Bài: BẢO VỆ CỦA CÔNG
I. MỤC TIÊU:
1. Học sinh hiểu:
- Lợi ích của công ở nhà trường và nơi công cộng.
- Cách bảo vệ của công ở nhà trường và nơi công cộng.
- Quyền được vui chơi và học tập ở nhà trường và nơi công cộng.
2. Học sinh biết bảo vệ của công.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Ảnh chụp 20x40 nhà văn hóa thôn Bích Ngô Tây, Hợp tác xã Nông nghiệp Thạch Bích, trường mẫu giáo thôn Thạch hưng, trường TH. Đỗ Thế Chấp.
- Tranh phóng to ở hoạt động 2 (tiết 1), hoạt động 3 (tiết 2).
- Bài hát: “Em yêu trường em” (Nhạc và lời: Hoàng Vân - Mộng Lân).
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6172 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo đức 1 tuần 33: Bảo vệ của công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 1
Người soạn : Nguyễn Thị Nhật Nguyệt
Đơn vị công tác : Trường TH. Đỗ Thế Chấp
Tiết chương trình: Tiết 33 (tiết địa phương)
Bài: BẢO VỆ CỦA CÔNG
I. MỤC TIÊU:
1. Học sinh hiểu:
- Lợi ích của công ở nhà trường và nơi công cộng.
- Cách bảo vệ của công ở nhà trường và nơi công cộng.
- Quyền được vui chơi và học tập ở nhà trường và nơi công cộng.
2. Học sinh biết bảo vệ của công.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Ảnh chụp 20x40 nhà văn hóa thôn Bích Ngô Tây, Hợp tác xã Nông nghiệp Thạch Bích, trường mẫu giáo thôn Thạch hưng, trường TH. Đỗ Thế Chấp.
- Tranh phóng to ở hoạt động 2 (tiết 1), hoạt động 3 (tiết 2).
- Bài hát: “Em yêu trường em” (Nhạc và lời: Hoàng Vân - Mộng Lân).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Tiết 1:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Để bảo vệ hoa và cây nơi công cộng em cần làm gì?
- Tại sao chúng ta phải bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
* GV nhận xét, ghi điểm.
- Để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng chúng em cần phải trồng cây, tưới cây… không được trèo cây, bẻ cành, hái hoa lá, dẫm đạp lên chúng …
- Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng là góp phần bảo vệ môi trường trong lành.
2. Bài mới: (30 phút)
Giáo viên giới thiệu bài và ghi đề: “Bảo vệ của công”
* Hoạt động 1: (9 phút)
Quan sát ảnh chụp nhà văn hóa thôn Bích Ngô Tây; Hợp tác xã Nông nghiệp Thạch Bích; Trường mẫu giáo thôn Thạch hưng, trường TH. Đỗ Thế Chấp ở Tam Xuân 2 - Núi Thành - Quảng Nam.
GV tổ chức cho HS quan sát ảnh rồi lần lượt nêu câu hỏi cho từng ảnh:
- Ảnh chụp cảnh gì? ở đâu?
- Được học dưới mái trường này, được vui chơi Trung thu dưới nhà văn hóa thôn này, em có thích không?
- Ở đó em thấy bàn ghế thế nào? Bảng hiệu, tường rào có đẹp không?
- Để mái trường, các cơ quan thôn xã được luôn mới và đẹp các em cần làm những việc gì và không được làm những việc gì ?
* GV kết luận: Để có nơi cho các em vui chơi an toàn và học tập tốt, các em phải biết bảo vệ của công như: không vẽ bẩn lên tường ở trường, phá hỏng, vẽ lên bàn ghế ở trường, không phá hàng rào ở hội trường thôn,...
- HS quan sát và trả lời cho từng ảnh
- HS nêu ý kiến của mình.
- Bàn ghế mới, bảng hiệu, tường rào sạch đẹp
- Để mái trường, các cơ quan thôn xã được luôn mới và đẹp các em phải bảo vệ và giữ gìn, không được bôi bẩn lên tường, phá hỏng bàn ghế…
HS bổ sung ý kiến, tranh luận với nhau.
* Hoạt động 2: (8 phút)
Thảo luận theo cặp đôi.
GV yêu cầu các cặp HS quan sát tranh phóng to và thảo luận.
Tranh 1: Vài bạn đang đập cửa phòng học
Tranh 2: Các bạn đang vẽ bậy lên tường ở cơ quan thôn
Tranh 3: 1 bạn HS đang lau chùi các vết bẩn ở trên tường
Tranh 4: Các bạn đang xô đẩy bàn ghế trong lớp học
- Tranh nào thể hiện việc nên làm? Tại sao?
- Tranh nào thể hiện việc không nên làm? Tại sao?
* GV kết luận:
- Tranh 3 thể hiện hành động nên làm, bạn biết giữ gìn, bảo vệ hội trường thêm đẹp không để tường bị bẩn.
- Tranh 1, 2, 4 thể hiện hành động không nên làm, các bạn xô đẩy bàn ghế, đập cửa phòng học, vẽ lên tường làm hư hỏng và bẩn lớp học.
Từng cặp HS độc lập thảo luận.
HS trình bày trước lớp kết quả của cặp mình, bổ sung ý kiến tranh luận với nhau...
* Hoạt động 3: (12 phút)
Đóng vai theo tình huống.
GV chia nhóm để đóng vai theo tình huống sau:
Em sẽ làm gì khi thấy bạn xóa và bôi bẩn các bảng hiệu ở cơ quan thôn mình.
* GV chốt lại cách ứng xử đúng: Nên khuyên ngăn bạn hoặc mách người lớn khi không cản được bạn. Làm như vậy là góp phần tiết kiệm tiền của của nhà nước và của nhân dân
3. Nhận xét, dặn dò (1 phút).
a. Mặc bạn, không quan tâm.
b. Cùng xóa và bôi bẩn bảng hiệu với bạn.
c. Khuyên ngăn bạn.
d. Mách người lớn.
HS thảo luận nhóm chuẩn bị đóng vai.
Các nhóm lên đóng vai.
HS thảo luận rút kinh nghiệm về cách đóng vai của các nhóm.
File đính kèm:
- DD1 tuan 33 dia phuong.doc