Giáo án Đạo đức 3

ĐẠO ĐỨC:

Bài 1:

KÍNH YÊU BÁC HỒ

( tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

 Hs biết Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc , tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Vở bài tập đạo đức.

- Bài thơ, bài hát, truyện, tranh ảnh về Bác Hồ.

III. PHƯƠNG PHÁP:

Đàm thoại, quan sát, luyện tập thực hành, thảo luận nhóm.

 

doc55 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Đạo đức 3, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đạo đức: Thứ 3 / 12 / 9 / 2006 Bài 1: kính yêu bác hồ ( tiết 1) I. Mục tiêu: Hs biết Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc , tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ. II. Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập đạo đức. - Bài thơ, bài hát, truyện, tranh ảnh về Bác Hồ. III. Phương pháp: Đàm thoại, quan sát, luyện tập thực hành, thảo luận nhóm. IV. Các hoạt động dạy học: A.ổn định tổ chức: B. Kiểm tra đồ dùng sách vở của môn học. C. Bài mới: 1. Khởi động: Hát bài về Bác Hồ. 2. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm - Gv chia nhóm, giao nhiệm vụ: Quan sát ảnh, tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng ảnh. - Gv đánh giá ý kiến đúng. - Yêu cầu trả lời câu hỏi. + Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào? Quê Bác ở đâu? + Bác Hồ có tên gọi nào khác? Tình cảm của Bác đối với Tổ quốc và nhân dân như thế nào? - Gv chốt lại ý chính. 3. Hoạt động 2: Kể chuyện "Các cháu vào đây với Bác" - Gv kể chuyện kết hợp tranh nội dung. - Gv đặt câu hỏi: + Qua câu chuyện em thấy tình cảm của Bác Hồ đối với các em thiếu nhi như thế nào? + Thiếu nhi làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ? 4. Hoạt động 3: Tìm hiểu 5 điều Bác dạy. Liên hệ bản thân về việc thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy. - Câu ca dao nào nói về Bác Hồ? -Yêu cầu mỗi học sinh đọc một điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. - Gv ghi bảng 5 điều Bác Hồ dạy. - Chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm tìm một số biểu hiện cụ thể của một trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. - Gv củng cố lại nội dung 5 điều Bác Hồ dạy. 5. Hoạt động 4: Hướng dẫn hs rút ra bài học: - Con có ý nghĩ gì về Bác Hồ? - Con có tình cảm gì đối với Bác Hồ? 6. Củng cố dặn dò: HD thực hành: + Ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy + Sưu tầm tranh ảnh, truyện, bài hát, thơ về Bác Hồ. - Hát - Hs hát. - Hs thảo luận nhóm 4: Quan sát các ảnh và nêu nội dung, đặt tên cho từng ảnh: + Đại diện các nhóm lên trình bày: ảnh 1: Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập. ảnh2: Bác Hồ với các cháu mẫu giáo. ảnh 3: Bác quây quần bên thiếu nhi. ảnh 4: Bác ôm hôn các cháu. ảnh 5: Bác chia kẹo cho các cháu. - Các nhóm khác bổ sung. - Bác Hồ sinh ngày 19/5/1890. Quê Bác ở Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. - Còn nhỏ Bác tên là Nguyễn Sinh Cung->Nguyễn Tất Thành->Nguyễn ái Quốc ->Hồ Chí Minh. Bác hết lòng yêu thương nhânm loại nhất là thiếu nhi. - Hs theo dõi. - Hs trả lời: + Bác Hồ luôn yêu thương và chăm sóc... + Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. - Hs nêu ý kiến của bản thân. - Câu ca dao: Tháp mười đẹp nhất hoa sen. Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ. - Hs đọc 5 điều Bác Hồ dạy. - Các nhóm thảo luận ghi lại những biểu hiện cụ thể của mỗi điều Bác Hồ dạy. - Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp nhận xét bổ sung. Ví dụ: Học tập tốt , lao động tốt là chăm chỉ học tập và rèn luyện để cố gắng vươn lên. thường xuyên tự giác lao động vệ sinh ở trường lớp và ở nhà sạch sẽ. - Hs nêu: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác luôn luôn yêu quý và quan tâm đến các cháu thiếu niên, nhi đồng. - Con rất yêu quý và kính trọng Bác Thứ / 3 / 19 / 9 / 2006 kính yêu bác hồ (Tiết2) I. Mục tiêu: Thông qua các hình thức luyện tập thực hành bài tập và trò chơi giúp hs tự đánh giá việc thực hiện 5 điều Bác hồ dạycủa bản thân. Giúp hs biết thêm những thông tin về bác và củng cố bài học. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh, truyện, bài thơ,...sưu tầm về Bác. III. Phương pháp: - Đàm thoại, luyên tập thực hành. IV. Các hoạt động dạy học: A. ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: - Để tỏ lòng kính yêu Bác thiếu niên phải làm gì? - Con đã làm tốt 5 điều Bác Hồ dạy chưa? Nêu những việc làm cụ thể? - Gv đánh giá. C. Bài mới: 1. Khởi động: 2. Nội dung bài Hoạt động 1: Tự liên hệ. - Con đã thực hiện những điều nào trong 5 điều Bác Hồ dạy? Còn nhữnh điều nào chưa thực hiện , vì sao? - Gv khen ngợi động viên. Hoạt động 2: Giới thiệu tư liệu đã sưu tầm. * Mục tiêu: Giúp hs biết thêm những thông tin về Bác Hồ và tình cảm giữa bác Hồ với thiếu nhi , thêm kính yêu Bác Hồ. - Yêu cầu hs trình bày kết quả sưu tầm được. - Gv khen những hs, nhóm hs sưu tầm được nhiều tài liệu. - Gv giới thiệu thêm một số tư liệu. Hoạt động 3: Trò chơi phóng viên * Mục tiêu: Giúp hs củng cố bài học. - Gv hướng dẫn trò chơi. - Gv khen ngợi , độnh viên hs. 3. Củng cố dặn dò: - Về nhà thực hiện thật tốt 5 điều Bác Hồ dạy. - Chuẩn bị bài sau. - Hát - Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. - Hs nêu, gv và cả lớp nhận xét. - Hs hát bài: Tiếng chim kêu trong vườn Bác. - Hs tự liên hệ đến bản thân và trả lời trước lớp. - Hs nhận xét. - Hs trình bày dưới hình thức: Hát, kể chuyện, đọc thơ, giới thiệu tranh ảnh theo tổ. - Hs nhận xét về cách trình bày kết quả sưu tầm của cá bạn. - Hs theo dõi. - Hs thực hiện: + Một số hs đóng vai phóng viên hỏi bạn về Bác Hồ. Những hs được phỏng vấn trả lời câu hỏi tìm hiểu về Bác. + Hs theo dõi xem bạn nào làm tốt. Bài 2: Thứ 3 / 26 / 9 / 2006 giữ lời hứa ( Tiết 1 ) I. Mục tiêu: 1. Hs hiểu: - Thế nào là giữ lời hứa. - Vì sao phải giữ lời hứa. 2. Hs biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người. 3. Hs có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người hay thất hứa. II. Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập đạo đức. - Tranh minh hoạ truyện Chiếc vòng bạc. - Phiếu học tập dùng cho hoạt động 2. - Các tấm bìa đỏ, xanh, trắng cỡ nhỏ. III. Phương pháp: - Đàm thoại, luyện tập thực hành. - Gv nhận xét đánh giá 3. Bài mới: . Hoạt động 1: Thảo luận * Mục tiêu: - Gv kể chuyện ( vừa kể vừa minh hoạ bằng tranh ) - y/c 1 hs đọc lại truyện - y/c hs thảo luận. + Bác Hồ đã làm gì khi gặp lai bé sau 2 năm? + Em bé và mọi người cảm thấy thế nào