽ gì? (dây đeo cặp của bạn bị tuột) - Tranh 3: Hai bạn đang làm gì? (hai bạn đang đánh nhau) - Tranh 4: Bà già đang làm gì? (bà già đang chống gậy đi chập choạn vào nhà) * Bước 2: Làm việc theo nhóm (lớp chia thành 4 nhóm) - Nhóm 1: Tranh 1 Khi thấy bạn ngã em nên làm gì? - Nhóm 2: Tranh 2 Thấy dây đeo cặp của bạn bị tuột em nên làm gì? - Nhóm 3: Tranh 3 Khi thấy 2 bạn đánh nhau em nên làm gì? - Nhóm 4: Tranh 4 Khi thấy bà già chống gậy đi chập choạn vào nhà, em nên ứng xử thế nào? * Bước 3: Các nhóm thảo luận. GV quan sát theo dõi diễn biến công việc từng nhóm, từng cá nhân. Có thể giúp đỡ, nếu em có lúng túng. * Bước 4: Tổ chức cho HS trình bày trước lớp. - GV đính tên các nhóm ứng với mỗi tranh trên bản như sau: Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Tranh 1 Tranh 2 Tranh 3 Tranh 4 - GV tổ chức cho từng nhóm lên chỉ vào tranh trình bày trước lớp theo gợi ý sau: - Đại diện nhóm 1 + Khi thấy bạn bị vấp ngã em nên + Khi thấy bạn vấp ngã, em chạy đến làm gì? đỡ bạn dậy phủi sạch quần áo cho bạn. + Qua đó em nên khuyên bạn điều Bạn nhớ đi đứng cẩn thận… gì? GV: Em nào nhận xét ý kiến của Ý kiến của bạn nhóm 1 là đúng.Vì khi bạn nhóm 1? thấy bạn bị ngã, chạy đến đỡ bạn đứng dậy, phủi sạch quần áo cho bạn và khuyên bạn đi đứng cẩn thận như vậy là rất tốt. GVKL: Đúng hoặc chưa, chỉnh sửa, Cá nhân hoặc nhóm. tuyên dương kịp thời. -Các nhóm còn lại(nhóm 2, nhóm 3 Các bước tiến hành tương tự như nhóm 4) nhóm 1 - Đại diện nhóm 2 + Khi thấy dây đeo cặp của bạn bị Em chạy đến sửa lại dây đeo và đặt tuột em nên làm gì? chiếc cặp ngay ngắn trên lưng bạn. + Lớp nhận xét: + GVKL: - Đại diện nhóm 3 + Thấy hai bạn đang đánh nhau Nếu trên đường đi em sẽ tìm mách (trên đường đi hoặc ở trường) em cho người lớn biết. Nếu ở trường em xử lí thế nào? sẽ mách với thầy hoặc cô giáo biết. + Vì sao em phải làm như vậy? Em làm như vậy là để người lớn hoặc thầy hoặc cô giáo đến giúp hai bạn không được đánh nhau nữa. + Lớp nhận xét: + GV kết luận: - Đại diện nhóm 4: + Khi thấy bà già chống gậy đi Em chạy đến bên bà và hỏi: chập choạn vào nhà em sẽ ứng xử Bà ơi! Bà đi vào nhà hả? Để cháu đưa thế nào? bà vào nhà nhé! + Vì sao em phải làm như vậy? Để tỏ lòng cảm thương và giúp đỡ người già yếu. + Lớp nhận xét + GV kết luận: GV kết luận chung Giúp đỡ người khác là việc nên làm… c. Hoạt động 3: Liên hệ thực tế: - Hãy kể một việc em đã làm giúp đỡ người khác trong thôn xóm hoặc ở trường, lớp. - Phần này GV nên động viên khuyến khích HS tranh nhau phát biểu. d. Hoạt động 4: Trò chơi: Ai hành động đúng? - Thể lệ quy định và cách chơi. + Thành lập 3 nhóm (mỗi nhóm 2 em) + Điểm số 1, 2 + Đóng vai theo tình huống. (Những em mang số 1 trong vai người gặp phải khó khăn; Những em mang số 2 trong vai người giúp đỡ). - GV hô: Bé ngã! (Em số 1 lập tức ngã xuống, em số 2 lại đỡ em số 1 đứng dậy phủi sạch quần áo cho bạn và khuyên bạn nhớ đi đứng cẩn thận…) - Đôi bạn nào hành động sai sẽ không được thưởng. - Các nhóm còn lại tiến hành lần lượt tương tự như trên. GV hô: + Dậy đeo cặp bà bị tuột! + Bà già chống gậy! - Lớp nhận xét: - GV kết luận:… tuyên dương và thưởng điểm. 3. Củng cố: - Qua tiết học em nhận biết được những gì? (Giúp đỡ người khác là việc nên làm). - Nếu ta không làm thì việc gì có thể xảy ra? (Nếu ta không làm thì người gặp khó khăn có thể xảy ra việc không tốt hoặc nguy hiểm đến bản thân…) - GV kết luận: Giúp đỡ người khác là việc làm tốt và đó cũng là việc làm góp phần giúp đỡ quê hương địa phương. 4. Nhận xét, đánh giá tiết học, tuyên dương: 5. Dặn dò: Các em về nhà tiếp tục công việc giúp đỡ người hoạn nạn khi hoặc khó khăn trong thôn xóm hoặc trên đường đi học hoặc ở lớp, ở trường… Tiết học sau ta sẽ thực hành, kể lại việc mình đã giúp đỡ người khác cho cả lớp nghe./.

File đính kèm:

  • docGIUP DO NGUOI KHAC.doc