Giáo án Đạo đức 2 tuần 6, 7, 8

ĐẠO ĐỨC(8) CHĂM LÀM VIỆC NHÀ(T.2)

I. Mục tiêu:

1.Học sinh biết: Trẻ em có bổn phận tham gia việc nhà hợp với khả năng.

 Chăm làm việc nhà là thể hiện tình thương yêu của em đối với ông bà, cha mẹ.

2.HS tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp.

3.HS có thái độ không đồng tình với những hành vi chưa chăm làm việc nhà.

II. Đồ dùng dạy học: Thẻ đỏ- xanh

 Bảng phụ ghi các tình huống.

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo đức 2 tuần 6, 7, 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày tháng năm 200 ĐẠO ĐỨC(8) CHĂM LÀM VIỆC NHÀ(T.2) I. Mục tiêu: 1.Học sinh biết: Trẻ em có bổn phận tham gia việc nhà hợp với khả năng. Chăm làm việc nhà là thể hiện tình thương yêu của em đối với ông bà, cha mẹ. 2.HS tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp. 3.HS có thái độ không đồng tình với những hành vi chưa chăm làm việc nhà. II. Đồ dùng dạy học: Thẻ đỏ- xanh Bảng phụ ghi các tình huống. III.Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh lên bảng HS1: Em ở nhà có giúp đỡ bố mẹ không ? Em hãy kể những việc làm, em đã giúp bố mẹ. HS2: Chúng ta phải nên làm những công việc như thế nào ? Em hãy kể những công việc phù hợp với tuổi của em. 2.Bài mới; Chăm làm việc nhà(t.2) Hoạt động 1: - Các nhóm thảo luận sau đó đóng vai Tình huống 1: Lan đang giúp mẹ trông em thì các bạn đến rủ đi chơi thì Lan sẽ làm gì? Tình huống 2: Mẹ đi làm về muộn. Bé Lan sắp đi học mà chưa ai nấu cơm cả. Nam phải làm gì? Tình huống 3: Ăn cơm xong mẹ bảo Hoa đi rửa bát nhưng ti vi chiếu phim hay. Bạn hãy giúp Hoa đi. Tình huống 4: Các bạn đã hẹn trước với Sơn sang nhà vào sáng nay nhưng bố mẹ đi vắng, bà lại ốm Sơn được giao chăm sóc bà. Sơn phải làm gì bây giờ. - Các nhóm học sinh thảo luận chuẩn bị đóng vai xử lý tình huống. - Lan không nên đi chơi mà ở nhà trông em giúp mẹ - Nam có thể đặt nồi cơm nhặt rau giúp mẹ, để mẹ có thể giúp nấu cơm nhanh chóng. - Hoa rửa bát rồi đi xem phim tiếp - Sơn có thể điện thoại xin lỗi các bạn. Vì bà Sơn ốm rất cần sự chăm sóc * Đại diện nhóm lên đóng vai và trình bày kết quả thảo luận. Kết luận: Khi được giao làm bất cứ công việc nhà nào các em cần phải hoàn thành công việc đi rồi mới làm những việc khác. Hoạt động 2: - Điều này đúng hay sai a. Làm việc nhà là trách nhiệm của người lớn trong gia đình b. Trẻ em không phải làm việc nhà c. Cần làm tốt việc nhà khi có mặt cũng như khi vắng mặt người lớn. d. Tự giác làm việc nhà phù hợp e. Trẻ em làm những việc phù hợp với khả năng. Hoạt động 3: Thảo luận - Ở nhà em làm những công việc gì? - Kết quả ra sao? - Những công việc đó do bố mẹ phân công hay tự giác làm? - Trước những công việc đó em đã làm bố mẹ tỏ thái độ như thế nào? - Em có mong muốn được tham gia vào những công việc nào? Vì sao? - Đúng giơ cờ đỏ - Sai giơ cờ xanh - Nhóm 4 - Học sinh tự trả lời - Những công việc đó do bố mẹ phân công - Bố mẹ rất hài lòng - Vì em đó là những công việc vừa với sức và khả năng của mình * Kết luận: Hãy tìm những việc nhà phù hợp với khả năng và bày tỏ nguyện vọng muốn được tham gia của mình đối với cha mẹ. Thứ hai, ngày tháng năm 200 ĐẠO ĐỨC: (T7) CHĂM LÀM VIỆC NHÀ (T.1) I. Mục tiêu: 1. Học sinh biết: - Trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc nhà phù hợp với khả năng. - Chăm làm việc nhà là thể hiện tình thương yêu của em đối với ông bà, cha mẹ. 2. Học sinh tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp 3. Học sinh có thái độ lẻ đồng tình với hành vi chưa làm việc nhà. II. Đồ dùng dạy học: Đồ dùng chơi đóng vai. Các tấm thẻ bìa đỏ- xanh. Các tấm thẻ nhỏ chơi trò" Nếu... thì...". III. Dạy học: * Hoạt động 1: Phân tích bài thơ: “ Khi mẹ vắng nhà ” * Mục tiêu: Học sinh biết 1 tấm gương chăm làm việc nhà, học sinh biết chăm làm việc nhà là thể hiện tình yêu thương ông bà, cha mẹ. * Cách tiến hành: 1. Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ 2. Học sinh đọc lại 3. Thảo luận lớp - Bạn nhỏ làm gì khi mẹ vắng nhà ? - Việc làm của bạn nhỏ thể hiện tình cảm như thế nào đối với mẹ ? - Em hãy đoán xem mẹ bạn nghĩ gì khi thấy bạn đã làm ? - Cả lớp đọc thầm - 1 học sinh đọc - Học sinh thảo luận nhóm đôi - Học sinh trả lời * Giáo viên kết luận: Bạn nhỏ làm các việc nhà vì bạn thương mẹ muốn chia sẽ nỗi vất vả của mẹ. Việc làm của bạn mang lại niềm vui và sự hài lòng cho mẹ. Chăm làm việc nhà là một đức tính tốt mà chúng ta nên học tập. * Hoạt động 2: Bạn đang làm gì ? * Mục tiêu: Học sinh biết được một số phù hợp với khả năng của các em. * Cách tiến hành: 1. Giáo viên chia nhóm phát cho mỗi nhóm một bộ tranh và yêu cầu các nhóm nêu tên việc nhà mà các bạn nhỏ trong mỗi tranh nên làm. Tranh 1: Cảnh em gái đang cất quần áo phơi trên dây ngoài sân. Tranh 2: Cảnh 1 em trai đang dùng bình nhỏ tưới nước cho hoa, cho cây trong vườn trước nhà. Tranh 3: Cảnh một em trai đang vải thóc cho gà ăn ở sân. Tranh 4: Cảnh một em gái đang nhặt rau, phụ giúp mẹ nấu cơm ( mẹ đang đứng xào nấu trong bếp.) Tranh 5: Một em gái đang rửa cốc chén. Tranh 6: Cảnh một em trai đang lau bàn ghế. 2. Học sinh thảo luận nhóm 3. Các nhóm trình bày 4. Giáo viên tóm tắt lại Tranh 1: Cất quần áo Tranh 2: Tưới cây, tưới hoa Tranh 3: Cho gà ăn Tranh 4: Nhặt rau Tranh 5: Rửa ấm chén Tranh 6: Lau bàn ghế Giáo viên hỏi: Các em có làm những việc đó không ? * Giáo viên khen học sinh 5. Giáo viên kết luận: Chúng ta nên làm những công việc phù hợp với khả năng * Hoạt động 3: Điều này đúng hai sai * Mục tiêu: Học sinh có nhận thức, thái độ đúng với công việc gia đình. * Cách tiến hành: 1. Giáo viên lần lượt nêu từng ý kiến - Yêu cầu học sinh giơ thẻ màu theo: Màu đỏ : Tán thành Màu xanh: Không tán thành Màu trắng: Không biết * Các ý kiến như sau: a. Làm việc là trách nhiệm của người lớn trong gia đình. b. Trẻ em có bổn phận làm những việc nhà phù hợp với khả năng. c. Chỉ làm những việc nhà khi bố mẹ nhắc nhở d. Cần làm tốt việc nhà khi có mặt cũng như khi vắng mặt người lớn. e. Tự giác làm việc nhà phù hợp với khả năng là yêu thương cha mẹ. 2. Sau mỗi ý kiến học sinh đưa thẻ: Giáo viên hỏi giải thích lý do. 3. Giáo viên kết luận: Ý kiến b,d,e là đúng, ý kiến a,c là sai. Vì mọi người trong gia đình phải tự giác làm việc nhà, kể cả trẻ em. Thời gian làm việc nhà