trước việc làm của bác? + Việc làm của bác thể hiện điều gì? + Qua câu chuyện trên con có thể rút ra điều gì? + Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào? *. Giáo viên kết luận: b. Hoạt động 2: xử lý tình huống. - Gv chia lớp thành các nhóm giao cho mỗi nhóm 1 tình huống. - y/c cả lớp thảo luận. + Em có đồng tình với cách giải quyết của các nhóm không ? Vì sao? + Theo em, Tiến sẽ nghĩ gì khi không thấy Tâm sang nhà mình học như đã hứa. Hằng sẽ nghĩ gì khi Thanh không dán trả lại quan tâm và yêu quý các em thiếu niên nhi đồng. - Truyện " Chiếc vòng bạc" - Giúp hs biết được thế nào là giữ lời hứa và ý nghĩa của việc giữ lời hứa. - Hs theo dõi. - 1 hs đọc lại truyện. + Bác trao cho em bé chiếc vòng bạc. + Em bé và mọi người cảm động rơi nước mắt trước tấm lòng của bác. + Bác là người giữ lời hứa, đã hứa là phải làm cho kì được. + Cầm phải giữ đùng lời hứa đã hứa hẹn với người khác. + Được mọi người quý trọng, tin cậy và noi theo. + Tình huống 1: Tâm hẹn chiều CN sang nhà tiến giúp bạn học toán. Nhưng khi tâm vừa chuẩn bị đi thì trên ti vi lại chiếu phim hoạt hình rất hay. Theo em bạn tâm có thể ứng xử như thế nào trong tình huống đó? Nếu là tâm em chọn cách ứng xử nào? Vì sao? + Tình huống 2: Hằng có quyển truyện mới. Thanh mượn bạn đem về nhà xem và hứa sẽ giữ gìn cẩn thận. Nhưng về nhà Thanh sơ ýđể em bé nghịch làm rách truyện. Theo em thanh có thể làm gì? Nếu là em, em chọn cách nào? - Hs lần lượt nêu ý kiến. + Tiến, Hằng sẽ không cảm thấykhông vui, không hài lòng, không thích. Có thể mất lòng tin khi bạn không giữ lời hứa với người khác truyện và xin lỗi. + Cần làm gì khi không thể thực hiện lời hứa với ngưới khác - Gv kết luận: (như bên ) c. Hoạt động 3: Tự liên hệ - y/c hs tự liên hệ bản thân: Vừa qua có hứa với ai điều gì không ? Có thực hiện được điều đã hứa chưa? vì sao? - Em cảm thấy như thế nào khi đã thực hiện được lời hứa? - Gv nhận xét khen ngợi đồng thời nhắc nhở những hs chưa biết giữ lời hứa với người khác. 4. Củng cố dặn dò: - Hướng dẫn thực hành. + Thực hiện giữ lời hứa với mọi người, sưu tầm các tấm gương giữ lời hứa - Chuẩn bị bài sau. + Khi vì một lý do nào đó em không thể thực hiện được lời hứa với người khác, em cần phải xin lỗi họ và giải thích rõ lý do để họ hiểu và thông cảm cho ta. - hs tự liên hệ bản thân , lần lượt nói trước lớp. - hs cả lớp theo dõi và nhận xét việc làm của bạn. - Hs nêu. Thứ 3 / 3 / 10 / 2006 giữ lời hứa ( Tiết 2 ) I. Mục tiêu: - Thông qua các bài tập luyện tập thực hành giúp hs tự đánh giá bản thân và bầy tỏ ý kiến của mình về những hành vi giữ đúng lời hứa, không giữ đúng lời hứa. II. Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập đạo đức. III. Phương pháp: - Đàm thoại, thảo luận nhóm , đóng vai, thực hành luyện tập. IV. Hoạt động dạy học: A.ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là giữ lời hứa? - Vì sao phải giữ đúng lời hứa? - Gv nhận xét đánh giá. C. Bài mới: 1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi * Mục tiêu: Hs biết đồng tình với những hành vi thể hiện giữ đúng lời hứa, không đồng tình với những hành vi không giữ đúng lời hứa. - Bài tập 1: - Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi. - Gv kết luận: Các việc làm a, d là giữ đúng lời hứa. Các việc làm b, c là không giữ đúng lời hứa. 2. Hoạt động 2: Đóng vai. - Gv chia nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai trong các tình huống: Em đã hứa cùng bạn làm một việc gì đó , nhưng sau đó đã hiểu ra việc làm đó là sai. Khi đó em làm gì? - Gv yêu cầu các nhóm lần lượt lên đóng vai. - Yêu cầu cả lớp trao đổi: + Em có đồng tình với cách ứng xử của nhóm vừa trình bày không? Vì sao? + Theo em cách giải quyết nào là tốt hơn? - Gvkl: Em cần xin lỗi bạn, giải thích lí do và khuyên bạn không bên làm điều sai trái. 3. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến - Gv lần lượt nêu từng quan điểm có liên quan đến việc giữ lời hứa. - Vì sao không đồng tình với các ý kiến a, c, e? - Gvkl: Đồng tình với các ý kiến b, d, đ . Không đồng tình với các ý kiếna, c, e. Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói và đã hứa với người khác. Người biết giữ đúng lời hứa sẽ được mọi ngườ tin cậy và tôn trọng. 4. Củng cố dặn dò: - Học bài và chuẩn bị bài sau. - Hát. - Giữ lời hứa là làm đúng những điều mình đã nói đã hứa hẹn với người khác. - Vì giữ đúng lời hứa là tự trọng và tôn trọng người khác. - 1 hs đọc yêu cầu của bài. - Hs thảo liận nhóm đôi. - Một số nhóm trình bày kết quả , hs cả lớp nhận xét bbổ sung. - Hs trong nhóm thảo luận tìm ra cách ứng xử để đóng vai trong tình huống. - Các nhóm lên đóng vai thể hiện cách ứng xử trong tình huống đã chọn. - Lớp theo dõi nhận xét. - Hs lần lượt tự do nêu ý kiến của mình. - Hs nêu cách giải quyết tốt nhất. - Hs bày tỏ ý kiến của mình: + ý kiến b, d, đ -> Giơ thẻ đỏ. + ý kiến a, c, e - > Giơ thẻ vàng - Hs nêu. Bài 3: Thứ 3 / 10 / 10 / 2006 tự làm lấy việc của mình ( Tiết 1 ) I. Mục tiêu: Học sinh hiểu - Thế nào là tự làm lấy việc của mình. - ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình. - Tuỳ theo độ tuổi trẻ em có quyền quyết định và thực hiện công việc của mình. - Học sinh tự làm lấycông việc của mình trong học tập, lao động , sinh hoạt ở trường và ở nhà. - Hs có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình. II. Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập đạo đức. - Tranh minh hoạ tình huống hoạt động 1. III. Phương pháp: - Đàm thoại, thảo luận, thực hành luyện tập. IV. Các hoạt động dạy học: A. Ôn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: - Em cảm thấy như thế nào khi thực hiện đúng lời hứa với người khác? - Gv đánh giá. C. Bài mới: 1. Hoạt động 1: Xử lí tình huống. - Gv nêu tình huống cho hs tìm cách giải quyết: Gặp bài toán khó Đại loay hoay mãi mà vẫn chưa giải được, thấy vậy An đưa bài đã giải sẵn cho bạn chép. Nếu là Đại em sẽ làm gì khi đó? - Gv kl: Trong cuộc sống ai cũng có công việc của mình và mỗi người ai cũng phải tự làm lấy việc của mình. 2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm - Bài tập 2: - Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi - Gvkl: như bên 3. Hoạt động 3: Xử lí tình huống - Gv nêu tình huống: - Khi Việt đang cắt hoa giấy chuẩn bị cho cuộc thi " Hái hoa dân chủ " tuần tới của lớp thì Dũng đến chơi Dũng bảo Việt: Tớ khéo tay bạn để tớ làm , còn cậu giỏi toán cậu làm hộ tớ. Nếu em là Việt em có đồng ý không ? Vì sao? - Gvkl: 4. Củng cố dặn dò: - Hướng