I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn các công trình công cộng là giữ gìn tài sản chung của xã hội
2. Năng lực:
- Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng
- Tích cực tham gia tuyên truyền vào việc giữ gìn các công trình công cộng
3. Kĩ năng:
- Kĩ năng xác định giá trị văn hóa tinh thần của những nơi công cộng
- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin
4. Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng
- Khen ngợi những người tham gia giữ gìn các công trình công cộng
- Không đồng tình với những người phá hoại các công trình công cộng
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: tranh ảnh minh họa ở bài tập 1, bảng phụ ghi phần ghi nhớ, sách giáo khoa, bảng phụ kẻ cột NÊN và KHÔNG NÊN ở bài tập 2, bảng phụ ghi các biện pháp bảo vệ các công trình công cộng
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
8 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 06/07/2023 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo đức Lớp 4 - Tiết 1, Bài 11: Giữ gìn các công trình công cộng - Nguyễn Thị Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường : TH Phước Hòa 1 Tuần: 23
Lớp : 4/1
GVHD : Nguyễn Thị Bình
GSTT : Trần Thị Trúc Phương
Ngày dạy :
NHẬT KÝ CHUYÊN MÔN
ĐẠO ĐỨC
BÀI 11: GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (T1)
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn các công trình công cộng là giữ gìn tài sản chung của xã hội
2. Năng lực:
- Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng
- Tích cực tham gia tuyên truyền vào việc giữ gìn các công trình công cộng
3. Kĩ năng:
- Kĩ năng xác định giá trị văn hóa tinh thần của những nơi công cộng
- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin
4. Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng
- Khen ngợi những người tham gia giữ gìn các công trình công cộng
- Không đồng tình với những người phá hoại các công trình công cộng
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: tranh ảnh minh họa ở bài tập 1, bảng phụ ghi phần ghi nhớ, sách giáo khoa, bảng phụ kẻ cột NÊN và KHÔNG NÊN ở bài tập 2, bảng phụ ghi các biện pháp bảo vệ các công trình công cộng
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Lịch sự với mọi người:
- Gọi 2 HS:
+ Câu 1: Lịch sự với mọi người được thể hiện qua hành động gì?
+ Câu 2: Lịch sự với mọi người, bản thân em sẽ nhận được điều gì?
- GV nhận xét
- GV gọi 2 nhóm lên trình bày (Tên công trình+địa điểm xây dựng+mục đích xây dựng) tranh ảnh mà các em đã sưu tầm được về các công trình công cộng ở địa phương hoặc nơi khác
- GV nhận xét và cũng đưa ra những công trình công cộng mà mình đã sưu tầm được
- GV hỏi: Qua việc quan sát các hình ảnh trên, các em có nhận xét gì về các công trình công cộng của mình nào?
3.Bài mới:
- Giới thiệu bài mới: Các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội để mọi người có thể vui chơi, nghỉ ngơi và sinh hoạt chung. Ngày càng nhiều công trình hiện đại được xây dựng để phục vụ lợi ích của tất cả mọi người. Vậy là học sinh chúng mình có trách nhiệm gì để giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng đó, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài học hôm nay, bài 11: Giữ gìn các công trình công cộng (T1)
- Gọi 1 nhóm HS nhắc tên bài- GV ghi bảng
* Hoạt động 1: Xử lý tình huống:
- GV gọi 1 HS đọc tình huống trong SGK
- GV gọi 1 HS đọc câu hỏi trong phần tình huống
- GV cho lớp thảo luận nhóm 4 và cho HS đóng vai để xử lý tình huống
- GV gọi 1 số nhóm lên xử lý tình huống
- GV nhận xét và kết luận: Hành động của Tuấn là sai. Vì nhà văn hoá xã là một công trình công cộng, là nơi sinh hoạt văn hoá chung của nhân dân, được xây dựng bởi nhiều công sức, tiền của. Vì vậy, Thắng cần phải khuyên Tuấn nên giữ gìn, không được vẽ bậy lên đó.
- GV hỏi: Tại sao chúng ta cần giữ gìn các công trình công cộng?
- GV nhận xét và kết luận: Tất cả mọi người dân đều có thể đến các công trình công cộng để tham quan và sinh hoạt văn hóa. Vì vậy, chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn. Đó cũng là nội dung của bài học ngày hôm nay
- GV gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ
* Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến:
- Bài tập 1: Trong những tranh dưới đây, tranh nào vẽ hành vi, việc làm nào đúng? Vì sao?
- GV gọi 1 HS đọc đề
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi để nhận xét về các bức tranh
- GV sẽ đưa ra 1 bức tranh bất kì và gọi 1 nhóm lên gắn bức tranh đó vào cột Nên hay Không nên tùy thuộc vào nội dung bức tranh thể hiện
- GV hỏi: Vì sao em biết đó là hành động Nên/ Không nên?
- Tương tự như vậy, 3 bức tranh sau cũng làm như vậy
- GV nhận xét câu trả lời của học sinh
- Đối với, những bức tranh không nên, GV sẽ hỏi thêm: Nếu em cũng có mặt trong tình huống đó, em sẽ làm gì?