phù hợp với khả năng là quyền là bổn phận của trẻ em là thể hiện tình thương yêu đối với ông bà, cha mẹ. - Nhóm 1,2: Tranh 1 - Nhóm 3,4: Tranh 2 - Nhóm 5: Tranh 3 - Nhóm 6: Tranh 4 - Nhóm 7: Tranh 5 - Nhóm 8: Tranh 6 - Học sinh thảo luận rồi trả lời - Học sinh thảo luận - Đại diện nhóm lên trình bày - Học sinh giơ tay - Học sinh đưa thẻ: Giải thích lý do chọn. Củng cố - dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết học Thứ hai, ngày tháng năm 200 ĐẠO ĐỨC: (T6) GỌN GÀNG - NGĂN NẮP (T.2) I. Mục tiêu: Giúp HS hiểu - Hiểu ích lợi của việc sống gọn gàng ngăn nắp. - Giúp HS biết cách ứng xử phù hợp để giữ gìn nhà cửa gọn gàng ngăn nắp. - HS thực hiện được việc gọn gàng ngăn nắp chỗ học chỗ chơi II. Đồ dùng dạy học: - Các tình huống cho hoạt động ngoài. - Vở bài tập Đạo đức. III. Hoạt động Dạy học: 1.Bài cũ: GV hỏi : ? Vì sao cần phải để đồ dùng sách vở đúng nơi quy định ? - 2 HS lên bảng TLCH và GV nhận xét, đánh giá . ? Gọn gàng, ngăn nắp có lợi như thế nào ? 2.Bài mới; 2.1- Giới thiệu bài : 2.2- Hoạt động 1. Đóng vai theo các tình huống * Mục tiêu : Giúp học sinh biết cách ứng xử phù hợp để giữ gìn nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp. * Tiến hành : - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng : tìm cách ứng xử qua một tình huống và thể hiện qua trò chơi đóng vai. - Lớp chia làm 06 nhóm, mỗi nhóm 07 em. Cử nhóm trưởng nhận nhiệm vụ. - GV nêu tình huống : – Em vừa ăn cơm xong, chưa kịp dọn mâm bát thì bạn đến rủ đi chơi. Em sẽ làm gì .... ? – Nhà sắp có khách, mẹ nhắc em quét nhà trong khi em muốn xem phim hoạt hình, em sẽ ... ? – Bạn được phân công xếp gọn gối chiếu sau khi ngủ dậy, nhưng em thấy bạn không làm. Em sẽ .... ? - Nhóm 1 & nhóm 2 : Bạn chờ mình một chút, mình dọn bát đũa rồi chúng ta cùng đi chơi. - Nhóm 3 & nhóm 4 : Đứng dậy quét nhà rồi xem tiếp cũng chưa muộn. - Nhóm 5 & 6 : Nhắc nhở bạn đi làm ngay. - GV mời 03 nhóm lên bảng đóng kịch -> GV kết luận. - 1 nhóm đóng vai - nhóm bạn nhận xét * GV kết luận : Em nên cùng mọi người giữ gọn gàng ngăn nắp nơi ở của mình. 2.3- Hoạt động 2 : Tự liên hệ * Mục tiêu : Giáo viên kiểm tra việc học sinh thực hiện việc gọn gàng ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi. * Cách tiến hành : - GV yêu cầu HS giơ tay theo 03 mức độ : – Mức độ 1 : Thường xuyên tự xếp dọn chỗ học chỗ chơi – Mức độ 2 : Chỉ làm khi được nhắc nhở. – Mức độ 3 : Thường nhờ người khác làm hộ. - HS giơ tay theo yêu cầu của GV. - GV yêu cầu HS giơ tay theo 03 mức độ trên. - GV ghi bảng số liệu vừa thu được - Nhóm trưởng thống kê số liệu theo 03 mức độ trên để giáo viên tổng kết, so sánh giữa các nhóm. - GV khen các nhóm có số bạn ở mức 1 nhiều - nhắc nhở các nhóm khác nên thực hiện tốt những gì đã học * GV kết luận chung : Sống gọn gàng, ngăn nắp làm cho nhà cửa thêm sạch đẹp, và khi cần sử dụng không cần mất công tìm kiếm lâu. Nếp sống gọn gàng ngăn nắp, luôn được mọi người yêu mến. 3. Củng cố, dặn dò : - GV dặn dò HS về nhà thực hiện với những gì đã được học. - GV nhận xét tiết học. --------------------------------------

File đính kèm:

  • docDAO DUC. ANH.doc