dẫn thực hành: Hằng ngày tự làm lấy việc của mình. - Hát - Em cảm thấy rất vui và hài lòng với việc làm của mình. - 2-3 hs nêu cách giải quyết. - Hs nhận xét phân tích cách ứng xử đúng - Một học sinh đọc yêu cầu - Các nhóm độc lập thảo luận - Đại diện nhóm trình bày trước lớp, các nhóm còn lại nhận xét bổ sung: + Tự làm lấy việc của mình là cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào người khác. + Tự làm lấy việc cuả mình giúp cho em mau tiến bộ và không làm phiền người khác. - Học sinh suy nghĩ tìm cách giải quyết - Học sinh lần lượt nêu cách xử lý của mình hoặc có thể chơi trò chơi sắm vai. - Học sinh cả lớp có thể tranh luận nêu cách giải quyết khác. Ví dụ: đề nghị bạn Dũng là sai. Hai bạn tự làm lấy việc của mình. Vì cứ làm hộ bạn như vậy thì không bao giờ bạn biết làm Thứ 3 / 17 / 10 / 2006 tự làm lấy việc của mình ( Tiết 2 ) I. Mục tiêu: - Thông qua các bài tập luyện tập thực hành, giúp học sinh tự đánh giá về những công việc của mình và bày tỏ ý kiến của mình với các ý kiến có liên quan đến việc tự làm và không tự làm lấy việc của mình. II. Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập đạo đức. III. Phương pháp: - Đàm thoại, đóng vai, luyện tập thực hành IV. Các hoạt động dạy học: A. ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: - Như thế nào là tự làm lấy việc của mình? Tại sao phải làm lấy việc của mình. - Giáo viên nhận xét đánh giá C. Bài mới: 1. Hoạt động 1: Liên hệ thực tế Yêu cầu học sinh tự liên hệ: - Các em đã tự làm lấy những việc gì của mình? các em đã tự làm việc đó như thế nào. - Em cảm thấy như thế nào sau khi hoàn thành công việc. - Gvkl: Mỗi chúng ta nên tự làm lấy công việc của mình để khỏi phải làm phiền người khác. Có như vậy chúng ta mới mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. - Khen ngợi những em đã biết tự làm lấy việc của mình và khuyến khích những học sinh khác noi theo bạn. 2. Hoạt động 2: Đóng vai - Giáo viên giao cho 1 nửa số nhóm thảo luận xử lý tình huống 1, mọt nửa còn lại thảo luận xử lý tình huống 2 rồi thể hiện qua trò chơi đóng vai - Gvkl: Nếu có mặt ở đó em cần khuyên Hạnh nên tự quyết nhà vì đó là công việc mà Hạnh đã được giao. Xuân nên tự làm trực nhật lớp và cho bạn mượn đồ chơi. 3. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến. - Bài tập 6: Yêu cầu học sinh bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến bằng cách ghi dấu + vào ô trống là đồng ý, ghi dấu - vào ô trống là không đồng ý . - Gvkl theo từng nội dung. - Kết luận chung: Trong học tập lao động và sinh hoạt hằng ngày , em hãy tự làm lấy công việc của mình, không nên dựa dẫm vào người khác. Như vậy em mới mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. 4. Dặn dò: - Thực hành tự làm lấy việc của mình và chuẩn bị bài sau. - Hát - Tự làm láy việc của mình là cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào người khác. Vì tự làm lấệc của mình giúp cho em mau tiến bộ và không làm phiền người khác. - Hs tự liên hệ bản thân - 1 số hs trình bày trước lớp - Các hs khác nhận xét - Em cảm thấy rất vui ... - Hs lắng nghe. - Các nhóm làm việc: + Tình huống 1: ở nhà Hạnh được phân công quét nhà, nhưng hôm nay Hạnh cảm thấy ngại nên nhờ mẹ làm hộ. Nêu em có