- GV nhận xét
- Hỏi: Khi nhắc nhở, trao đổi với mọi người về việc giữ gìn các công trình công cộng, chúng ta phải có thái độ, cử chỉ, lời nói như thế nào?
- GV nhận xét và kết luận: Chúng ta cùng chung tay góp sức giữ gìn các công trình công cộng đã thể hiện được trách nhiệm của mình đối với đất nước. Việc giữ gìn các công trình này không phải của riêng cá nhân ai. Vì vậy, chúng ta nên biết nhắc nhở bạn bè và người thân của mình. Và khi chúng ta trao đổi với ai nên có lời nói chân thành, thuyết phục thì người nghe có thể tiếp thu
- GV hỏi: Vậy để giữ gìn các công trình công cộng, em cần phải làm gì?
- GV nhận xét
* Hoạt động 3: Xử lý tình huống:
- Bài 2: Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận về cách ứng xử trong các tình huống sau đây:
- GV gọi 1 HS đọc bài tập 2
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi để xử lý các tình huống sau:
a. Một hôm, khi đi chăn trâu ở gần đường sắt, Hưng thấy một số thanh đường ray đã bị bọn trộm lấy đi. Nếu em là bạn Hưng, em sẽ làm gì khi đó? Vì sao?
b. Trên đường đi học về, Toàn thấy mấy bạn nhỏ rủ nhau lấy đất, đá ném vào các biển báo giao thông ven đường.Theo em, Toàn nên làm gì trong tình huống đó? Vì sao?
- GV nhận xét
4. Củng cố, dặn dò:
- Gọi 2 HS nhắc lại ghi nhớ
- Nhận xét tiết học
- Về nhà học bài cũ; tìm hiểu và ghi chép tình trạng hiện tại của những công trình công cộng ở địa phương em
- 2 HS lên bảng trả lời:
+ Câu 1: Lịch sự với mọi người được thể hiện qua lời nói, cử chỉ, hành động thể hiện sự tôn trọng đối với người mình gặp gỡ, tiếp xúc
- Câu 2: Lịch sự với mọi người, em cũng sẽ được tôn trọng, quý mến
- HS lắng nghe
- 2 nhóm lên trình bày (tên công trình+địa điểm xây dựng+mục đích xây dựng)
- HS lắng nghe
- HS trả lời theo suy nghĩ của mình như: Mang tính lịch sử và hiện đại/ đẹp và sạch sẽ
- HS lắng nghe
- 1 nhóm HS nhắc lại tên bài
- 1 HS đọc
- 1 HS đọc: Nếu em là bạn Thắng trong tình huống trên, em sẽ làm gì? Vì sao?
- HS thảo luận nhóm và đóg vai
- 1 số nhóm lên xử lý tình huống và nhận định được hành vi của Tuấn là đúng hay sai
- HS lắng nghe
- 1 số HS trả lời: Công trình công cộng là tài sản chung của nhà nước/ Là nơi sinh hoạt chung của cộng đồng. Vì vậy, chúng ta mới có thể sử dụng nó lâu dài
- HS lắng nghe
- 2 HS đọc ghi nhớ
- 1 HS đọc đề
- HS thảo luận nhóm
- 1 nhóm lên dán tranh
- Nhóm đó trình bày
- Nên:
+ Tranh 2: Đây là việc làm đúng, bởi vì xóm ngõ là lối đi chung của mọi người, ai ai cũng cần có ý thức và trách nhiệm giữ gìn
+ Tranh 4: Đây là việc làm đúng, vì các cô chú công nhân đang sơn lại những chiếc cầu là bảo vệ tài sản chung cho mọi người
- Không nên:
+ Tranh 1: Đây là việc làm sai,vì tượng đá trong nhà chùa cũng là những công trình chung của mọi người,cần được giữ gìn và bảo vệ
+ Tranh 3: Đây là việc làm sai, vì khắc chữ lên cây sẽ làm mất vẻ thẩm mĩ chung/ làm cây sẽ chết
- HS nêu ý kiến
- Phải có lời nói lễ phép, thân thiện/ cử chỉ nhẹ nhàng/ lời nói chân thành để tránh cho người nghe không bực tức
- HS lắng nghe
- HS nêu ý kiến:
+ Không leo trèo lên các tượng đá,công trình công cộng
+ Tham gia vào dọn dẹp, giữ gìn vệ sinh chung
+ Có ý thức bảo vệ của công
+ Không khắc tên, làm bẩn, làm hư hỏng các tài sản chung
- 1 HS đọc bài
- HS thảo luận nhóm
-a) Nếu em là Hưng, em sẽ báo ngay với người lớn hoặc người có trách nhiệm về việc này (công an, nhân viên đường sắt...) bởi vì nếu không sửa chữa và khắc phục kịp thời thì có thể gây ra tai nạn đường sắt và đồng thời điều tra và xử lí với những người trộm cắp tài sản.
- b) Trong tình huống đó Toàn cần phân tích lợi ích của biển báo giao thông, giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hại của hành động ném đất đá vào biển báo giao thông và khuyên ngăn họ
- HS lắng nghe
- 2 HS nhắc lại ghi nhớ
- HS lắng nghe
IV.RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- giao_an_dao_duc_lop_4_tiet_1_bai_11_giu_gin_cac_cong_trinh_c.docx