mặt ở nhà Hạnh lúc đó, em sẽ khuyên bạn như thế nào? + Tình huống 2: Hôm nay đến phiên Xuân làm trực nhật lớp. Tú bảo:" Nếu cậu cho tớ mượn chiếc ô tô đồ chơi thì tớ sẽ làm trực nhật thay cho. Bạn Xuân nên ứng xử như thế nào khi đó? - Theo từng tình huống, 1 số nhóm trình bày trò chơi sắm vai trước lớp - Lớp theo dõi nhận xét. - 1 hs đọc yêu cầu của bài. - Hs đọc thầm và bày tỏ thái độ của mình qua từng nội dung. - Theo từng nội dung hs nêu kết quả của mình trước lớp. - Các em khác tranh luận bổ sung: a. Đồng ý, vì tự làm lấy công việc của mình có nhiều mức độ, nhiều biểu hiện khác nhau. b. Đồng ý, vì đó là một trong nội dung quyền được tham gia của trẻ em. c. Không đồng ý, vì nhiều việc mình cũng cần người khác giúp đỡ. d. Không đồng ý, vì đã làm việc của mình thì việc nào cũng phải hoàn thành. đ. Đồng ý, vì đó là quyền của trẻ em đã được ghi trong công ước quốc tế. e. Không đồng ý, vì trẻ em chỉ có thể được quyết định những công việc phù hợp với khả năng bản thân Thứ 3 / 24 / 10 / 2006 Bài 4: quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em ( Tiết 1 ) I. Mục tiêu: 1. Hs hiểu: -Trẻ em có quyền được sống với gia đình, có quyền được cha mẹ quan tâm, chăm sóc. Trẻ em không nơi nương tựa có quyền được nhà nước và mọi người hỗ trợ giúp đỡ. - Trẻ em có bổn phận phải quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình. 2. Hs biết yêu quý, quan tâm chăm sóc những người thân trong gia đình. II. Tài liệu và phương tiện: - Vở bài tập đạo đức. - Các bài thơ, bài hát, các câu chuyện về chủ đề gia đình - Các tấm bìa đỏ, xanh, trắng. III. Phương pháp: - Đàm thoại, thảo luận nhóm, luyện tập thực hành. IV. Các hoạt động dạy học: A. Ôn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: - Tự làm lấy công việc của mình có lợi gì? - Gv nhận xét đánh giá. C. Bài mới: 1. Khởi động: - Bài hát nói lên điều gì? 2. Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Hs kể về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà cha mẹ dành cho mình. - Yêu cầu hs làm việc nhóm đôi kể cho nhau nghe. - Gọi 1 số hs kể trước lớp. - Thảo luận cả lớp: + Em nghĩ gì về tình cảm và sự chăm sóc mà mọi người trong gia đình đã dành cho em? + Em nghĩ gì về những bạn nhỏ thiệt thòi hơn chúng ta phải sống thiếu tình cảm và sự chăm sóc của cha mẹ? - Gvkl. Hoạt động 2: Kể chuyện " Bó hoa đẹp nhất" - Gv kể chuyện. - Yêu câu hs thảo luận nhóm. + Chị em Ly đã làm gì nhân dịp sinh nhật mẹ? + Vì sao mẹ nói rằng bó hoa chị em Ly tặng là bó hoa đẹp nhất? - Gvkl: Con cháu có bổn phận quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹvà những người thân trong gia đình. Sự quan tâm chăm sóc của các em sẽ đem lại niềm vui hạnh phúc cho ông bà cha mẹ và mọi người trong gia đình. Hoạt động 3: Đánh giá hành vi - Gv chia nhóm phát phiếu giao việc cho các nhóm thảo luận, nhận xét cách ứng xử của bạn trong các tình huống. - Gvkl: - Em đã làm được như bạn Hương, Phong, Hồng chưa, giơ tay? 4. Củng cố dặn dò: - Hướng dẫn thực hành: Sưu tầm tranh ảnh, thơ, bài hát ca dao, tục ngữ về tình cảm gia đình. - Hát - Tự làm lấy việc của mình giúp em mau tiến bộ và không làm phiền người khác. - Hát bài: Cả nhà thương yêu nhau - Nói lên tình cảm cha mẹ và con cái trong gia đình. - Hs trao đổi nhóm đôi. - 1 số hs kể. + Em thấy mọi người trong gia đình em rất yêu thương, quan tâm chăm sóc và lo lắng cho em. + Em thấy các bạn rất thiệt thòi, em rất thương các bạn và em mong các bạn cũng được sự quan tâm chăm sóc của mọi người như em. - Hs nghe và quan sát tranh. - Hs thảo luận nhóm đôi. + Chị em Ly ra ngõ hái những bông hoa mọc bên lề đường để tặng mẹ . + Vì bó hoa đó đơn giản mộc mạc nhưng đã chứa đựng tất cả tấm lòng yêu thương mẹ của hai chị em Ly nên mẹ nói đó là bó hoa đẹp nhất. - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả - Lớp theo dõi bổ sung. - Hs thảo luận các tình huống . - Đại diện các nhóm trình bày, lớp nhận xét: + Cách ứng xử của các bạn trong tình huống a, b, đ là thể hiện thương yêu chăm sóc ông bà, cha mẹ. Còn cách ứng xử trong tình huống b là chưa quan tâm đến bà và em nhỏ. - Hs tự liên hệ . Thứ 3 / 31 / 10 / 2006 quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em ( Tiết 2 ) I. Mục tiêu: - Luyện tập thực hành giúp hs biết cách xử lí và bày tỏ ý kiến của mình về việc quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình. II. Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập đạo đức. - Các thẻ giấy đỏ, xanh, trắng. III. Phương pháp: - Đàm thoại, thảo luận nhóm, luyện tập thực hành. IV. Các hoạt động dạy học: A. ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: - Các con phải có bổn phận như thế nào đối với ông bà, cha mẹ? - Gv nhận xét đánh giá. C. Bài mới: 1. Hoạt động 1: Xử lí tình huống và đóng vai. - Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận đóng vai một tình huống. - Gvkl: + Tình huống 1: Lan cần chạy ra khuyên ngăn em không được nghịch dại và dỗ dành em chơi trò chơi khác. + Tình huống 2: Huy nên dành thời gian đọc báo cho ông nghe. 2. Hoạt động 2: bày tỏ ý kiến - Gv lần lượt đọc từng ý kiến: a. Trẻ em có quyền được cha mẹ, ông bà thương yêu chăm sóc. b. Chỉ có trẻ em mới cần được chăm sóc c. Trẻ em có bổn phận phải thương yêu chăm sóc những người thân trong gia đình. - Gvkl: Các ý kiến a, c là đúng, b là sai. 3. Hoạt động 3: Hs giới thiệu tranh mình vẽ về món quà tặng sinh nhật ông bà ,cha mẹ anh chị em. - Yêu cầu hs giới thiệu bức tranh mình vẽ với bạn ngồi bên cạnh. - Gọi vài hs lên bảng giới thiệu với lớp về bức tranh vẽ của mình. - Gvkl: Đây là những món quà rất quý vì đó là tình cảm của em đối với những người thân trong gia đình. Em hãy mang về tặng cho người thân. 4. Hoạt động 4: Hs múa hát, kể chuyện, đọc thơ... về chủ đề bài học. - Sau mỗi phần trình bày của hs, Yêu cầu hs thảo luận về ý nghĩa bài thơ, bài hát đó. * Kết luận chung: 5. Củng cố dặn dò: - Thực hành chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em. - Hát - Yêu thương chăm sóc ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình. - Các nhóm thảo luận và đóng vai. Một nửa lớp đóng vai tình huống 1, một nửa lớp đóng vai tình huống 2. - Các nhóm lên đóng vai. - Lớp nhận xét. - Hs suy nghĩ bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành, lưỡng lự bằng cách giơ các tấm bìa đỏ, xanh, trắng. - Hs thảo luận và nêu lí do vì sao tán thành, không tán thành, lưỡng lự qua từng ý kiến. - Hs giới thiệu cho nhau nghe về bức tranh mình vẽ. - Vài hs lên bảng giới thiệu tranh mình vẽ. - Hs tự điều khiển chương trình, tự giới thiệu tiết mục. - Hs biểu diễn các tiết mục ( đan xen các thể loại ) - Hs thảo luận ý nghĩa bài thơ, bài hát ... bạn trình bày. Bài 5: Thứ 3 / 7 / 11 / 2006 chia sẻ vui buồn cùng bạn ( Tiết 1 ) I. Mục tiêu: 1. Hs hiểu: - Cần chúc mừng khi bạn có chuyện vui, an ủi, động viên, giúp đỡ khi bạn có chuyện buồn. - ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn. - Trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè, có quyền được đối xử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ khi khó khăn. 2. Hs biết cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn trong những tình huống cụ thể, biết đánh giá và tự đánh giá bản thân trong việc quan tâm giúp đỡ bạn. 3. Quý trọng các bạn biết quan tâm chia sẻ vui buồn với bạn bè . II. Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập đạo đức. - Tranh minh hoạ các tình huốnh của hoạt động 1, tiết 1. - Các câu chuyện, bài thơ, bài hát, tấm gương, ca dao, tục ngữ về tình bạn về sự cảm thông, chia sẻ vui buồn với bạn. - Các tấm bìa đỏ, xanh, trắng. III. Phương pháp: - Quan sát, đàm thoại, thảo luận , luyện tập thực hành. IV. Các hoạt động dạy học: A. ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: - Trẻ em có quyền như thế nào trong việc được quan tâm chăm sóc? - Gv nhận xét đánh giá. C. Bài mới: 1. Khởi động: 2. Hoạt động 1: Thảo luận phân tích tình huống. - Yêu cầu hs quan sát tranh trong tình huống và nêu nội dung tranh - Gv giới thiệu tình huống. - Gvkl: Hoạt động 2: Đóng vai. - Gv chia nhóm yêu cầu các nhóm xây dựng kịch bản và đóng vai một trong các tình huống . - Gvkl: Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ. - Gv lần lượt đọc từng ý kiến. - Gvkl: Các ý kiến a, c, d, đ, e là đúng, ý kiến b là sai. 3. Củng cố dặn dò: - Hướng dẫn thực hành: Quan tâm chia sẻ với bạn bè trong lớp, trong trường và ở nhà. Sưu tầm truyện, tấm gương...về tình bạn. - Hát - Trẻ em có quyền được sống với gia đình, có quyền được cha mẹ quan tâm chăm sóc, trẻ em không nơi nương tựa có quyền được nhà nước và mọi người hỗ trợ và giúp đỡ. - Cả lớp hát bài Lớp chúng mình đoàn kết. - Hs quan sát và cho biết nội dung tranh. - Hs thảo luận nhóm đôi về các cách cư xử trong tình huống và phân tích kết quả của mỗi cách ứng xử. - Hs thảo luận nhóm xây dựng kịch bản và đóng vai mỗi nhóm một tình huống. - Các nhóm lên đóng vai. - Hs cả lớp theo dõi nhận xét. - Hs suy nghĩ bày tỏ thái độ: - ý kiến a, c, d, đ, e -> thẻ đỏ. - ý kiến b -> thẻ xanh. - Hs thảo luận nhóm đôi nêu lí do vì sao tán thành và không tán thành. Thứ 3 / 14 / 11 / 2006 chia sẻ vui buồn cùng bạn ( Tiết 2 ) I. Mục tiêu: - Luyện tập thực hành giúp hs phân biệt hành vi đúng sai đối với bạn bè khi có chuyện vui buồn. II. Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập đạo đức, phiếu học tập, các câu chuyện tấm gương, ca dao, tục ngữ đã sưu tầm. III. Phương pháp: - Đàm thoại, luyện tập thực hành. IV. Các hoạt động dạy học: A. ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: - Vì sao cần chia sẻ vui buồn cùng bạn? - Gv nhận xét đánh giá. C. Bài mới: 1. Hoạt động 1: Phân biệt hành vi đúng, sai. - Gv phát phiếu học

File đính kèm:

  • docga t1 lop 3.doc